Nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tại tổ chức tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình quản trị rủi ro ERM tại PVI holdings​ (Trang 35)

Hoạt động quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Đặt trong bối cảnh các mối quan hệ kinh tế biến động ngày càng phức tạp, không những chỉ các chủ thể trong một nền kinh tế, mà còn là sự tương tác giữa các chủ thể trong các nền kinh tế khác nhau. Đòi hỏi trong công tác quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp ngày càng được quan tâm, triển khai một cách hiệu quả. Ngoài những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã phân tích ở mục 1.3.4., các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tại tổ chức tài chính còn bao gồm:

- Quy mô của doanh nghiệp: Doanh nghiệp theo đuổi sự gia tăng quy mô

kinh doanh bằng việc ưu thích sử dụng nợ vay với kỳ vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ, tuy nhiên việc gia tăng vốn vay làm hệ số nợ tăng cao, nhu cầu dòng tiền chi trả gốc và lãi hàng năm tăng cao do vậy cũng đẩy rủi ro tài chính của doanh nghiệp tăng cao. Chỉ cần biến động của một biến cố trong môi trường kinh doanh làm mất cân đối dòng tiền của doanh nghiệp khiến doanh nghiệp dễ lâm vào tình trạng căng thẳng về tài chính, khó khăn trong cân đối dòng tiền. Ngược lại, nếu doanh nghiệp theo đuổi việc tăng trưởng bằng nguồn vốn nội sinh hay nguồn vốn chủ sở hữu áp lực dòng tiền trả gốc và lãi vay thấp tình ổn định trong hoạt động kinh doanh cao tuy nhiên sẽ bị ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp.

- Chính sách đầu tư của doanh nghiệp: đây cũng là một chính sách tài chính

ảnh hưởng mạnh tới rủi ro tài chính của doanh nghiệp, việc doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư sang những lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mới sẽ mang tới rủi ro tài chính

cao hơn việc mở rộng kinh doang những ngành nghề truyền thống. Việc tích hợp, phát triển hoạt động kinh doanh theo chuỗi giá trị dựa trên sự liên kết trong chuỗi sẽ mang lại lợi ích nhiều mặt cho doanh nghiệp, ngược lại chạy theo xu hướng của thị trường đầu tư vào những lĩnh vực phi sản xuất như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản trong thời gian phát triển nóng tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động của doanh nghiệp.

Kết luận chương 1

Chương 1 đã tổng hợp và phân tích cơ sở lý luận về quản trị rủi ro và ERM trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm. Với các lý thuyết cơ bản đã được nêu ở Chương 1 giúp chúng ta hiểu được rõ về rủi ro, quản trị rủi ro, nội dung quản trị rủi ro và các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đảm bảo cho doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn. Bởi chúng ta đang ngày càng hội nhập, nền kinh tế thị trường toàn cầu hóa sẽ tạo nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp, nhưng cũng sẽ có không ít các khó khăn, thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Nếu doanh nghiệp không biết tận dụng những cơ hội và khắc phục những khó khăn thì quá trình kinh doanh sẽ gặp rất nhiều rủi ro khôn lường.

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Quy trình nghiên cứu

2.1.1. Chọn đề tài luận văn

Khi chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình, tác giả đã cân nhắc, đề tài nghiên cứu phải thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng và phải gần hoặc đúng với lĩnh vực công việc mà mình đang làm, đang đảm nhiệm tại công ty. Điều đó đảm bảo tính khả thi, thuận lợi cho quá trình nghiên cứu thu thập thông tin về lý thuyết và thực tiễn cũng như khả năng ứng dụng của các kết quả nghiên cứu của luận văn. Những đề xuất, kiến nghị rút ra từ nghiên cứu của tác giả có thể được áp dụng một cách tốt nhất trong quá trình làm việc sau này.

Việc chọn đề tài nghiên cứu như vậy cũng đã đảm bảo tính khả thi cho nghiên cứu do năng lực, thế mạnh của bản thân được phát huy cùng với sự thuận lợi trong quá trình tiếp cận thông tin, tài liệu nghiên cứu, sự hỗ trợ của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu. Tác giả của có nhiều cơ sở, kiến thức chuyên sâu giúp cho việc hệ thống hóa được các cơ sở lý luận trong phân tích và luận giải thực tiễn. Đề tài gần gũi cũng tạo ra sự hứng khởi và nhiệt huyết giúp cho quá trình hoàn thành các nội dung nghiên cứu nhanh và hiệu quả hơn.

Sau khi chọn được nội dung vấn đề nghiên cứu, dưới sự tư vấn của người hướng dẫn khoa học, tác giả đã tiến hành lựa chọn tên luận văn: “Ứng dụng mô hình quản trị rủi ro ERM tại PVI Holdings” và được Hội đồng cấp cơ sở thông qua vì luận văn đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cần thiết.

2.1.2. Thu thập tài liệu

Bước tiếp theo, tác giả tiến hành thu thập các tài liệu nghiên cứu theo định hướng nội dung và mục tiêu nghiên cứu đã xác định. Các tài liệu giúp tác giả có một tổng quan đầy đủ và toàn diện về vấn đề nghiên cứu cũng như giúp cho việc luận giải, phân tích các kết quả nghiên cứu của luận văn.

Các tại liệu được lựa chọn cần có sự cập nhật, tốt nhất là các tài liệu trong 5 năm trở lại đây. Tác giả phân nhóm tài liệu theo các vấn đề và tiến hành nghiên cứu kỹ, chọn và lưu lại các nội dung quan trọng cần nghiên cứu sâu hoặc trích dẫn. Lập danh mục tài liệu tham khảo. Tổng hợp và trình bày tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về lĩnh vực nghiên cứu. Đồng thời luận văn cũng phân tích những vấn đề chính của nghiên cứu bao gồm Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và quản trị rủi ro trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm. Căn cứ vào báo cáo của doanh nghiệp tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp nhằm làm rõ thực trạng quản lý rủi ro tại PVI Holdings. Tuy nhiên, do khó khăn trong quá trình tiếp cận, thu thập tài liệu, những thông tin tác giả thu thập được còn hạn chế, chưa thể chi tiết được vì nhiều lý do bảo mật. Do đó, những nội dung được phân tích trong bài chỉ bao gồm những thông tin được công bố công khai và chung nhất về quản trị rủi ro tại PVI Holdings. Đồng thời, tác giả kết hợp với việc sử dụng các mô hình, quy trình quản trị rủi ro của ISO 31000 và COSO ERM để phân tích.

2.1.4. Đề xuất giải pháp, kiến nghị và kết luận

Bước cuối cùng của luận văn là đề xuất các giải pháp cho PVI Holdings để nâng cao hiệu quả trong quản trị rủi ro, và một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước. Những kết luận rút ra từ nghiên cứu, những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của luận văn nếu được tiếp tục triển khai.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu trên cơ sở khảo sát thực tiễn, lấy thực tiễn so sánh với khung lý thuyết về quản trị rủi ro theo mô hình ERM. Từ đó, đánh giá thực trạng về về quản lý rủi ro trên cơ sở các quy định của nhà Nước và Pháp luật. Luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học: Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, tìm hiểu thông tin trên báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần PVI; Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê. Cụ thể như sau:

- Phương pháp nghiên cứu định tính: là cách tiếp cận thăm dò, mô tả và giải thích dựa vào các phương tiện khảo sát kinh nghiệm nhằm trả lời, hỗ trợ cho các

phân tích, lập luận. Luận văn sử dụng các phương pháp trong nghiên cứu định tính bao gồm: quan sát, phân tích nội dung dựa trên dữ liệu thứ cấp.

- Phương pháp thu thập thông tin: đề tài tiến hành thu thập thông tin, các nghiên cứu có liên quan thông qua các nguồn đáng tin cậy như: giáo trình chính thống của các trường đại học, của các tác giả có uy tín, các website chính thức được công nhận trên internet, tạp chí kinh tế, báo cáo khoa học, báo cáo ngành, báo cáo, niêm yết chính thức của công ty... trong và ngoài nước. Số liệu được sử dụng trong luận văn bao gồm số liệu sơ cấp và thứ cấp. Số liệu sơ cấp được thu thập khi khảo sát thực tiễn tại doanh nghiệp. Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn: tài liệu của doanh nghiệp cung cấp, giáo trình, sách chuyên khảo, tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước, các văn bản pháp luật hiện hành, các bài báo và trên Internet. Trong quá trình phân tích các tài liệu thứ cấp, tác giả nhận thấy đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp nói chung, và quản trị rủi ro trong tài chính, ngân hàng và bảo hiểm nói riêng. Nhóm tài liệu có giá trị được khai thác đó là các tài liệu được cung cấp bởi các tổ chức như COSO, IIRM (Investor in Risk Management), Chartis Research… Việc khai thác những tài liệu thứ cấp giúp cho tác giả có thể tổng hợp được những cơ sở lý luận về nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích: trong dó ta lấy những đặc điểm tổng thể của đối tượng nghiên cứu chia thành các bộ phận cấu thành nhỏ hơn để tiến hành nghiên cứu phát hiện ra những thuộc tính và bản chất của nó. Phương pháp giúp chúng ta hiểu đối tượng một cách rõ rang, sâu sắc hơn, hiểu được cái chung, cái tổng thể từ những cái thành phần. Trong luận văn đã áp dụng phương pháp phân tích thực trạng việc áp dụng mô hình quản trị rủi ro ERM tại PVI.

- Phương pháp so sánh: Có hai hình thức là so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu thu thập được và chỉ tiêu cơ sở. So sánh tương đối là tính tỉ lệ % của chỉ tiêu thu thập được và chỉ tiêu cơ sở để đánh giá mức độ hoặc tỷ lệ chênh lệch với các chỉ tiêu cơ sở, từ đó nói lên tốc độ thay đổi. Tác giả đã có vận dụng linh hoạt cả 2 hình thức so sánh nêu trên trong luận văn khi đánh giá thực trạng việc áp dụng mô hình quản trị rủi ro ERM tại PVI.

- Phương pháp tổng hợp: ngược lại với phân tích, phương pháp này cùng với phương pháp phân tích giúp tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những dữ liệu phân tích từng bộ phận tập trung lại, khái quát hóa để tìm ra bản chất, qui luật vận động của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp tổng hợp được vận dụng trong nhiều phần của luận văn: tỏng quan, thực trạng quản trị rủi ro ERM tại PVI cũng như giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro.

Tóm lại, trên cơ sở tài liệu thu thập được, tác giả tiến hành nghiên cứu thông qua các phương pháp như: phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm, phương pháp nghiên cứu lịch sử,… Trên quan điểm duy vật biện chứng: dùng phép diễn dịch để suy đoán các hệ quả tất yếu, dùng phép so sánh để đưa ra các nhận định trung gian, từ đó sử dụng phép quy nạp để đưa ra các kết luận, tổng hợp lại để đề đạt các khuyến nghị, giải pháp.

2.3. Thu thập và xử lý dữ liệu

Qua thu thập, phân tích các nội dung thông tin thu thập được bằng các biện pháp và các nguồn nêu trên, tiến hành xử lý dữ liệu theo từng nhóm vấn đề. Rút ra thực trạng công tác quản trị rủi ro ERM đang triển khai trong những năm qua tại PVI, những điểm đã đạt được, những mặt còn hạn chế của mô hình quản trị rủi ro này, đánh giá nguyên nhân và đề xuất các giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro cho doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI PVI HOLDINGS

3.1. Tổng quan về Công ty PVI Holdings

3.1.1. Giới thiệu chung

Công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam thành lập năm 1996 và đến năm 2006, Công ty là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam thực hiện việc cổ phần hóa thành công và trở thành Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam. Công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Hà nội năm 2007 với mã chứng khoán PVI. Tháng 8/2011, Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam đã tiếp tục thực hiện tái cấu trúc theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Trong đó, Công ty mẹ Công ty Cổ phần PVI có tên giao dịch tiếng Anh là PVI Holdings thực hiện các chức năng: quản trị vốn, đầu tư, chiến lược - kế hoạch, tổ chức nhân sự, thương hiệu và công nghệ thông tin; các đơn vị thành viên thực hiện chức năng kinh doanh trong 4 lĩnh vực cốt lõi:

- Tổng công ty Bảo hiểm PVI kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ. - Tổng công ty Cổ phần Tái bảo hiểm PVI kinh doanh tái bảo hiểm.

- Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ PVI hoạt động trong lĩnh vực quản lý tài sản và đầu tư tài chính.

- Công ty Cổ phần Phát triển Tài sản Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực quản lý và phát triển các tài sản và dự án.

(Công ty Cổ phần Phát triển Tài sản Việt Nam do PVI Holdings và các Công ty con trong hệ thống PVI đầu tư góp vốn thông qua Quỹ đầu tư cơ hội POF)

PVI Holdings đã trải qua 24 năm hình thành và phát triển, trong quá hình phát triển PVI Holdings đã nhận được nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý, thường xuyên nằm trong Danh sách Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Thương hiệu mạnh Việt Nam…

3.1.2. Sơ đồ tổ chức của hệ thống ERM tại PVI Holdings

Hội đồng thành viên chịu trách nhiệm phê duyệt các chiến lược, kế hoạch kinh doanh và các chính sách của Công ty tương thích với ERM; Quyết định các

chiến lược của PVI Holdings tương thích với các Rủi ro đã hiển lộ; Xác định ngưỡng chịu Rủi ro và đánh giá tính hiệu lực của quá trình ERM được tiến hành bởi Tổng giám đốc/Ban Tổng giám đốc.

Tổng giám đốc /Ban Tổng giám đốc chịu trách nhiệm thiết lập và duy trì hệ thống quản lý rủi ro vững chắc; cập nhật/Báo cáo lên HĐTV các hoạt động và tình trạng hiệu lực của hệ thống ERM.

Kiểm soát viên: Được lập ra phù hợp với Luật doanh nghiệp và tham gia vào hệ thống ERM như qui định của Luật. Các Ban chức năng chịu trách nhiệm thực hiện ERM liên quan đến các hoạt động hàng ngày của mình theo đúng các qui trình và chính sách của PVI Holdings.

Bộ phận Kiểm soát nội bộ: Theo dõi hệ thống ERM, Giúp việc Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc theo dõi, kiểm tra, đánh giá, báo cáo về các rủi ro và các biện pháp khắc phục.

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của hệ thống ERM tại PVI Holdings

Hệ thống kiểm soát nội bộ của PVI Holdings được thành lập nhằm đạt các mục tiêu sau: Đảm bảo rằng các hoạt động của PVI Holdings tuân thủ đúng các Luật, các Qui chế, Qui trình, Qui định nội bộ hiện hành; Hạn chế các rủi ro nảy sinh trong hệ thống quản trị để hoạt động kinh doanh của PVI Holdings trở nên hiệu quả hơn nhằm giúp PVI Holdings đạt được các mục tiêu đã đề ra; Đảm bảo tính đầy đủ, minh bạch và tin cậy của Báo cáo tài chính.

Kiểm soát viên nội bộ chuyên trách của PVI Holdings có nhiệm vụ phối hợp các Bộ phận khác để thực hiện nhiệm vụ ERM như sau: Thiết lập các thủ tục và kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình quản trị rủi ro ERM tại PVI holdings​ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)