2.2.1.1. Môi trường kinh tế
Yếu tố kinh tế đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của các
25
doanh nghiệp tại nước Mỹ nói chung và Công ty Vinamilk nói riêng. Nen kinh tế nước Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo giá trị GDP danh nghĩa và lớn thứ hai thế giới tính theo ngang giá sức mua. Bên cạnh đó, đồng đô la Mỹ (USD) là đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong các giao dịch quốc tế. Hơn nữa, nước Mỹ nổi tiếng với nền khoa học công nghệ tiên tiến, quân sự vượt trội, niềm tin vào khả năng trả nợ của chính phủ Mỹ, vai trò trung tâm của Hoa Kỳ trong hệ thống các tổ chức toàn cầu kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2.
Bên cạnh đó, Mỹ cũng là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới với tổng sản phẩm quốc nội trên 15 ngàn tỷ USD/năm, cũng là một trong những nước có nền kinh tế giàu nhất thế giới với thu nhập bình quân trên $ 49.000/người/năm. Bên cạnh đó, Mỹ duy trì mối quan hệ thương mại tự do với 19 nước trên thế giới và kim ngạch thương mại đạt 6 nghìn tỷ USD (theo số liệu từ Cục thống kê năm 2019). Đây là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư muốn mở rộng quan hệ thương mại với nền kinh tế thế giới. Hơn nữa, Mỹ là nơi tiêu thụ lượng hàng hoá cao với dân số trên 343 triệu USD, đứng thứ ba trên thế giới.
Nền kinh tế nước Mỹ bao gồm sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nước. GDP đánh giá sản lượng đầu ra được tạo bởi sức lao động và trí tuệ tại Hoa Kỳ.
Bảng 2.2: GDP của Mỹ trong giai đoạn 2015-2019
Sản xuất hàng hóa 17,92 18,03 19,05 20,36 23,02 Dịch vụ 59,28 63,94 ^6ξ9 72,03 81,36 Các ngành khác 08,27 09,47 10,23 16,43 19,13
(Nguồn: immica.org, 2020)
Từ bảng trên, có thể thấy rằng GPD nước Mỹ trong những năm vừa qua tăng trưởng dần đều, cụ thể năm 2015, GDP sản xuất hàng hóa của nước Mỹ chiếm 17,92%, đến năm 2019, con số này tăng lên 23,02%. bao gồm các ngành: ngành chế
tạo, như máy tính, ôtô, máy bay, máy thiết bị khai thác dầu mỏ, khí đốt và các hoạt động khai mỏ khác, nông nghiệp.
Bên cạnh đó, ngành dịch vụ có GPD cao hơn ngành sản xuất hàng hóa, đây cũng là ngành chủ yếu của nước Mỹ, cụ thể: năm 2015 GDP của ngành dịch vụ chiếm 59,28 %, năm 2016 là 67,9%, năm 2017 con số này tăng lên 63,94 %, năm 2018 đạt 72,03 %, và năm 2019 tăng lên 81,36 %. Ở Mỹ, các ngành dịch vụ đứng đầu là bất động sản, dịch vụ tài chính, bao gồm: ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư. Bên cạnh đó, có số loại dịch vụ khác là bán buôn và bán lẻ, giao thông vận tải, chăm sóc y tế, pháp luật, khoa học, dịch vụ quản lý, giáo dục, nghệ thuật, giải trí, tiêu khiển, khách sạn và dịch vụ chỗ ở, nhà hàng, quầy rượu và các dịch vụ khác về thực phẩm và đồ uống.
Môi trường kinh tế nước Mỹ trong giai đoạn 2015-2019 đang trên đà phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác phát triển. Do ngành dịch vụ là ngành chính của nước Mỹ, còn ngành sản xuất có vẻ thấp hơn so với dịch vụ. Do vậy, nhu cầu về các sản phẩm nhập khẩu như sản phẩm sữa của công ty Vinamilk tại nước Mỹ là khá cao. Theo số liệu thống kê từ cục Hải Quan Việt Nam, tính đến tháng 12 năm 2019, Vinamilk đã xuất khẩu sữa sang Mỹ đạt với mức giá trị là 9,32 triệu USD.
Mỹ được coi là thị trường tiêu thụ và tăng trưởng bậc nhất thế giới với 314 triệu dân, là thị trường tiêu thụ sữa cao cấp và cũng là thị trường khó tính. Thị trường Hoa Kỳ có những yêu cầu rất cao đối vớ nhóm các sản phẩm về sữa, được quy định chi tiết tại điều 22 của Đạo luật liên bang về thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm. Trong đó, đặt ra nhiều yêu cầu cụ thể về thành phần, hàm lượng dinh dưỡng, kiểm soát chất lượng, lưu trữ và báo cáo số liệu sản xuất và triệu hồi sản phẩm.
Tuy nhiên, vào cuối năm 2019, công ty sữa bò lớn nhất Mỹ gặp khó do sự suy thoái nhanh chóng ở mảng sữa bò truyền thống.
Ngày 12/11, Dean Foods, công ty sữa lớn nhất Mỹ nộp đơn xin bảo hộ phá sản lên tòa án ở Houston, bang Texas. Dean Foods thành lập vào năm 1925 chuyên sản xuất một số sản phẩm sữa và bơ nổi tiếng như Dairy Pure, Organic
Valley và Land O'Lakes. 7 trong 8 quý gần đây, công ty báo lỗ và dự kiến lỗ thêm 286 triệu USD trong 10 tháng tới. Cổ phiếu của Dean Foods lao dốc 79% giá trị trong năm nay, về mức 0,8 USD. Dean Foods lý giải khó khăn của công ty chủ yếu là do sự suy thoái nhanh chóng ở mảng sữa bò truyền thống. Sữa bò từng là thức uống bổ dưỡng không thể thiếu trong tủ lạnh của mỗi gia đình Mỹ nhưng những năm gần đây, người tiêu dùng có xu hướng chuyển hướng sang uống các loại sữa thay thế làm từ thực vật, hàm lượng đường thấp hon.
Tại Mỹ, doanh số sữa bò đang giảm trong 4 năm qua với mức giảm khoảng 3 tỷ USD. Lượng sữa bò tiêu thụ ở Mỹ giảm 26% trong 2 thập niên qua, theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ. (theo Cafef.vn)
Bài toán đặt ra cho Vinamilk mở rộng chiến lược thâm nhập vào đất Mỹ. Vinamilk tích cực tìm kiếm giải pháp khai thác nhu cầu rộng hon từ người tiêu dùng và cao cấp hóa danh mục sản phẩm.Tính đến cuối tháng 9/2019 , thị phần của công ty tăng thêm 0,3% so đầu năm lên 61,3%.
Đây chính là môi trường kinh tế thuận lợi để Vinamilk phát triển trong môi trường quốc tế.
2.2.1.2. Môi trường chính trị- pháp luật
Mỹ là nước có hệ thống chính trị ổn định và hệ thống pháp luật mạnh mẽ. Đây là co sở thuận lợi cho công ty Vinamilk nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung khi tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế tại Mỹ. Bên cạnh đó, Mỹ là một nước cộng hoà liên bang, do đó, quốc gia này thực hiện chế độ chính trị tam quyền phân lập. Đồng thời, Hiến pháp Mỹ đưa ra quy định quyền lập pháp do Quốc hội chủ trì, Tổng thống có quyền hành pháp và quyền tư pháp là thuộc về Toà án tối cao. Mỗi bang có hệ thống hiến pháp và pháp luật riêng, tuy nhiên không được trái với Hiến pháp của Liên bang.
Thêm vào đó, hệ thống chính trị của nước Mỹ cũng được xây dựng dựa trên kiểm tra và cân bằng nhằm đảm bảo rằng không ai có quá nhiều quyền lực trên đất nước này. Chính vì vậy, Mỹ luôn đảm bảo hòa bình và chính phủ luôn ổn định. Kể từ khi kết thúc nội chiến, Mỹ được hưởng gần 150 năm ổn định chính trị.
STT Đối thủ cạnh tranh
Thị phần tại Mỹ
Điểm mạnh của đối thủ
Nhìn chung, với môi trường chính trị-pháp luật thuận lợi như trên, khi tham gia kinh doanh tại Mỹ, công ty Vinamilk sẽ được hoạt động kinh doanh với hệ thống pháp luật công bằng, được đối xử bình đẳng và phải tuân theo cùng một nền luật pháp, quy tắc và các thủ tục nhằm thực hiện kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Thêm vào đó, Vinamilk cũng được hưởng lợi từ một môi trường đầu tư minh bạch,thông thoáng, và không có sự phân biệt đối xử tại quốc gia này. Hơn nữa, Tại Mỹ, Vinamilk sẽ được tự do chuyển nhượng vốn, lợi nhuận, cơ sở hạ tầng vật chất, tài chính tiên tiến và truy đòi hợp pháp... không phân biệt đối xử trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến đầu tư. Thêm vào đó, Mỹ không có cơ quan kiểm tra bắt buộc để xem xét và phê duyệt đầu tư nước ngoài. Không giống như các nước khác. Đây là những điều kiện vô cùng thuận lợi khi tham gia kinh doanh tại Mỹ.
2.2.1.2. Yeu tố công nghệ - kỹ thuật
Mỹ là một trong những quốc gia đi đầu trong các lĩnh vực công nghệ cốt lõi của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chẳng hạn như 5G, AI, dữ liệu lớn, internet vạn vật ... có ý nghĩa chiến lược đối với sức mạnh của đất nước. Trên thực tế, khoa học - công nghệ luôn là yếu tố quyết định tới sự phát triển của một doanh nghiệp, đồng thời nó làm thay đổi sự cân bằng lực lượng toàn cầu.
Trong những năm qua, sự phát triển khoa học - công nghệ tại Mỹ đã có những đóng góp to lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội của Mỹ trên tất cả các lĩnh vực. Thêm vào đó, hiệu quả hoạt động khoa học - công nghệ có nhiều chuyển biến, tiềm lực khoa học - công nghệ - kỹ thuật được cải thiện. Quản lý nhà nước về khoa học - công nghệ hiệu quả và phù hợp với nền kinh tế thị trường Mỹ. Chính vì vậy, yếu tố công nghệ, khóa học kỹ thuật hiện đại của nước Mỹ cũng sẽ giúp cho việc thực hiện chiến lược kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, thực hiện các chương trình quảng cáo, tiếp thị trên internet.. .của các doanh nghiệp được thuận lợi hơn.