Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Công ty Cổ phần PVI – P

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình quản trị rủi ro ERM tại PVI holdings​ (Trang 47 - 50)

Holdings

Rủi ro bảo hiểm là rủi ro liên quan đến khả năng một công ty hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm có thể phải gánh chịu tổn thất khi phí bảo hiểm thu được không đủ bù đắp các chi phí bồi thường các sự kiện bảo hiểm thuộc trách nhiệm của các công ty bảo hiểm. PVI Holdings là đơn vị hoạt động kinh doanh bảo hiểm, công tác quản lý rủi ro bảo hiểm tại PVI Holdings là thông qua việc khai thác bảo hiểm một cách thận trọng, kiểm soát chặt chẽ các qui trình thủ tục phê duyệt sản phẩm mới hoặc đưa ra nguyên tắc định giá, tái bảo hiểm và giám sát các vấn đề nảy sinh.

Các loại rủi ro đặc thù ngành của kinh doanh bảo hiểm/ Tái bảo hiểm tại PVI Holdings bao gồm: Rủi ro khai thác, Rủi ro hoạt động, Rủi ro trong quá trình nhận/nhượng tái bảo hiểm, Rủi ro Tín dụng, Rủi ro Đầu tư, Danh mục đầu tư rủi ro toàn cầu, Rủi ro tiền tệ, Rủi ro thời gian, Rủi ro thị trường, Rủi ro thanh khoản.

3.1.3.1. Tình hình bồi thường chung

Bảng 3.2: Chi bồi thường của Công ty Cổ phần PVI - PVI Holdings từ năm 2016 đến 2018 Đơn vị tính: tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Chi bồi thường bảo hiểm gốc 2.565 2.679 3.829

2 Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm 487 429 425

3 Các khoản giảm trừ -1.070 -1.278 -2.718

Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm -1.059 -1.255 -2.703

Thu đòi người thứ 3 bồi hoàn -3 -11 -6

Thu hàng đã xử lý 100% -7 -11 -7

4 Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại 1.982 1.830 1.536

5 Tăng (giảm) dự phòng bồi thường 64 55 41

Năm 2016 chi bồi thường bảo hiểm gốc là 2.565 tỷ đồng với tỷ lệ 31,7% tính trên tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và 39% tính trên doanh thu bảo hiểm gốc là 6.527 tỷ đồng. Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm là 487 tỷ đồng, chiếm 6% tổng tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và khoản 60% doanh thu nhận tái bảo hiểm. Các khoản giảm trừ chi bồi thường bao gồm: thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm 1.059 tỷ đồng, thu đòi bên thứ 3 bồi hoàn là 3 tỷ đồng, thu hàng đã xử lý bồi thường 100% là 7 tỷ đồng. Từ đó dẫn đến chi bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại là 1.982 tỷ đồng chiếm 50% doanh thu giữ lại (doanh thu bảo hiểm gốc + phí nhận tái bảo hiểm – phí nhượng tái bảo hiểm). Tỷ lệ chi bồi thường bảo hiểm/Doanh thu hoạt động bảo hiểm là 0,42 nhỏ hơn tỷ lệ chi bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại/doanh thu giữ lại là 0,49, chứng tỏ khả năng thu xếp tái của doanh nghiệp chưa tốt.

Năm 2017 chi bồi thường gốc và nhận tái bảo hiểm đều tăng so với năm 2016. Tỷ lệ chi bồi thường bảo hiểm/doanh thu hoạt động bảo hiểm vẫn nhỏ hơn tỷ lệ chi bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại/doanh thu giữ lại, tức là công tác quản lý rủi ro chưa hiệu quả.

Năm 2018 chi bồi thường gốc tăng đột biến hơn 1.000 tỷ đồng so với năm 2016 và 2017. Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm gần như giữ nguyên trong khi doanh thu nhận tái bảo hiểm thấp hơn so với các năm trước. Tuy vậy tỷ lệ chi bồi thường bảo hiểm/doanh thu hoạt động bảo hiểm lớn hơn tỷ lệ chi bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại/doanh thu giữ lại, điều này cho thấy hoạt động quản lý rủi ro của công ty đã được cải thiện.

3.1.3.2.. Tình hình bồi thường theo từng nghiệp vụ

Căn cứ vào số liệu báo cáo của Công ty về tình hình bồi thường qua các năm theo từng nghiệp vụ ta nhận thấy, các nhóm nghiệp vụ có tỷ lệ bồi thường/doanh thu cao là: bảo hiểm con người; bảo hiểm xe cơ giới và nhóm nghiệp vụ bảo hiểm tàu.

Bảng 3.3: Tỷ lệ bồi thường theo từng nghiệp vụ của Công ty Cổ phần PVI - PVI Holdings từ năm 2016 đến 2018

ĐĐVT: tỷ đồng

TT Nhóm nghiệp vụ Doanh thu Bồi thường Tỷ lệ bồi thường/Doanh thu 2016 2017 2018 2016 2017 2018 2016 2017 2018

1 Bảo hiểm tài sản và thiệt hại 3.094 3.200 3.059 697 591 1.470 23% 18% 48%

2 Bảo hiểm thân tàu và P&I 708 676 674 267 569 755 38% 84% 112%

3 Bảo hiểm hàng hóa 153 203 221 52 83 35 34% 41% 16%

4 Bảo hiểm con người 962 942 1.134 630 616 637 65% 65% 56%

5 Bảo hiểm xe cơ giới 1.710 1.614 1.443 1.098 996 852 64% 62% 59%

6 Bảo hiểm cháy 97 143 232 13 19 21 13% 13% 9%

7 bảo hiểm hàng không 360 241 287 103 99 205 29% 41% 71%

8 Bảo hiểm trách nhiệm chung 101 147 191 11 11 15 11% 7% 8%

9 Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính 13 24 19 0.6 0.4 2 0% 0% 11%

10 Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh 25 22 22 0.6 - - 0% 0% 0%

11 Bảo hiểm nông nghiệp 15 15 23 7 4 91 47% 27% 396%

Cộng 7.238 7.227 7.305 2.878 2.988 4.083

Nhìn vào tỷ trọng bồi thường theo nghiệp vụ của công ty qua các năm, ta thấy tỷ trọng bồi thường nghiệp vụ xe ô tô luôn là lớn nhất và năm 2016 chiếm gần 38% tổng số tiền bồi thường của tất cả các nghiệp vụ. Riêng năm 2018, nghiệp vụ bảo hiểm tàu tăng đột biến về số vụ bồi thường, tuy nhiên, nhìn tổng thể thì nghiệp vụ xe cơ giới và con người chiếm tỷ trọng lớn nhất và tương ứng với doanh thu qua các năm. Như vậy, để kinh doanh có hiệu quả và phát huy được sức mạnh của công tác quản trị rủi ro thì trước hết công ty cần tập trung vào kiểm soát tốt rủi ro nghiệp vụ này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình quản trị rủi ro ERM tại PVI holdings​ (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)