Các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu 401 hoàn thiện hệ thống thang bảng lương cho lao động gián tiếp tại công ty cổ phần hưng phát,khoá luận tốt nghiệp (Trang 31 - 90)

Chính sách của Nhà nước về tiền lương của doanh nghiệp

Nhà nước có nhiều chính sách về tiền lương hỗ trợ cho doanh nghiệp: Chính sách tiền lương tối thiểu; Chính sách về thang lương, bảng lương; Chính sách quản lý tiền lương, thu nhập và đề ra các biện pháp đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện công tác tiền lương trong doanh nghiệp. Trước hết là mức lương tối thiểu do doanh nghiệp quy định phải lớn hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định, như vậy mới đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động. Các mức lương và các chế độ tiền lương trong Chính sách của Nhà nước về tiền lương đều có ảnh hưởng trực tiếp đến thang, bảng lương của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải luôn điều chỉnh mức lương tối thiểu và các chế độ tiền lương sao cho không thấp hơn các mức tối thiểu vùng nơi doanh nghiệp đặt trụ sở do Nhà nước quy định.

Khả năng cạnh tranh về tiền lương so với các doanh nghiệp khác, mức lương trả cho người lao động của các doanh nghiệp cùng ngành nghề

Việc xây dựng thang, bảng lương riêng trong doanh nghiệp cần dựa vào mức lương trung bình trên thị trường mà các doanh nghiệp cùng ngành nghề trả cho người lao động. Nếu doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao về tiền lương so với các doanh nghiệp khác thì doanh nghiệp sẽ xây dựng thang, bảng lương sao cho có

hệ số lương cao hơn hoặc quy định mức lương tối thiểu cao hơn so với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề và đảm bảo tiền lương của người lao động được nhận sẽ có tính cạnh trạnh với các doanh nghiệp cùng ngành nghề. Như vậy, mức lương trả cho người lao động của doanh nghiệp sẽ cao hơn so với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề (và ngược lại).

Biến động về giá cả sinh hoạt trên thị trường

Biến động về giá cả sinh hoạt trên thị trường là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới thang, bảng lương. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất đến mức sống của người lao động. Nếu doanh nghiệp không quan tâm đến tình hình biến động giá cả sinh hoạt trên thị trường, có nghĩa là doanh nghiệp không quan tâm đến đời sống sinh hoạt của người lao động thì doanh nghiệp sẽ không thể đảm bảo trả lương cho người lao động đáp ứng các nhu cầu của họ. Do đó, doanh nghiệp phải luôn chú trọng các biến động về giá cả sinh hoạt trên thị trường để kịp thời điều chỉnh mức lương (nhất là mức lương tối thiểu trong doanh nghiệp) hoặc hệ số lương trong thang, bảng lương cho người lao động để đảm bảo cuộc sống cho người lao động .

Tình hình lạm phát trong nền kinh tế

Lạm phát trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn tới người lao động và các doanh nghiệp. Lạm phát làm cho giá cả sinh hoạt tăng lên nhanh chóng, làm đồng tiền mất giá, làm tăng nguy cơ thất nghiệp đối với người lao động,... từ đó ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người lao động. Nếu doanh nghiệp không quan tâm sát sao đến tình hình lạm phát trong nền kinh tế thì mức lương doanh nghiệp trả cho người lao động sẽ không đảm bảo cuộc sống cho họ, làm cho đời sống của họ không được nâng cao trong khi trình độ tay nghề của người lao động ngày càng cao, cống hiến của họ đối với doanh nghiệp ngày càng lớn,. Chính vì vậy, các doanh nghiệp nên xây dựng hệ thống thang, bảng lương dưới dạng hệ số lương và có tính đến ảnh hưởng của lạm phát để đảm bảo tính ổn định của thang, bảng lương khi tình hình lạm phát trong nền kinh tế ngày càng gia tăng như hiện nay.

1.5.2. Các nhân tố bên trong

Hiệu quả sản xuất - kinh doanh và Quỹ tiền lương của doanh nghiệp

Doanh nghiệp kinh doanh càng ổn định, hiệu quả đạt được càng cao, doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp thu về càng lớn thì mức lương của người lao động càng được đảm bảo và hệ thống thang, bảng lương áp dụng trong doanh nghiệp

càng ổn định. Hiệu quả sản xuất - kinh doanh càng cao thì quỹ lương của doanh nghiệp càng lớn, từ đó doanh nghiệp có khả năng chi trả mức lương cao cho người lao động quỹ tiền lương và hệ số lương (hoặc mức lương) của người lao động trong hệ thống thang, bảng lương sẽ cao hơn và sẽ có tính khả thi hơn (và ngược lại).

Quan điểm của người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động trong doanh nghiệp càng coi trọng công tác tiền lương thì thang, bảng lương xây dựng trong doanh nghiệp sẽ càng phát huy hiệu quả, sẽ khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động hoặc tăng hiệu quả công việc. Như vậy, doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi thế để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cả về nguồn nhân lực, năng lực sản xuất - kinh doanh và các tiềm năng phát triển do người lao động tạo ra (và ngược lại).

Số lượng và chất lượng đội ngũ làm công tác Lao động - Tiền lương

Công tác Lao động - Tiền lương là công việc đòi hỏi chuyên môn sâu, có sự hiểu biết về người lao động và tình hình Sản xuất - Kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, khối lượng công việc và áp lực công việc là rất lớn đối với đội ngũ lao động này; họ luôn phải làm việc và chịu trách nhiệm cao tất cả người lao động trong doanh nghiệp. Trong công tác này, việc xây dựng hệ thống thang, bảng lương áp dụng cho các loại lao động trong doanh nghiệp là công việc rất khó, đòi hỏi người thực hiện phải hiểu biết về người lao động, về doanh nghiệp và có chuyên môn sâu. Chính vì vậy, số lượng và chất lượng đội ngũ lao động làm công tác Lao động - Tiền lương có vai trò rất lớn đối với việc thiết lập và đảm bảo chất lượng, tính ứng dụng của thang, bảng lương trong doanhnghiệp sau khi xây dựng.

Trình độ tay nghề của người lao động

Đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn, là căn cứ quan trọng để xây dựng hệ thống thang, bảng lương trong doanh nghiệp. Trình độ tay nghề và trình độ chuyên môn của người lao động càng cao thì bậc thợ và bậc lương của người lao động càng cao, hệ số lương và mức lương của người lao động càng cao. Điều này sẽ góp phần làm cho hệ thống thang, bảng lương áp dụng trong doanh nghiệp có tính khả thi hơn vì đảm bảo sự công bằng cho các loại lao động trong công ty (và ngược lại).

Đặc điểm công việc và mức độ phức tạp của công việc

Đây cũng là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn, cũng là căn cứ quan trọng để xây dựng hệ thống thang, bảng lương trong doanh nghiệp. Công việc đòi hỏi trình độ và chuyên môn càng cao, công việc có mức độ phức tạp càng cao thì cấp bậc công việc, bậc lương của người lao động càng cao, số bậc lương càng ít; từ đó, hệ số lương và mức lương của người lao động càng cao (và ngược lại).

Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp càng được chú trọng thì càng đảm bảo tính ổn định của thang, bảng lương và người lao động sẽ tin tưởng và gắn bó với doanh nghiệp hơn. Hơn nữa, nếu văn hóa doanh nghiệp được coi trọng thì sẽ đảm bảo tính công bằng cho các loại lao động trong doanh nghiệp và công tác tiền lương cũng đòi hỏi có sự công bằng rất cao. Do đó, văn hóa doanh nghiệp được coi trọng thì cũng làm cho hiệu quả của thang, bảng lương ngày càng được phát huy, khả thi và ổn định hơn (và ngược lại).

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương một đề cập đến cơ sở lý luận về tiền lương hệ thống thang bảng lương trong doanh nghiệp đang áp dụng hiện nay theo quy định của pháp luật và cơ chế thị trường. Chương này đã trình bày được những khái niệm cơ bản về hệ thống thang lương và bảng lương, vai trò của thang bảng lương, cơ sở để xây dựng thang bảng lương, các phương pháp để áp dụng vào xây dựng thang bảng lương và các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống thang bảng lương của doanh nghiệp. Những cơ sở lý luận của chương được sử dụng là nền tảng để phân tích thực tế tại đơn vị thực tập tại chương hai và đưa ra những giải pháp mới phù hợp nhất với đơn vị và sự phát triển của đơn vị trong thời gian tới ở chương hai.

Từ những lý luận nêu trên sẽ giúp phân tích, đánh giá được thực tế về hệ thống thang bảng lương ở chương hai như thế nào, chương hai sẽ đi vào tìm hiểu thực trạng hệ thống thang bảng lương tại Công ty CP Hưng Phát được đưa vào áp dụng tại Công ty ra sao, có đạt hiệu quả trong quá trình sử dụng hay không sẽ được biết kết quả trong phần phân tích tại chương hai.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THANG BẢNG LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HƯNG PHÁT

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HƯNG PHÁT

2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty

- Tên gọi chính thức: Công ty cổ phần Hưng Phát

- Trụ sở chính: 83 Trần Phú - Thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An - Điện thoại: 02383.572.789

- Website: www.hondahungphat.com.vn

- Email: info@hondahungphat.com.vn

Công ty CP Hưng Phát được thành lập từ năm 2010, là Hệ thống Cửa hàng Bán xe và Dịch vụ do Honda ủy nhiệm (gọi tắt là HEAD). Trải qua hơn 8 năm xây dựng và phát triển, Công ty CP Hưng Phát đã và đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong trong lòng người tiêu dùng không chỉ trên địa bàn Tỉnh Nghệ An mà còn trên toàn quốc.

Công ty cổ phần Hưng Phát là một trong 11 công ty thành viên trực thuộc Công ty cổ phần Tổng công ty PGS. Mọi chi phí hoạt động trong năm của Hưng Phát như: phụ tùng, vật tư, vốn,... đều do Tổng công ty PGS cấp theo kế hoạch hàng năm dựa trên kế hoạch thực hiện có sự kiểm tra giám sát của các phòng ban theo tháng, quý hay năm.

Với khát vọng không ngừng đổi mới và đem những sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho tất cả khách hàng, Công ty CP Hưng Phát liên tiếp ra đời các HEAD Honda ủy nhiệm và Trung tâm sửa chữa đạt chuẩn 4S của Honda Việt Nam:

HEAD Hưng Phát 1 - thành lập năm 2010 tại 83 Trần Phú, TP. Vinh, Nghệ An HEAD Hưng Phát 2 - thành lập năm 2012 tại 03 Nguyễn Trãi, TP. Vinh, Nghệ An

HEAD Hưng Phát 3 - thành lập năm 2017 tại 45 Quang Trung, TP. Vinh, Nghệ An

2.1.2. Chức năng của Công ty

Không nguôi đi khát vọng đổi mới và đem đến những dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng, cùng với các hoạt động kinh doanh xe máy và dịch vụ do Honda

ủy nhiệm, hệ thống Honda Hưng Phát tâm niệm sứ mệnh của mình là luôn đồng hành cùng cả nước xây dựng xã hội ATGT. Hưng Phát đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn Lái xe an toàn tại các địa phương, các trường Đại học cao đẳng, Trung học phổ thông, cấp tiểu học... .tại các huyện xã ở Nghệ An.

Bên cạnh đó giải quyết tốt các chính sách xã hội như tạo công ăn việc làm cho người lao động, các phúc lợi xã hội. Hoàn thành các nghĩa vụ giao nộp ngân sách cho

Nhà nước, có trách nhiệm bảo toàn vốn, và sử dụng có hiệu quả vốn của công ty giao.

Thực hiện các kế hoạch đề ra của công ty, đảm bảo việc hoàn thành kế hoạch.

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty

Nguồn: Công ty cổ phần Hưng Phát

Công ty CP Hưng Phát là một đơn vị thành viên của Công ty cổ phần Tổng công ty PGS với tư cách pháp nhân không đầy đủ, mọi hoạt động chịu sự chỉ đạo của công ty đứng đầu là Hội đồng quản trị do Giám đốc công ty làm Chủ tịch.

Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý:

Tổng Giám đốc: Là Chủ tịch HĐQT của Công ty - người lãnh đạo cao nhất trong Công ty, Chịu trách nhiệm tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị để quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và quyền hạn. Nhằm thực hiện hoàn thành kết quả sản xuất kinh doanh như tầm nhìn và sứ mệnh Công ty đã đề ra trước Nhà nước và trước Hội đồng quản trị. Giám đốc có

STT TÊN CHỨC DANH

1 Tổng Giám đốc_________________________________________ Cửa hàng trưởng________________________________________

trách nhiệm xây dựng các chính sách chất lượng trong đơn vị, cung cấp đầy đủ nguồn lực để duy trì hệ thống chất lượng. Đồng thời theo dõi đánh giá hệ thống chất lượng nhằm nâng cao tính hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng. Giám đốc là người đại diện lãnh đạo trong hệ thống quản lý chất lượng và thực hiện một số nhiệm vụ khác theo phân công trực tiếp của Tổng Giám đốc Công ty. Giám đốc là người điều hành đánh giá toàn bộ nhiệm vụ mà giám đốc công ty giao, tham gia ý kiến trong công tác tổ chức. Ban lãnh đạo của Công ty cùng phối hợp quản lý các tổ, đội trong đơn vị.

Cửa hàng trưởng: Chịu trách nhiệm thừa lệnh Giám đốc để điều hành và quản lý các nội dung công việc: Quản lý công tác dịch vụ, chất lượng, số lượng sản phẩm của lĩnh vực mình phụ trách. Quản lý công tác xuất nhập phụ tùng, nguyên liệu và các hạng mục đầu tư của đơn vị.

Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban trong Công ty:

Kế toán Trưởng: Phụ trách công việc của một nhân viên Kế toán theo đúng hệ thống kế toán của Nhà nước quy định. Phương pháp lập báo cáo tài chính, chứng từ kế toán, sổ sách kế toán, báo cáo thuế, bảng thanh toán lương của Công ty. Nhưng vị trí này chỉ là phê duyệt các chứng từ, thông báo, quyết định chi cho lương thưởng các khoản phụ thu.

Phòng Tài chính: Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán, theo đúng quy định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán và bao gồm cả bộ phận nhân sự tính lương thưởng các nghiệp vụ chuyên môn về nhân sự. Tham mưu cho Tổng Giám đốc về việc quản lý, điều hành công tác hành chính hậu cần, công tác bảo vệ an toàn đơn vị, công tác doanh trại, lễ tân đối ngoại, công tác tổ chức lao động, tiền lương, bảo hiểm, công tác chăm sóc sức khỏe người lao động.

Phòng Kinh doanh và Dịch vụ: Là thuộc sử quản lý trực tiếp từ Cửa hàng trưởng thực hiện các công việc chuyên môn, trực tiếp giám sát và tạo ra doanh thu cho cửa hàng.

Xưởng trưởng: Tham mưu cho Cửa hàng trưởng trong công tác tổ chức sản xuất các đơn đạt năng suất, và thời gian giao hàng theo kế hoạch của Công ty, các

29

biện pháp giải quyết những phát sinh trong quá trình sản xuất. Quản lý việc hoạt động sản xuất tại cửa hàng, trực tiếp kiểm tra các sản phẩm.

Nhìn chung cơ cấu tổ chức này giúp cho việc quản lý được sâu sát, nhanh chóng, bớt cồng kềnh. Tuy nhiên nhược điểm của nó là không phát huy tính sáng tạo, tính chủ động của nhân viên trong công ty.

2.1.4. Hệ thống chức danh công việc của lao động khối gián tiếp

Hệ thống chức danh công việc của lao động khối gián tiếp được xác định dựa vào quy định chức năng, nhiệm vụ của toàn Công ty, sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty và sự quan sát thực tế trong quá trình đi thực tập tại Công ty CP Hưng Phát.

3 Xưởng Trưởng__________________________________________ 4 Kế toán trưởng__________________________________________ 5 Trưởng phòng Tài chính__________________________________ 6 Trưởng phòng Kinh doanh_________________________________ 7 Trợ lý_________________________________________________ 8 Chuyên viên nhân sự_____________________________________ 9 Nhân viên Bảo hành______________________________________ 10 Nhân viên Thu ngân______________________________________ 11 DCS__________________________________________________ 12 Nhân viên tổng vụ_______________________________________ 13 Nhân viên bảo vệ________________________________________ 14 Nhân viên tạp vụ________________________________________

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Lao động gián tiếp hay còn gọi là lao động không sản xuất ra sản phẩm hay là nhân viên văn phòng sẽ được tính lương theo hệ thống bảng lương. Các chức danh của cấp quản lý bao gồm: Tổng Giám đốc, Cửa hàng trưởng, Kế toán Trưởng và Xưởng trưởng quản lý toàn bộ hoạt động trong xưởng.

Nội Dung

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh

Ngườ i % Ngườ i % Ngườ i % (2)/ (1) (3)/(2)Lần

Các chức danh được gọi chung là nhân viên văn phòng được xác định cũng dựa vào bộ máy tổ chức của Công ty có phân chia rõ các chức danh của từng phòng

Một phần của tài liệu 401 hoàn thiện hệ thống thang bảng lương cho lao động gián tiếp tại công ty cổ phần hưng phát,khoá luận tốt nghiệp (Trang 31 - 90)