Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam

Một phần của tài liệu 253 giải pháp tăng cường xuất khẩu nông sản việt đi sâu vào lục địa á âu bằng vận tải đường sắt liên vận quốc tế,khoá luận tốt nghiệp (Trang 40 - 43)

2.3.1. Tình hình xuất khẩu mặt hàng nông sản

Những năm gần đây ngành nông sản của Việt Nam có bước phát triển tích cực, đặc biệt là đưa nông sản ra thị trường thế giới. Hiện nay, nông sản là một trong những

33

mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Sức sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp của

Việt Nam hiện rất lớn với 45 triệu tấn lương thực, 5,5 triệu tấn thịt, 8 triệu tấn cá, nhiều loại cây công nghiệp nhất thế giới về sản lượng.

Biểu đồ 2.2 - Tăng trưởng xuất khẩu nông sản 2010 - 2018

TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN 2010 - 2018

Nguồn: Báo cáo logistics 2019

Dù là một trong những mặt hàng xuất khẩu tiềm năng, tuy nhiên nông sản hiện nay vẫn chủ yếu là hàng xuất khẩu dưới dạng thô hoặc sơ chế đơn giản. Công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch của Việt Nam còn kém, sản phẩm chế biến rất hạn chế do đó tỉ lệ hư hỏng nông sản sau thu hoạch và trong quá trình vận chuyển còn khá cao. Điều này đòi hỏi cần có sự kết nối phương thức vận tải, công nghệ bảo quản phù hợp để

hạn chế tình trạng hư hỏng.

Biểu đồ 2.3 - Cơ cấu xuất khẩu trái cây Việt Nam 2018

BThanhIong BNhan

B Sầu riêng Măng cụt

B Dừa B Xoài

B Dưa hấu BChanh

B Mít B Vải

B Chôm chỏm B Bưởi

B Chuối ⅛ Bơ

B Các loại khác

34

Với trái cây, hiện nay các xe vận chuyển thường chạy ban đêm để giảm tỷ lệ hư hỏng do ban đêm nhiệt độ thấp hơn ban ngày. Hiện nay, năng lực sản xuất nông sản của Việt Nam còn hạn chế, dựa trên các vựa nhỏ lẻ của người dân, dẫn đến việc thu gom sản

phẩm gặp nhiều khó khăn, ngay cả công tác bảo quản cũng chưa được chú trọng làm thất thoát, hư hỏng hàng, không theo kịp yêu cầu của thị trường quốc tế. Do vậy, việc trung chuyển nên tiến đến hướng vận chuyển lạnh (có kiểm soát nhiệt độ) để đảm bảo giá trị hàng hóa. Theo báo cáo mới nhất của Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), tỷ lệ tổn thất trong quá trình thu hoạch, chế biến và vận chuyển của

nông sản Việt Nam khá cao, chiếm đến 25 - 30%. Trong đó, trái cây rau củ xấp xỉ 45% và thuỷ hải sản là 35% bởi năng lực vận hành chuỗi cung ứng lạnh trong khai thác vận chuyển nông sản còn hạn chế. Ngoài ra, việc bảo quản nông sản sau khâu thu hoạch còn

kém, chưa ứng dụng linh hoạt công nghệ cũng khiến tỷ lệ tổn thất nông sản tăng cao. Nông sản cũng bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển do kết nối các phương thức vận tải kém, công cụ chưa đa dạng và bị phụ thuộc vào nguồn điện khi sử dụng kho bảo ôn hay container lạnh chạy điện thông thường. Theo đánh giá mới nhất của Ngân hàng Thế

giới (WB) về chuỗi cung ứng nông sản Việt Nam. Trên thang điểm 100, Việt Nam hiện chỉ đạt 55,7 điểm về hoạt động chuỗi cung ứng, 60,6 điểm về quản lý chất lượng sản phẩm và 48,4 điểm về thương mại kinh doanh nông sản.

Cùng với đó, nông sản Việt đối mặt với tình trạng lạm dụng hoá chất trong sản xuất, bảo quản. Đa số các hoá chất bảo quản này khá rẻ, giúp nông sản luôn giữ được vẻ tươi mới nhưng lại vô cùng độc hại. Việc sử dụng các loại hoá chất này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường nông sản, ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm lý người tiêu

dùng, phá hoại môi trường sản xuất.

Với việc khu vực nông - lâm - thủy sản đóng góp khoảng 14,5% GDP (Số liệu từ

GSO, 2018), đây thực sự là tổn thất không nhỏ cho nền kinh tế. Việc thất thoát nông sản

khiến lượng cung trên thị trường giảm xuống, giá nông sản bị đẩy lên cao dần trở nên đắt đỏ. Chưa kể đến việc một bộ phận người dân không nỡ tiêu huỷ nông sản hư hỏng mà tìm cách tiêu thụ lén lút trên thị trường. Điều này càng đòi hỏi ngành nông sản Việt Nam cần nhanh chóng phát triển chuỗi cung ứng lạnh tập trung đảm bảo chất lượng và giá trị hàng nông sản.

35

Không chỉ khó khăn về giá cả và nhu cầu, nông sản Việt còn gặp ngày càng nhiều

khó khăn khi thâm nhập vào các thị trường lớn bởi các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe của các thị trường này. Cụ thể:

- Yêu cầu kiểm dịch, xuất xứ rõ ràng: nhiều năm qua việc xuất khẩu nhóm hàng nông sản sang Trung Quốc vẫn chủ yếu dựa vào thương mại qua biên giới, dựa vào các điểm thông quan chứ chưa đi sâu vào nội địa. Đặc biệt, những năm gần đây Trung Quốc

thắt chặt việc giám sát nhập khẩu hoa quả vào nước này. Cho đến nay, Việt Nam có 9 loại quả đáp ứng được các yêu cầu nhập khẩu của Trung Quốc và được phép đi đường chính ngạch, tuy nhiên bài toán đặt ra là chúng ta cần triệt để chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch.

- Đổi cách tiếp cận về an toàn thực phẩm: mặc dù nông nghiệp là ngành sản xuất chính của Việt Nam, tuy nhiên co sở hạ tầng và công nghệ để đáp ứng dây chuyền chất lượng cao còn hạn chế. Trong khi yêu cầu về chất lượng của mặt hàng nông sản trên thế

giới ngày càng tăng, đòi hỏi Việt Nam phải tiến hành nâng cấp, quản lý tốt chuỗi cung ứng lạnh và có những quy định về truy xuất nguồn gốc hàng nông sản.

Một phần của tài liệu 253 giải pháp tăng cường xuất khẩu nông sản việt đi sâu vào lục địa á âu bằng vận tải đường sắt liên vận quốc tế,khoá luận tốt nghiệp (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w