Tổ chức bộ máy kế toán

Một phần của tài liệu 479 hoàn thiện kế toán kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phát triển thương mại hà nội (Trang 49 - 51)

8. Ý nghĩa của đề tài

2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý, công ty đã áp dụng bộ máy kế toán tập trung, hầu hết mọi công việc kế toán được thực hiện

ở phòng kế toán trung tâm, từ khâu thu thập kiểm tra chứng từ ghi sổ đến khâu tổng hợp, lập báo cáo kế toán, từ kế toán chi tiết đến kế toán tổng hợp.

Ở phòng kế toán mọi nhân viên kế toán đều đặt dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng. Bộ máy kế toán của công ty được bố trí nhân viên có trình độ đại học và nắm vững chuyên môn. Hiện tại công ty đang áp dụng hình thức kế toán sổ Nhật ký chung để thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu từng nghiệp vụ kinh tế theo trình tự thời gian đã được ghi chép vào sổ Nhật ký chung. Sau đó từ sổ Nhật ký chung vào sổ Cái các tài khoản, từ sổ Cái các tài khoản và bảng tổng hợp chi tiết vào Báo cáo tài chính.

Biểu 2.2: Tổ chức phòng kế toán tại công ty CP Phát triển Thương mại Hà Nội Kế toán trưởng:

- Là người tổ chức, chỉ đạo toàn diện công tác kế toán và toàn bộ các mặt công tác của phòng

- Là kiểm soát viên tài chính của công ty

- Có quyền dự các cuộc họp của công ty bàn và quyết định các vấn đề thu chi, kế hoạch kinh doanh, quản lý tài chính, đầu tư, mở rộng kinh doanh, nâng cao đời sống

vật chất của cán bộ công nhân viên... - Xử lý các hóa đơn, chứng từ và thuế

- Kế toán trưởng kiêm chức trưởng phòng kế toán tài vụ và kế toán tổng hợp: xác định

kết quả kinh doanh, lập báo cáo tài chính. Kế toán công nợ:

- Có nhiệm vụ lập chứng từ và ghi sổ kế toán chi tiết công nợ, thanh toán, lập báo cáo

công nợ và báo cáo thanh toán.

- Các khoản thu, chi, sổ, quỹ tiền mặt. đều được quản lý và theo dõi bởi kế toán công nợ

- Theo dõi các khoản tạm ứng cũng như các khoản vay cá nhân của cán bộ trong công

ty

- Tập hợp theo dõi sổ chi tiết, các khoản nợ phát sinh phải trả trong công ty

- Thường xuyên thực hiện kiểm tra và đối chiếu số liệu với thủ quỹ để đảm bảo luồng

tiền phải chi được chặt chẽ.

- Thường xuyên liên lạc với các bộ phận, quản trị hợp đồng về tình hình thực hiện hợp đồng

Kế toán xuất nhập kho

- Trước khi thực hiện nhập hoặc xuất kho đều phải kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn - Thường xuyên phối hợp với kế toán công nợ mỗi ngày để đối chiếu số liệu phát sinh

- Định kỳ lập báo cáo nhập, xuất, tồn kho

- Tham gia kiểm kê trực tiếp số lượng hàng nhập, xuất cùng thủ kho, bên giao cũng như bên nhận và đồng thời đối chiếu với số liệu của thủ kho thường xuyên

- Chịu trách nhiệm với các vấn đề chênh lệch giữa sổ sách và thực tế thông qua biên bản kiểm kê hay biên bản đề xuất xử lý và nộp báo cáo theo quy định

Thủ kho:

- Là người theo dõi hàng ngày các yêu cầu nhập xuất theo đúng quy định của công ty - Lập bảng kê nhập, xuất hàng dựa trên các chứng từ: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho

- Quản lý và sắp xếp hàng hóa trong kho gọn gàng, đúng chủng loại để thuận tiện cho

công việc. Đảm bảo đúng nguyên tắc: “Dễ lấy, dễ thấy, dễ tìm”

- Trực tiếp kiểm đếm hàng hóa và phối hợp với kế toán xuất nhập kho để đảm bảo số liệu không có sự chênh lệch

Một phần của tài liệu 479 hoàn thiện kế toán kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phát triển thương mại hà nội (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w