Kế hoạch dạy học “Bài 3 Thoát hơi nước”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng thí nghiệm dạy học chương 1 chuyển hóa vật chất và năng lượng sinh học 11, trung học phổ thông​ (Trang 64 - 73)

9. Cấu trúc luận văn

2.4.1. Kế hoạch dạy học “Bài 3 Thoát hơi nước”

I. Trọng tâm của bài

Trọng tâm của bài là cấu tạo của lá thích nghi với sự THN và sự điều tiết hơi nƣớc của cây qua điều tiết độ mở khí khổng.

II. Mục tiêu: Sau khi HS học xong bài này cần:

a. Về mặt kiến thức:

- Nêu đƣợc vai trò của quá trình THN đối với đời sống của cây.

- Trình bày đƣợc cơ chế điều tiết độ mở khí khổng và các tác nhân ảnh hƣởng tới quá trình THN.

- Phân biệt đƣợc thoát hơi nƣớc qua khí khổng và qua cutin.

- Xử lí đƣợc khi ghép cành hoặc chuyển vị trí cây trồng tránh tình trạng cây chết héo.

b. Về mặt kĩ năng

- Rèn kĩ năng tƣ duy logic, phân tích, tổng hợp, so sánh. - Phát triển kĩ năng thuyết trình, phản biện và hợp tác.

c. Về mặt ý thức

- Nhận thấy đƣợc vai trò của nƣớc và THN đối với cây, từ đó biết vận dụng để chăm sóc và tƣới tiêu hợp lí cho cây trồng.

- Có ý thức làm việc tập thể, yêu thích môn Sinh học.

d. Về năng lực

Phát triển năng lực tự học, năng lực thực hành, năng lực hợp tác. III. Phƣơng pháp

- Thuyết vấn. - Hoạt động nhóm. IV. Phƣơng tiện

1. Đối với GV

- Giáo án, kiến thức liên quan. - Hình 3.1; hình 3.4 SGK phóng to.

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm trƣớc 1 tuần để HS chủ động chuẩn bị. - Phiếu học tập.

2. Đối với HS

Nhóm 1: chuẩn bị TN 1 trƣớc ở nhà.

Mục tiêu của TN: chứng minh THN ở lá là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ.

Chuẩn bị:

- Dụng cụ: 2 cốc nhựa trong 600ml, ống đong 100ml, kéo, thƣớc đo mm.

- Mẫu vật: 2 cây đậu đều nhau

- Hóa chất: nƣớc, dầu ăn Tiến hành thí nghiệm:

- Quy trình thí nghiệm

Trồng 2 cây đậu trong 2 cốc nhựa trong:

Cốc 1 Cây đậu + 500ml nƣớc, nhỏ dầu ăn phủ kín mặt nƣớc.

Cốc 2 Cây đậu cắt hết lá + 500ml nƣớc, nhỏ dầu ăn phủ kín mặt nƣớc Sau 2 đêm, đo và so sánh mực nƣớc còn lại ở 2 cốc.

- Thu hoạch:

Đo và so sánh mực nƣớc còn lại ở 2 cốc. Giải thích.

Qua kết quả TN, nêu vai trò của THN đối với dòng mạch gỗ. Ngoài ra, THN còn có vai trò gì đối với cây?

Giải thích tại sao khi chuyển nơi ở của cây, ngƣời ta thƣờng cắt bớt lá.

- Phân tích thí nghiệm

Nhỏ dầu ăn phủ kín mặt nƣớc tránh nƣớc bị bốc hơi qua bề mặt. Cây trong cốc 2 bị cắt hết nhằm loại bỏ thoát hơi nƣớc qua lá.

Sau 2 đêm, so sánh lƣợng nƣớc còn lại trong 2 cốc. Qua đó chứng minh vai trò của THN đối với việc hút nƣớc của rễ cây và vận chuyển của mạch gỗ.

Lƣu ý trong quá trình thí nghiệm: Chọn 2 cây đậu đều nhau. Nhóm 2: chuẩn bị TN 2 trƣớc

Mục tiêu của TN: HS biết sử dụng giấy lọc thấm coban clorua để so sánh tốc độ thoát hơi nƣớc ở 3 loại lá cây: lá non, lá bánh tẻ, lá già và so sánh tốc độ thoát hơi nƣớc ở 2 mặt trên và dƣới của lá cây. Giải thích đƣợc nguyên nhân, từ đó có biện pháp chăm sóc cây trồng hợp lý.

Chuẩn bị.

- Dụng cụ: 1 bộ kẹp gỗ, bản kính, đồng hồ bấm giây, giấy lọc. - Hóa chất: dung dịch coban clorua 5%

- Mẫu vật: 1 cây cao khoảng 40cm có lá bản rộng. Tiến hành thí nghiệm

- Quy trình thí nghiệm

Dùng giấy lọc tẩm coban clorua đã sấy khô đặt đối xứng nhau qua 2 mặt lá, dùng kẹp gỗ ép 2 bản kính vào 2 miếng giấy này ở 2 mặt của lá tạo thành hệ thống kín. Thực hiện trên 3 loại lá: 1 lá già, 1 lá non và 1 lá bánh tẻ.

Dùng đồng hồ bấm giây để so sánh thời gian giấy chuyển màu trên 2 mặt của 3 loại lá.

- Thu hoạch: Dùng đồng hồ bấm giây để so sánh thời gian giấy chuyển

màu trên 2 mặt lá trên 3 loại lá rồi thống kê vào bảng sau, qua đó phát hiện hơi nƣớc thoát ra ở đâu nhanh và nhiều hơn.

Chỉ tiêu so sánh Lá non Lá bánh tẻ Lá già Mặt trên Mặt dƣới Mặt trên Mặt dƣới Mặt trên Mặt dƣới Thời gian giấy lọc chuyển màu

Diện tích giấy lọc chuyển màu Nhóm 3: chuẩn bị trƣớc TN 3.

Mục tiêu của TN: HS biết sử dụng các dụng cụ và mẫu vật đơn giản để nghiên cứu ảnh hƣởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quá trình THN.

Chuẩn bị.

- Dụng cụ: 4 chậu nhựa trong, túi nilon, thƣớc đo mm. - Hóa chất: nƣớc sạch, dầu ăn

- Mẫu vật: 4 cây ngô bằng nhau Tiến hành thí nghiệm

- Quy trình thí nghiệm: trồng 4 cây ngô trong 4 chậu nhựa trong với các điều kiện khác nhau.

Chậu 1 Đất khô cằn Trùm túi nilon trong, để qua đêm rồi quan sát lƣợng hơi nƣớc trong túi. Chậu 2 Đất ẩm ƣớt

Chậu 3 500ml nƣớc, để ngoài sáng Qua một ngày, lấy thƣớc mm đo lƣợng nƣớc còn lại trong chậu.

- Thu hoạch:

So sánh lƣợng hơi nƣớc thoát ra ở chậu 1 và 2, giải thích. So sánh lƣợng nƣớc còn lại của chậu 3 và 4, giải thích.

Qua TN, hãy rút ra các yếu tố quan trọng ảnh hƣởng tới THN của cây. Giải thích tại sao ngƣời ta không tƣới cây vào buổi trƣa nắng gắt.

- Phân tích thí nghiệm

Chậu 1 và 2 nhằm nghiên cứu ảnh hƣởng của yếu tố “hàm lƣợng nƣớc” đến lƣợng hơi nƣớc thoát ra.

Chậu 3 và 4 nhằm nghiên cứu ảnh hƣởng của yếu tố “ánh sáng” đến lƣợng hơi nƣớc thoát ra.

Lƣu ý trong quá trình thí nghiệm.

- Các cây phải cùng loài và có kích thƣớc giống nhau. - Chậu 1 và 2 chỉ khác nhau về hàm lƣợng nƣớc.

- Chậu 3 và 4 chỉ khác nhau về ánh sáng, các yếu tố còn lại giống nhau. V. Tiến trình bài dạy

1. Ổn định lớp

- Kiểm tra sĩ số.

- Nhắc nhở và động viên đầu giờ.

- Kiểm tra sự chuẩn bị TN của các nhóm. 2. Kiểm tra bài cũ

Câu 1. Phân biệt 2 dòng vận chuyển vật chất trong cây.

Câu 2. Lực nào là chính giúp dòng nước có thể vận chuyển từ rễ lên ngọn những cây cao hàng trăm mét? Nước sau khi lên lá sẽ đi đâu?

3. Bài mới

- GV chia lớp thành 3 nhóm. Các nhóm đã chuẩn bị trƣớc TN của nhóm mình theo hƣớng dẫn của GV.

- GV tổ chức cho các nhóm lần lƣợt học tập theo các nội dung nhỏ của bài “Thoát hơi nƣớc”.

- GV luôn giám sát, định hƣớng sao cho cuộc thảo luận đúng hƣớng và cuối cùng chuẩn hóa kiến thức.

HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG

Hoạt động 1: nhóm 1 tổ chức học tập nội dung “vai trò của quá trình thoát hơi nước”

- Nhóm 1 trình bày TN của nhóm mình (3 phút) cho cả lớp cùng nghe. Nêu rõ kết quả TN thu đƣợc. Các nhóm còn lại lắng nghe, thảo luận nhóm (5 phút) và hoàn thành phiếu học tập.

- Nhóm 1 tổ chức, điều hành cho các nhóm còn lại trả lời, phản biện theo câu hỏi trong phiếu học tập. Các nhóm 2, 3 cử đại diện lên trình bày ý kiến của nhóm mình. Các nhóm có thể bổ sung, góp ý và phản biện lẫn nhau để đi đến kết quả thống nhất. - Phiếu học tập số 1: Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

 Giải thích tại sao mực nƣớc còn lại trong hai cốc lại khác nhau?

 Qua kết quả TN, nêu vai trò của THN với dòng mạch gỗ. Ngoài ra, THN còn có vai trò gì với cây?

 Giải thích tại sao khi chuyển nơi ở

I. VAI TRÒ CỦA QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƢỚC.

- THN là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ:

 Vận chuyển nƣớc và ion khoáng từ rễ lên các bộ phận của cây.

 Tạo môi trƣờng liên kết các bộ phận của cây.

 Tạo độ cứng cho thực vật thân thảo.

- THN làm khí khổng mở cho CO2

vào cung cấp cho quang hợp.

- THN giúp làm mát bề mặt lá đảm bảo hoạt động sinh lí bình thƣờng.

của cây, ngƣời ta thƣờng cắt bớt lá của cây cần chuyển?

Hoạt động 2: nhóm 2 tổ chức học tập nội dung “thoát hơi nước qua lá”

- Tƣơng tự, nhóm 2 trình bày TN của nhóm mình, đặt câu hỏi, tổ chức và điều hành cho các nhóm còn lại trả lời, phản biện theo phiếu học tập số 2. - Phiếu học tập số 2:

 So sánh tốc độ và lƣợng hơi nƣớc thoát ra giữa mặt trên và mặt dƣới của 3 loại lá. Qua đó có thể rút ra kết luận gì về con đƣờng THN qua lá?

 THN qua lá diễn ra chủ yếu bằng con đƣờng nào? Vì sao?

- Nhóm 2 trình bày kĩ hơn về cơ chế THN qua khí khổng và sự khác biệt cơ bản giữa hai con đƣờng THN qua khí khổng và qua cutin.

- GV cho HS quan sát cơ chế đóng mở của khí khổng trên máy chiếu. Giải thích kĩ hơn và chốt kiến thức.

II. THOÁT HƠI NƢỚC QUA LÁ - Lá là cơ quan THN của cây.

- Có 2 con đƣờng THN qua lá:  THN qua khí khổng: hàm lƣợng lớn, đƣợc điều chỉnh theo độ no nƣớc của tế bào khí khổng.

 THN qua cutin: hàm lƣợng nhỏ, không đƣợc điều chỉnh. Lớp cutin càng dày thì THN càng giảm và ngƣợc lại.

Hoạt động 3: nhóm 3 tổ chức học tập

nội dung “các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình THN, cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng”

- Nhóm 3 trình bày TN của nhóm III. CÁC TÁC NHÂN ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƢỚC - Nƣớc: điều tiết độ mở khí khổng. - Ánh sáng: là nhân tố kích thích

mình, đặt câu hỏi, tổ chức và điều hành cho các nhóm còn lại trả lời, phản biện theo phiếu học tập số 3 - Phiếu học tập số 3: trả lời các câu hỏi sau:

 Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về lƣợng hơi nƣớc thoát ra trong các chậu 1 và 2; sự khác biệt về lƣợng nƣớc còn lại của chậu 3 và 4.  Qua TN, hãy rút ra các yếu tố quan trọng ảnh hƣởng tới THN của cây.  Giải thích tại sao ngƣời ta không tƣới cây vào buổi trƣa, khi trời đang nắng gắt.

 Để tƣới tiêu hợp lí cho cây trồng cần dựa trên các yếu tố nào?

khí khổng mở. Độ mở khí khổng tăng từ sáng đến trƣa và nhỏ nhất lúc chiều tối.

- Nhiệt độ, gió và một số ion khoáng…

IV. CÂN BẰNG NƢỚC VÀ TƢỚI TIÊU HỢP HỢP LÍ CHO CÂY TRỒNG

- Cân bằng nƣớc:

A - Lƣợng nƣớc do rễ hút vào. B - Lƣợng nƣớc cây thoát ra.

A>B hoặc A=B: cây phát triển bình thƣờng.

A<B: cây mất cân bằng nƣớc, héo. - Để tƣới tiêu hợp lí cho cây cần dựa vào: đặc điểm di truyền, pha sinh trƣởng, đặc điểm của đất và thời tiết…

4. Củng cố

- GV nhận xét giờ học, tích điểm cộng cho các nhóm hoạt động hiệu quả. - Yêu cầu HS trả lời thêm một số câu hỏi:

Sau những cơn mƣa dài, trời trở nắng có thể làm một số cây héo mặc dù dất vẫn rất ẩm ƣớt?

5. Hƣớng dẫn về nhà

- HS học bài và làm bài tập trong sách giáo khoa.

- Chuẩn bị bài 4: vai trò của các nguyên tố khoáng. GV hƣớng dẫn mỗi nhóm thiết kế một TN nhƣ sau: (phiếu bài tập nhóm về nhà)

Chuẩn bị (mỗi nhóm).

- Dụng cụ: 3 chậu nhựa 700ml, xốp. - Hóa chất: đất, phân bón.

- Mẫu vật: 15 cây đậu hoặc ngô giống nhau. Tiến hành thí nghiệm

- Quy trình thí nghiệm: trồng 15 cây trong 3 chậu đất với các điều kiện: Chậu 1 5 cây đậu trồng trong đất không có phân

Chậu 2 5 cây đậu trồng trong đất có hòa tan 1g phân bón NPK Chậu 3 5 cây đậu trồng trong đất có hòa tan 10g phân bón NPK

Quan sát sự sinh trƣởng của các cây này và đặc điểm của đất trong 30 ngày rồi rút ra nhận xét.

- Thu hoạch:

Hãy theo dõi tốc độ sinh trƣởng của các chậu cây và ghi chép vào bảng

Chậu Chiều cao cây khi đo lần 1 (cm)

Chiều cao cây khi đo lần 2 (cm)

Chiều cao cây khi đo lần 3 (cm) Chậu 1

Chậu 2 Chậu 3

Ngày cuối cùng, nhổ các cây lên, quan sát và so sánh bộ rễ của các cây trong 3 chậu, rút ra nhận xét về ảnh hƣởng của phân bón đối với sự sinh trƣởng của hệ rễ.

So sánh độ tơi xốp của đất trong 3 chậu cây.

Qua TN, hãy nêu vai trò của phân bón đối với cây trồng và môi trƣờng. Theo em, để bón phân hợp lí cho cây trồng cần lƣu ý các tiêu chí nào?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng thí nghiệm dạy học chương 1 chuyển hóa vật chất và năng lượng sinh học 11, trung học phổ thông​ (Trang 64 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)