Vận dụng hình thức kế toán trong kế toán doanh thu, chi phí và xác

Một phần của tài liệu 479 hoàn thiện kế toán kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phát triển thương mại hà nội (Trang 40)

8. Ý nghĩa của đề tài

1.3. Vận dụng hình thức kế toán trong kế toán doanh thu, chi phí và xác

quả

kinh doanh

1.3.1. Hình thức kế toán sổ Nhật ký chung

- Nội dung: Sổ Nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian đồng thời phản ánh theo quan hệ

đối ứng tài khoản (Định khoản kế toán) để phục vụ việc ghi sổ Cái. Số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung được dùng làm căn cứ để ghi vào sổ Cái

- Nguyên tắc: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo

nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên cá sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

Biểu 1.1: Sơ đồ hạch toán theo hình thức kế toán sổ Nhật ký chung

1.3.2. Hình thức kế toán sổ nhật ký - sổ Cái - Nội dung:

> Nhật ký - sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp duy nhất dùng để phản ánh tất cả nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và hệ thống thóa theo nội dung kinh tế

> Số liệu ghi trên Nhật ký - Sổ Cái dùng để lập Báo cáo tài chính

- Nguyên tắc: Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái.

Biểu 1.2: Sơ đồ hạch toán theo hình thức kế toán sổ Cái

1.3.3. Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ

Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. - Nguyên tắc:

> Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.

> Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.

PH-YN MẺM KÉ TOÁN

Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.

Biểu 1.3: Sơ đồ hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ

1.3.4. Hình thức kế toán trên máy vi tính

- Nguyên tắc: Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế

toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. - Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế

toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây.

- Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.

31

Giti chủ:

Nháp SO liệu, hảng ngày --- Ill SOz báo cáo cuối thángz cuối nám I

Đối chiểu, kiểm tra. ⅛...

SÔ KỂ TOÁN

- SÔ tông hựp - Sô chi tiêt

BÀNG TÔNG HỢP CHỦNG TỪ KỂ

TOÁN CÙNG LOẠI - Bão cáo tải chính

- Bão cáo kê toán. quản trị CHỦNG TƯ KÉ TOÁN

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã tổng hợp toàn bộ nội dung, nguyên tắc cơ bản về công tác “kế toán doanh thu, chi phí và cách xác định kết quả kinh doanh”. Để tìm hiểu kĩ hơn về thực trạng kế toán cùng những ưu, nhược điểm tại Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại Hà Nội, em xin phép được làm rõ hơn ở chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI HÀ NỘI

2.1. Thông tin chung về Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại Hà Nội

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

- Tên công ty: Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại Hà Nội

- Địa chỉ: B21 - Nam Thành Công (47 Nguyên Hồng), Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội

- Mã số thuế: 0100106987

- Giám đốc (Người đại diện pháp luật): Phùng Chiến Thắng - Quy mô doanh nghiệp: Vừa và nhỏ

- Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần

- Xuất phát là khu trung tâm bách hóa tổng hợp thời bao cấp được thành lập ngày 26/08/1960 chuyên cung cấp mọi mặt hàng thiết yếu cho thị trường thành phố Hà Nội, với nhiều năm kinh doanh sau khi đất nước thống nhất, ngày 24/01/2006 công ty đã được cổ phần hóa, trở thành Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại Hà Nội - Từ những năm công ty được thành lập cho đến nay, công ty đã không ngừng mở

rộng mạng lưới kinh doanh, triển khai nhiều hoạt động bán hàng và đạt được những hợp đồng kinh doanh lớn.

- Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức

khỏe người tiêu dùng. Công ty luôn chú trọng mọi khâu vận hành để đảm bảo luôn mang được sản phẩm chất lượng nhất đến tay người tiêu dùng.

- Mặc dù khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid gây ra nhiều khó khăn cho Công ty nhưng nhờ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và dày dặn kinh nghiệm và chiến lược đúng đắn, công ty đã vượt qua được khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, ổn định được số lượng khách hàng cũng như số sản phẩm bán ra

- Công ty cũng thường xuyên đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho công nhân viên để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.

2.1.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh

Hiện tại, lĩnh vực kinh doanh của công ty là siêu thị, nhà hàng và các dịch vụ cho thuê văn phòng, là nhà phân phối các loại đồ uống trong nhiều năm nay cho công ty TNHH

Sơn Hùng Phát, cung cấp các mặt hàng thực phẩm, đồ uống cho công ty Cổ phần Trường Hà... Công ty nhập các mặt hàng chủ lực như đồ uống, thực phẩm phục vụ cho kinh doanh nhà hàng, siêu thị từ cơ sở sản xuất gốc rồi bán lại cho các đại lý, cửa hang... dưới hình thức bán buôn, bán lẻ. Trong đó bán buôn là phương thức bán hàng chủ yếu của công ty vì phương thức này giúp công ty tiêu thụ hàng hóa với số lượng lớn, tránh hiện tượng thất thoát và thu hồi vốn nhanh. Bán buôn thường dựa vào chứng từ là các hợp đồng kinh tế đã ký hoặc đơn đặt hàng của khách hàng vì theo phương thức này hoạt động kinh doanh của công ty có cơ sở vững chắc về pháp lý, mặt khác công ty có thể chủ động lập kế hoạch mua

và bán hàng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kinh doanh của công ty. Trong những năm

gần đây, khi dịch bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp, nhu cầu của người

dân đổ dần về các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, tiêu dùng hàng ngày với chất lượng được đảm bảo cao hơn khá nhiều. Với tiêu chí “Sự hài lòng của khách hàng là thành công của công ty” công ty đã duy trì và có bước đi đúng đắn, phù hợp với tiêu chí đã đặt ra nên hoạt động kinh doanh của công ty cũng khá phát triển.

2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Biểu 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty CP Phát triển Thương mại Hà Nội

Ghi chú:

Quan hệ chỉ đạo, quản lý: →

Quan hệ cộng tác, phối hợp và hỗ trợ: →

Bộ máy quản lý của công ty được xây dựng theo mô hình trực tuyến chức năng, chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy quản lý của công ty được quy định cụ thể như sau:

- Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan

quyết

định cao nhất.

- Hội đồng quản trị: quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết

định,

thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

- Ban kiểm soát: có nhiệm vụ giống cơ quan tư pháp trong mô hình tam quyền phân

lập nhằm giúp các cổ đông kiểm soát hoạt động quản trị và ban quản lý điều hành công ty.

- Giám đốc: điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh

của công ty và chịu trách nhiệm mọi hoạt động của doanh nghiệp. - Phòng kế toán:

> Thực hiện các hoạt động quản lý nguồn vốn, thực hiện các chế độ chính sách kế toán

tài chính theo quy định của chế độ.

> Phân tích đánh giá tình hình tài chính hiện tại của công ty, đồng thời cân đối thu chi,

lập dự toán trong tương lai các vấn đề về tài chính nhằm tham mưu cho giám đốc đưa ra các quyết định về tài chính.

> Kiểm tra việc kiểm kê định kỳ hàng năm để quản lý điều hành, phục vụ quyết toán tài chính, lập báo cáo cuối năm phục vụ nhu cầu quản lý của công ty.

> Thực hiện các chế độ quy định về tiền lương cho cán bộ công nhân viên, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

- Phòng kinh doanh:

> Phụ trách việc giao dịch thương mại, soạn thảo các hợp đồng kinh doanh.

> Làm nhiệm vụ tham mưu giúp cho Giám đốc trong việc lập kế hoạch kinh doanh, tổ

chức tiêu thụ sản phẩm.

2.2. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại Hà Nội

2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý, công ty đã áp dụng bộ máy kế toán tập trung, hầu hết mọi công việc kế toán được thực hiện

ở phòng kế toán trung tâm, từ khâu thu thập kiểm tra chứng từ ghi sổ đến khâu tổng hợp, lập báo cáo kế toán, từ kế toán chi tiết đến kế toán tổng hợp.

Ở phòng kế toán mọi nhân viên kế toán đều đặt dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng. Bộ máy kế toán của công ty được bố trí nhân viên có trình độ đại học và nắm vững chuyên môn. Hiện tại công ty đang áp dụng hình thức kế toán sổ Nhật ký chung để thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu từng nghiệp vụ kinh tế theo trình tự thời gian đã được ghi chép vào sổ Nhật ký chung. Sau đó từ sổ Nhật ký chung vào sổ Cái các tài khoản, từ sổ Cái các tài khoản và bảng tổng hợp chi tiết vào Báo cáo tài chính.

Biểu 2.2: Tổ chức phòng kế toán tại công ty CP Phát triển Thương mại Hà Nội Kế toán trưởng:

- Là người tổ chức, chỉ đạo toàn diện công tác kế toán và toàn bộ các mặt công tác của phòng

- Là kiểm soát viên tài chính của công ty

- Có quyền dự các cuộc họp của công ty bàn và quyết định các vấn đề thu chi, kế hoạch kinh doanh, quản lý tài chính, đầu tư, mở rộng kinh doanh, nâng cao đời sống

vật chất của cán bộ công nhân viên... - Xử lý các hóa đơn, chứng từ và thuế

- Kế toán trưởng kiêm chức trưởng phòng kế toán tài vụ và kế toán tổng hợp: xác định

kết quả kinh doanh, lập báo cáo tài chính. Kế toán công nợ:

- Có nhiệm vụ lập chứng từ và ghi sổ kế toán chi tiết công nợ, thanh toán, lập báo cáo

công nợ và báo cáo thanh toán.

- Các khoản thu, chi, sổ, quỹ tiền mặt. đều được quản lý và theo dõi bởi kế toán công nợ

- Theo dõi các khoản tạm ứng cũng như các khoản vay cá nhân của cán bộ trong công

ty

- Tập hợp theo dõi sổ chi tiết, các khoản nợ phát sinh phải trả trong công ty

- Thường xuyên thực hiện kiểm tra và đối chiếu số liệu với thủ quỹ để đảm bảo luồng

tiền phải chi được chặt chẽ.

- Thường xuyên liên lạc với các bộ phận, quản trị hợp đồng về tình hình thực hiện hợp đồng

Kế toán xuất nhập kho

- Trước khi thực hiện nhập hoặc xuất kho đều phải kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn - Thường xuyên phối hợp với kế toán công nợ mỗi ngày để đối chiếu số liệu phát sinh

- Định kỳ lập báo cáo nhập, xuất, tồn kho

- Tham gia kiểm kê trực tiếp số lượng hàng nhập, xuất cùng thủ kho, bên giao cũng như bên nhận và đồng thời đối chiếu với số liệu của thủ kho thường xuyên

- Chịu trách nhiệm với các vấn đề chênh lệch giữa sổ sách và thực tế thông qua biên bản kiểm kê hay biên bản đề xuất xử lý và nộp báo cáo theo quy định

Thủ kho:

- Là người theo dõi hàng ngày các yêu cầu nhập xuất theo đúng quy định của công ty - Lập bảng kê nhập, xuất hàng dựa trên các chứng từ: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho

- Quản lý và sắp xếp hàng hóa trong kho gọn gàng, đúng chủng loại để thuận tiện cho

công việc. Đảm bảo đúng nguyên tắc: “Dễ lấy, dễ thấy, dễ tìm”

- Trực tiếp kiểm đếm hàng hóa và phối hợp với kế toán xuất nhập kho để đảm bảo số liệu không có sự chênh lệch

2.2.2. Các chính sách và phương pháp kế toán áp dụng tại công ty

Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại Hà Nội áp dụng chế độ kế toán ban hành theo thông tư 133/2016/TT-BTC. Kỳ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/N - 31/12/N.

Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức ghi sổ kế toán: - Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: khấu hao theo đường thẳng - Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ - Phương pháp ghi nhận hàng tồn kho: ghi nhận theo đơn giá gốc

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên - Phương pháp tính giá xuất: theo phương pháp bình quân liên hoàn

Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính đầy đủ tất cả báo cáo theo TT 133. Các báo cáo sau khi lập, kiểm tra, xem xét sẽ được trình lên Giám đốc xét duyệt, sau đó được gửi tới Chi cục thuế, Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội.

2.3. Thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanhtại Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại Hà Nội tại Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại Hà Nội

2.3.1. Kế toán doanh thu, thu nhập

2.3.1.1. Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng

Đặc điểm đoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại công ty

- Hiện nay bán buôn và bán lẻ là 2 cách thức bán hàng ở Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại Hà Nội đang được áp dụng chủ yếu. Mặc dù bán buôn vẫn là phương thức kinh doanh chính nhưng công ty cũng không lơ là trong việc hoàn thiện chu trình bán lẻ của doanh nghiệp vì khả năng tiêu thụ nhanh của nó đặc biệt phù hợp trong mô hình kinh doanh nhà hàng và siêu thị.

- Có hai cách thức thanh toán mà công ty đang áp dụng đó là thanh toán tiền mặt hoặc

chuyển khoản và cách thức bán chịu

> Cách thức thanh toán ngay: Bằng tiền mặt và chuyển khoản, phương thức này đảm

bảo việc thu hồi vốn nhanh chóng do vậy với phần lớn khách hàng đều áp dụng để

tránh tình trạng chiếm dụng vốn. Mỗi ngày, kế toán đều lập hoá đơn GTGT bao gồm

ba liên mỗi khi có nghiệp vụ bán hàng phát sinh. Cụ thể: Liên thứ nhất có màu tím để lưu giữ tại tập hoá đơn

Một phần của tài liệu 479 hoàn thiện kế toán kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phát triển thương mại hà nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w