Quy trình cơ bản của một thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng thí nghiệm dạy học chương 1 chuyển hóa vật chất và năng lượng sinh học 11, trung học phổ thông​ (Trang 38 - 40)

9. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Quy trình cơ bản của một thí nghiệm

Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu liên quan, chúng tôi đƣa ra 3 quy trình cơ bản của một thí nghiệm nhƣ sau:

2.2.1.1. Dạy học thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu

Đây là phƣơng tiện, phƣơng pháp giúp HS nghiên cứu những khái niệm, quy luật, đặc trƣng của sự sống hoặc xác minh tính đúng đắn của những giả thuyết khoa học mà sách giáo khoa đƣa ra. Sử dụng TN theo phƣơng pháp này còn giúp HS phát triển tƣ duy sáng tạo, kĩ năng nghiên cứu tự giác và độc lập, năng lực tự học và thực hành. Qua đó giúp các em chinh phục kiến thức vững vàng, đơn giản để giải quyết các vấn đề thực tiễn có liên quan.

Quy trình thí nghiệm theo phƣơng pháp này bao gồm các bƣớc nhƣ sau:  Nêu vấn đề nghiên cứu

 Nêu giả thuyết và đề xuất cách giải quyết thông qua thí nghiệm.  Tiến hành thí nghiệm

 Phân tích TN và giải thích hiện tƣợng. Từ đó kiểm định giả thuyết.

 Kết luận và vận dụng.

2.2.1.2. Dạy học thí nghiệm theo phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

Dạy học TN theo phƣơng pháp phát hiện và giải quyết vấn đề giúp HS tiếp nhận mâu thuẫn nhận thức và biến nó thành mâu thuẫn nội tại của bản thân, từ đó HS có nhu cầu muốn giải quyết, tạo động cơ suy nghĩ và học tập. Dƣới sự hƣớng dẫn cụ thể của GV (thông qua các câu hỏi), HS sẽ cùng tham gia làm làm TN để giải quyết vấn đề (thông qua trả lời các câu hỏi). Qua thí nghiệm, HS tự mình tìm ra kiến thức mới cho mình và hình thành kĩ năng tự học, tự giải quyết vấn đề, những kĩ năng vô cùng quan trọng đối với học sinh THPT. Mặt khác, việc tạo ra mâu thuẫn nhận thức và giải quyết mâu thuẫn đó giúp HS thấy đƣợc rằng các phép suy diễn và suy lí không phải luôn đúng, khi nghiên cứu một đối tƣợng thì cần đặt chúng trong một mối liên hệ tổng hòa với các thành phần khác để nghiên cứu thì mới chính xác và cụ thể.

Quy trình thí nghiệm theo phƣơng pháp này bao gồm các bƣớc nhƣ sau:  Nêu vấn đề.

 Tạo mâu thuẫn nhận thức bằng thí nghiệm.

 Đề xuất hƣớng giải quyết và thực hiện bằng thí nghiệm.  Phân tích và rút ra kết luận.

 Vận dụng.

2.2.1.3. Dạy học thí nghiệm theo phương pháp kiểm chứng

Dạy học thí nghiệm theo phƣơng pháp kiểm chứng giúp học sinh củng cố, vận dụng kiến thức cũ để mở rộng kiến thức mới thông qua suy diễn hoặc suy lí, sau đó lại dùng TN để kiểm tra suy diễn, suy lí đó. Nếu mâu thuẫn, học

sinh có cơ hội đào sâu, mở rộng kiến thức cũ một lần nữa để đƣa ra kết luận chính xác (kiến thức mới). Đây là một phƣơng pháp nghiên cứu khoa học vô cùng quan trọng đối với một HS - một nhà khoa học tƣơng lai.

Quy trình TN theo phƣơng pháp này bao gồm các bƣớc nhƣ sau:  Nêu vấn đề.

 Dự đoán hiện tƣợng thí nghiệm (kiến thức mới).  Làm thí nghiệm chứng minh, so sánh với dự đoán.  Kết luận (kiến thức mới) và vận dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng thí nghiệm dạy học chương 1 chuyển hóa vật chất và năng lượng sinh học 11, trung học phổ thông​ (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)