- Kiến nghị đối với Cục quản lý và giám sát bảo hiểm và Hiệp hội bảo hiểm: thường xuyên trao đổi thông tin giữa Cục Quản lý giám sát bảo hiểm và Hiệp hội Bảo hiểm nhằm tạo ra sự liên hệ khi thực hiện đánh giá và định hướng thị trường, đồng thời phân tách rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của Cục Quản lý giám sát bảo hiểm và Hiệp hội Bảo hiểm, tránh trường hợp “dẫm chân” lên nhau;
- Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm cần quan tâm sát sao tới hoạt động đại lý và cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường bảo
hiểm phi nhân thọ Việt Nam nhằm tránh những sai phạm gây ra bất lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước trên cơ sở đảm bảo đúng pháp luật Việt Nam cũng như những cam kết thỏa thuận với Tổ chức Thương mại Thế giới;
- Tiến hành kiểm tra đánh giá định kỳ hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm theo kế hoạch hàng năm hoặc theo chuyên đề để kịp thời chấn chỉnh các hành vi sai phạm của doanh nghiệp bảo hiểm, đưa ra khuyến cáo để doanh nghiệp khắc phục; Tổ chức đấu thầu bảo hiểm theo hướng chọn lọc các dịch vụ bảo hiểm có giá trị lớn và thuộc lĩnh vực bảo hiểm không mang tính đặc thù trên thị trường hoặc các dịch vụ bảo hiểm mang tính xã hội nhằm đảm bảo hiệu quả phí bảo hiểm giữ lại cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước.
- Hiệp hội Bảo hiểm nghiên cứu xây dựng một mức phí sàn chung cho toàn thị trường ở tất cả các nghiệp vụ để trình lên Cục Quản lý giám sát bảo hiểm công nhận sàn phí chung không vi phạm Luật Cạnh tranh. Làm như vậy nhằm giảm tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, hạ phí phi kỹ thuật ở các doanh nghiệp bảo hiểm.
- Cục quản lý và giám sát bảo hiểm nên tiến hành sớm việc xây dựng Quy trình giải quyết bồi thường chung cho toàn thị trường và áp dụng thí điểm cho nghiệp vụ xe cơ giới trước tiên. Việc tuân thủ theo quy trình chung phải được giám sát một cách chặt chẽ. Làm như vậy quy trình giải quyết bồi thường xe cơ giới sẽ giảm thiểu được các thủ tục hành chính rườm rà, thuận lợi cho khách hàng và cả người giải quyết bồi thường, từ đó nâng cao được uy tín của các doanh nghiệp bảo hiểm đồng thời hạn chế tối đa tình trạng trục lợi bảo hiểm vốn khá phổ biến trong nghiệp vụ này, giảm thiểu chi bồi thường nghiệp vụ xe cơ giới.
- Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam nên là chiếc cầu nối để các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm trong nước bắt tay hợp tác với nhau để cùng kinh doanh hiệu quả, hạn chế rủi ro. Hiện nay, các doanh nghiệp còn e dè trong việc chia sẻ thông tin cho nhau vì sợ mất khách hàng. Vì vậy, họ cần một môi trường lành mạnh để sẵn sàng chia sẽ những thông tin hoàn toàn có lợi cho việc phát triển một thị trường bảo hiểm
phi nhân thọ trong sạch, không có trục lợi và sẵn sàng cạnh tranh với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài.
KẾT LUẬN
Công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là một khâu không thể thiếu trong công tác quản trị chung của các doanh nghiệp bảo hiểm. Nhờ đó mà doanh nghiệp đảm bảo thực hiện mục tiêu trong kinh doanh là có lợi nhuận, bảo đảm an toàn và tăng trưởng thế lực, gây dựng uy tín của doanh nghiệp bảo hiểm đối với khách hàng. Để thực hiện tốt công tác này, các doanh nghiệp cần phải tuân theo đúng quy trình là: Nhận dạng và phân tích rủi ro; đo lường rủi ro; kiểm soát rủi ro; tài trợ rủi ro. Sau khi thực hiện đầy đủ các bước, doanh nghiệp phải quản lý và xem xét lại quy trình thực hiện.
Là một công ty với 24 năm hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, PVI Holdings đã chú ý thực hiện đến công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của mình. Trong quá trình tác nghiệp và thực hiện công ty cũng đạt được một số kết quả nhất định, đó là: Chi bồi thường bảo hiểm gốc giảm qua các năm; công tác thanh lý hàng tổn thất và thu đòi người thứ ba đã được lên kế hoạch thực hiện; những hợp đồng nhượng tái có phát sinh bồi thường đã được công ty thu thập và cung cấp hồ sơ cho nhà tái để thu đòi nhà tái. Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác quản trị rủi ro còn có những hạn chế, cụ thể như: tỷ lệ chi bồi thường vẫn cao đặc biệt là một số nghiệp vụ như xe cơ giới, con người; chưa chú trọng đúng mức đến việc đẩy mạnh đa dạng hóa kinh doanh cả về sản phẩm và kênh khai thác; những dịch vụ nhận tái chưa được xem xét đánh giá kỹ trước khi nhận nên tỷ lệ bồi thường vẫn còn cao.
Như vậy, để công tác quản trị rủi ro được thực sự phát huy có hiệu quả thì công ty cần phải có những biện pháp cụ thể. Trước tiên, cần phải tuân thủ đúng quy định và quy trình khai thác cũng như bồi thường mà công ty đề ra; tiếp theo là thực hiện các biện pháp chiến lược về kinh doanh và quản lý con người, áp dụng tiên tiến của khoa học công nghệ và quản lý thông tin vào công tác quản lý, quản trị chung toàn công ty; tăng cường kiểm tra kiểm soát đối với các hoạt động của các đơn vị kinh doanh.
Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Bảo hiểm nói chung và PVI Holdings nói riêng trong công tác quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh bảo hiểm, các cơ quan nhà nước, Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm cần tạo ra một hành lang pháp lý và cơ chế quản lý phù hợp tạo điều kiện cho doanh nghiệp Bảo hiểm hoạt động tốt trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Bên cạnh đó không thể thiếu được sự phối hợp và hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân khác trong nền kinh tế./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng việt
1. Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia, 2011. TCVN/TC 176 Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng: TCVN ISO 31000:2011 - Quản lý rủi ro, nguyên tắc và hướng dẫn.
2. Bộ Tài chính, 2009. Hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính. Thông tư
số 210/2009/ TT-BTC.
3. Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, 2016 . Báo cáo khảo sát mô hình quản trị rủi ro doanh nghiệp cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
4. Công ty TNHH Pricewaterhouse Coopers Việt Nam (PwC), 2016. Tài liệu
đào tạo quản trị rủi ro.
5. Đỗ Mạnh Cường, 2017. Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh hệ thống
sân bóng đá của Công ty Cổ phần Đầu tư F-Leage tại Hà Nội.
6. David Blake, 2000. Phân tích thị trường tài chính (Bản dịch). Hà Nội: NXB Thống kê 2000.
7. Đại học kinh tế Quốc dân, 2017. Áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro của
các ngân hàng thương mại Việt Nam: cơ hội – thách thức và lộ trình thực hiện. Kỷ
yếu hội thảo khoa học Quốc gia về . Hà Nội: NXB ĐH Kinh tế Quốc dân.
8. Đinh Văn Đức, 2009. Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
9. Hoàng Thị Đào và Nguyễn Đức Minh, 2018. Mô hình quản trị rủi ro doanh
nghiệp theo thông lệ quốc tế.
10. Ngô Quang Huân và Nguyễn Quang Thu, 1998. Quản lý rủi ro. Hà Nội: Nhà xuất bản giáo dục.
11. Nguyễn Văn Nam, 2002. Rủi ro tài chính - thực tiễn và phương pháp đánh giá. Hà Nội: NXB Tài chính.
12. Lê Thị Hồng Phượng, 2012. Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty
TNHH Hoàng Vũ.
13. Quốc hội, 2014 . Luật Doanh nghiệp.
14. Nguyễn Quang Thu, 2008. Quản trị rủi ro và bảo hiểm trong doanh nghiệp.
Hà Nội: NXB Thống kê.
15. Thủ tướng Chính phủ, 2015. Nghị định số 91/2015/NĐ-CP về Đầu tư vốn
Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lí, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.
16. Thủ tướng Chính phủ, 2015. Nghị định số 87/2015/NĐ-CP về Giám sát đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp
có vốn nhà nước.
17. Nguyễn Văn Tiến, 2002. Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh,
Ngân hàng. Hà Nội: NXB Thống kê 2002.
18. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO, 2009. ISO 31000:2009 - Quản lý rủi ro, nguyên tắc và hướng dẫn.
19. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO, 2005. ISO Guide 73:2009 - Quản lý rủi ro, từ vựng.
20. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO, 2010. ISO/IEC 31010 - Kỹ thuật đánh giá rủi ro.
21. Đoàn Thị Hồng Vân, 2002. Quản lý rủi ro và khủng hoảng. Hà Nội: NXB Thống kê 2002.
22. Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) 2017. Nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức
quản trị rủi ro cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
II. Tiếng anh
23. C.Arthur Williams (1995), Jr.University of Minnesota: Risk Management and Insurance Seventh Edition 1995.
24. Chartis Research (2017), “The Case for Enterprise Risk Management in Insurance - Manage risk, change your business, create value, achieve your objectives”. Chartis Research Ltd 2017
25. COSO (2004),Enterprise risk management framework.
26. COSO (2018), Enterprise Risk Management. The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission (COSO) and World Business Council for Sustainable Development (WBCSD), truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2019 tại địa chỉ https://www.coso.org/Documents/COSO-WBCSD-ESGERM-Guidance-Full.pdf 27. Hampton J. (2009), Fundamentals of Enterprise Risk Management: How Top Companies Assess Risk, Manage Exposure, and Seize Opportunity. 2nd edition. New York, NY: AMACOM, 2015, 301 pp., $79.95, ISBN 978-0-8144-4903-5 28. Jack V. Michaels (1996), Prentice Hall PTR: Technical Risk management 29. John Shortreed, John Hicks, Lorraine Craig. Basic frameworks for risk management. Network for Environmental Risk Assessment and Management. 2003. 30. Kowalska I. J. (2019), “Efficiency of Enterprise Risk Management (ERM) systems. Comparative analysis in the fuel sector and energy sector on the basis of Central-European companies listed on the Warsaw Stock Exchange” Resources Policy Volume 62, August 2019, Pages 405-415.
31. KPMG (2007), Managing Operational Risk Beyond Basel II report.
32. Lam J. (2019), Implementing Enterprise Risk Management: From Methods to Applications. John Wiley & Sons, Inc., ISBN 9780471745198
33. Ojeka S. O và cộng sự (2019), “Chief financial officer roles and enterprise risk management: An empirical based study”, Heliyon Volume 5, Issue 6, June 2019, 34. The Institute of Internal Auditors (2013), The three lines of defense in effective risk management and control. 2013.
III. Các Website 35. https://www.morganfranklin.com/insights/government-insight/erm- framework-and-measuring-maturity/ 36. http://www.oecd.org/finance/insurance/oecdguidelinesoninsurergovernance.htm 37. https://tinnhanhchungkhoan.vn/chung-khoan/erm-tuyen-phong-thu-cua- doanh-nghiep-61559.html
38. http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/hoan- thien-chinh-sach-quan-tri-rui-ro-tai-doanh-nghiep-bao-hiem-phi-nhan-tho- 129831.html 39. http://f319.com/threads/giat-minh-voi-toc-do-phat-trien-nganh-bh-tai-sao-lai- bo-qua.706961/ 40. http://www.pvire.com.vn/thong-tin-cong-ty 41. http://www.pvire.com.vn/wp-content/uploads/2017/06/conference2012.pdf 42. https://crmviet.com.vn/erm-la-gi/ 43. https://devteam.mobi/erm-la-gi/ 44. https://dinhnghia.vn/basel-2-la-gi-chuan-muc-basel-2.html 45. https://petrovietnam.petrotimes.vn/mo-hinh-quan-tri-rui-ro-doanh-nghiep- theo-thong-le-quoc-te-504774.html 46. https://tinnhanhchungkhoan.vn/chung-khoan/erm-tuyen-phong-thu-cua- doanh-nghiep-61559.html 47. https://tinnhanhchungkhoan.vn 48. https://www.pvionline.com.vn 49. https://www.saga.vn/3 50. http://www.pvi.com.vn/ 51. http://tinnhanhchungkhoan.vn 52. http://www.pvn.com.vn 53. https://www.actuaries.org.uk