Quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN do PKF Việt Nam được tuân thủ và thực hiện theo các bước cụ thể trong từng giai đoạn của quy trình kiểm toán BCTC chung và được xây dựng dựa vào các tiêu chuẩn của PKFI. Việc thực hiện các bước theo một chu trình cụ thể giúp định hướng cho các KTV dễ dàng thực hiện, trưởng nhóm kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán, BGĐ quản lý, soát xét một cách chặt chẽ với các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện nay.
2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
a. Xem xét chấp nhận và đánh giá rủi ro hợp đồng
Trước mỗi mùa kiểm toán thì đại diện PKF Việt Nam gửi thư mời kiểm toán đến toàn bộ khách hàng. Khi nhận được thư chấp nhận kiểm toán, PKF phân loại khách hàng để xem xét và đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán.
- Đối với khách hàng cũ: Đã có những thông tin cơ bản nhưng vẫn cần bổ sung thêm các thay đổi tài chính có ảnh hưởng đến BCTC, chính sách nội bộ công ty, chính sách pháp lý, thay đổi các chế độ kế toán trong năm kiểm toán,...
- Đối với khách hàng mới: trước khi phản hồi lại thư chấp nhận kiểm kiểm toán của khách hàng, công ty tiến hành thu thập thông tin cơ bản khách hàng bằng các phương tiện như báo đài, tạp chí tài chính, KTV tiền nhiệm các năm trước, các bên liên quan đến khách hàng: ngân hàng giao dịch, nhà phân phối, đối thủ,.. bao gồm các thông tin cơ bản sau:
+ Tên công ty, địa chỉ, loại hình doanh nghiệp, giấy phép ĐKKD, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, báo cáo tài chính các năm trước, ...
+ Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, sức cạnh tranh trên thị trường, các nhà cung cấp, ngân hàng giao dịch,...
+ Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, hội đồng thành viên, BGĐ, ....
Chỉ tiêu Mức trọng yếu
+ Tính độc lập, chính trực của khách hàng + KSNB công ty, các chính sách nội bộ, ....
Từ các thông tin trên BGĐ xem xét các vấn đề trước khi chấp nhận khách hàng: - Các vấn đề xoay quanh KTV trước hay không? Lý do thay đổi công ty kiểm toán,... ( đối với khách hàng mới)
- Tính chính trực bên phía khách hàng, tiến độ chấp hành và thực hiện hợp đồng, ... và các vấn đề liên quan khác.
- Các thành viên trong đoàn kiểm toán độc lập với đơn vị kiểm toán.
Sau khi xem xét và đánh giá khách hàng, BGĐ đưa ra quyết định chấp nhận khách hàng thì thực hiện các bước tiếp theo, ngược lại khi khách hàng không được chấp nhận sẽ dừng ngay tại bước này.
b. Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động
- Đối với khách hàng cũ: Dựa vào hồ sơ thường trực đã lưu từ trước, cập nhật và bổ sung thêm các thông tin cần thiết.
- Đối với khách hàng mới: Ngành nghề doanh nghiệp kinh doanh, xu hướng phát triển, sức cạnh tranh; Yếu tố bên ngoài tác động đến doanh nghiệp; Lĩnh vực hoạt động; Loại hình sở hữu và bộ máy quản trị; Chính sách kế toán áp dụng và các vấn đề khác.
c. Đánh giá HTKSNB và rủi ro kiểm soát dự kiến
KTV đánh giá năm thành phần HTKSNB: môi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin, các hoạt động kiểm soát và giám sát kiểm soát được thực hiện bởi thủ tục phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu thông qua bảng hỏi đánh giá về CPBH và CPQLDN cụ thể.
Phỏng vấn bộ phận KSNB của DN thông qua bảng hỏi đến đánh giá rủi ro kiểm soát, từ đó xác định thủ tục cần thực hiện.
d. Phân tích sơ bộ BCTC: Dựa vào các tài liệu thu thập và khách hàng cung cấp các KTV thông qua các thủ tục phân tích và kỹ năng của mình xác định được biến động bất thường của hai khoản mục CPBH và CPQLDN. Qua đó, có các dự
38
đoán sai sót có thể xảy ra và đưa ra nguyên nhân và định hướng đúng đắn.
e. Xác định mức trọng yếu và rủi ro: Do bị hạn chế về mặt thời gian, nguồn lực và chi phí kiểm toán các KTV không thể kiểm tra hết tất cả các tài liệu mà dựa trên cơ sở chọn mẫu nên cần xác định mức trọng yếu tổng thể, mức trọng yếu thực hiện và ngưỡng có thể chấp nhận được. Từ đó có được phạm vi để thu thập bằng chứng phục vụ kiểm toán tuy nhiên đối với từng khách hàng PKF Việt Nam sẽ có các tiêu chí và mức độ trọng yếu rủi ro riêng.
KTV dựa vào bảng chỉ tiêu dưới đây để xác định mức trọng yếu tổng thể từ đó xác định mức trọng yếu thực hiện cho khoản mục CPBH và CPQLDN.
Lợi nhuận trước thuế 5%- 10%
Doanh thu 0.5% - 3%
Vốn chù sở hữu 1.5%- 3%
Mức trọng yếu thực hiện của khoản mục CPBH và CPQLDN PKF Việt Nam thường sử dụng là 50% mức trọng yếu tổng thể.
f, Xây dựng chương trình kiểm toán: Từ các thông tin thu thập được phục vụ cho cuộc kiểm toán nói chung và khoản mục CPBH và CPQLDN nói riêng, KTV tiến hành thiết kế chương trình kiểm toán cụ thể.
2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
* Thử nghiệm kiểm soát đánh giá KSNB doanh nghiệp:
KTV đánh giá HTKSNB của doanh nghiệp trước khi tiến hành các thử nghiệm kiểm soát. Khi HTKSNB được xem xét là không tốt, các KTV bỏ qua thử nghiệm kiểm soát và thực hiện thử nghiệm cơ bản luôn. Ngược lại khi HTKSNB được đánh giá tốt, KTV thực hiện thử nghiệm kiểm soát thông qua :
- Quan sát và phỏng vấn ban lãnh đạo, BGĐ, kế toán trưởng theo các quy định và chế độ doanh nghiệp có thực hiện hay không?
- Kiểm tra theo chiều dọc từ sổ sách xuống chứng từ xem doanh nghiệp có thực hiện đầy đủ quy định không?
- Kiểm tra các dấu hiệu kiểm soát nội bộ thông qua cách hạch toán, phân loại các loại chi phí.
* Thử nghiệm cơ bản:
- Thủ tục phân tích: Căn cứ vào BCKQHĐKD và báo cáo chi phí do doanh nghiệp cung cấp, KTV sử dụng các thủ tục phân tích sau:
+ Thiết lập các tỷ số CPBH/ DT từng tháng ; tỷ số CPBH từng tháng/ tổng CPBH năm; Tỷ số CPQLDN/ DT từng tháng; tỷ số CPQLDN từng tháng/Tổng CPQLDN năm để phân tích biến động bất thường không.
+ So sánh số liệu chi phí thực tế năm nay so với năm trước, so với dự toán kế hoạch tìm ra chênh lệch tuyệt đối và tương đối.
+ So sánh các yếu tố cấu thành trong từng loại CPBH và CPQLDN giữa năm nay và năm liền trước.
- Kiểm tra chi tiết:
+ Tài liệu cần kiểm tra bao gồm: BCKQHĐKD; Bảng cân đối phát sinh tài khoản; Sổ cái; Sổ chi tiết TK 641, 642; Các tài khoản đối ứng TK 111, 112, 242, 241, 331, 334, 338,.. và các tài liệu liên quan khác.
+ Chọn mẫu kiểm tra các nghiệp vụ liên quan đến CPBH và CPQLDN phát sinh phụ thuộc vào các xét đoán của KTV mà có thể mở rộng hay thu hẹp kích cỡ mẫu.
+ Tổng hợp bảng đối ứng Nợ - Có từ sổ chi tiết TK 641 và 642 với các sổ chi tiết phần hành khác.
+ Kiểm tra tính có thực, đúng kỳ được phân loại đầy đủ thông qua kiểm tra các chứng từ ghi sổ và chứng từ gốc. Phân tích các biến động bất thường xảy ra (nếu có) và kiểm tra các tài khoản đối ứng với các tài khoản chi phí.
+ Đối chiếu các phần hành có liên quan.
2.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán
STT Họ và Tên Tên viết tắt Chức danh
1 Phạm Giáp Nhất PGN Trưởng nhóm kiểm toán
Là giai đoạn thứ ba cũng là cuối cùng của cuộc kiểm toán, mang tính tổng hợp lại toàn bộ kết quả đã thực hiện được trong cả quá trình kiểm toán, các KTV sẽ thực hiện các việc cụ thể sau:
- Trưởng nhóm kiểm toán tổng hợp và kiểm tra lại file làm việc của trợ lý phụ trách phần hành CPBH và CPQLDN đã được thực hiện theo đúng và đầy đủ theo các bước của chương trình kiểm toán chưa, bằng chứng đã thu thập đầy đủ để đưa ra kết luận cho khoản mục chưa, sẽ bổ sung các thủ tục thay thế cần thiết khi chưa thu thập đủ bằng chứng kiểm toán trước khi gửi lên chủ nhiệm kiểm toán và BGĐ soát xét chất lượng kiểm toán.
- Các ảnh hưởng đến BCTC và chênh lệch kiểm toán được ghi chép đầy đủ vào GTLV của KTV.
- KTV xem xét các phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán và kiến nghị các điều chỉnh phù hợp.
- Trình bày, trao đổi với khách hàng các sai phạm được phát hiện và đưa ra bút toán điều chỉnh.
- Sau khi được thống nhất ý kiến từ hai phía, trưởng nhóm lập “Dự thảo báo cáo kiểm toán và thư quản lý” trình lên chủ nhiệm kiểm toán soát xét trước khi gửi đến tay khách hàng.
- PKF Việt Nam tiến hành phát hành “Báo cáo kiểm toán và thư quản lý” chính thức và gửi đến khách hàng.
2.3 Áp dụng quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quảnlý doanh nghiệp do Công ty TNHH PKF Việt Nam thực hiện tại Công ty