Yêu cầu hoàn thiện

Một phần của tài liệu 577 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH ernst young việt nam (Trang 87)

Để có thể hoàn thiện được quy trình kiểm toán BCTC nói chung cũng như quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu nói riêng, cần phải tuân thủ theo các yêu cầu sau:

Thứ nhất, cần tuần thủ các quy định hiện hành của pháp luật cũng như các

chuẩn mực trong nghề nghiệp.

Thứ hai, việc cải thiện quy trình kiểm toán cần phải gắn với tính khả thi của

kế hoạch. Xuyên suốt quả trình thực hiện giải pháp, ban lãnh đạo cũng như các KTV cần cân đối giữa lợi ích đạt được khi cải thiện quy trình và chi phí phải bỏ ra. Một giải pháp sẽ không thể được coi là tối ưu nếu như lợi ích mà giải pháp ấy mang lại ít hơn các chi phí phải bỏ ra.

Thứ ba, các giải pháp hoàn thiện cần phải đảm bảo xoay quanh trải nghiệm

của khách hàng, những người sử dụng kết quả của cuộc kiểm toán là gốc cho mục tiêu cung cấp dịch vụ. Để có thể đạt được lợi nhuận bền vững, Công ty cần đảm bảo được chất lượng dịch vụ của cuộc kiểm toán. Ngược lại, nếu như công ty chỉ chú ý tới tăng trưởng lợi nhuận ngắn hàng, chất lượng của cuộc kiểm toán có thể sẽ bị giảm sút, quy trình kiểm toán có thể bị vi phạm những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.

Thứ tư, nhân tố con người là nhân tố cần được chú trọng nhất. Con người

chính là yếu tố trực tiếp quyết định chất lượng cuộc kiểm toán. Nếu như các thành viên trong công ty đều được trang bị đầy đủ năng lực và đạo đức nghề nghiệp, công tác kiểm toán và chất lượng dịch vụ sẽ được nâng cao đáng kể. Vì vậy, công ty cần tập trung phát triển yếu tố con người, nâng cao năng lực, trách nghiệm và kỹ năng của các KTV.

3.2. Giải pháp hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện

Từ những hiểu biết có được khi học tập và nghiên cứu tại Trường và những hoạt động thực tế khi thực tập tại Công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị

Câu hỏi Có Không Tốt Khá Trung bình

Yế u

nhằm hoàn thiện một phần nào đó quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung và quy trình kiểm toán doanh thu nói riêng trong kiểm toán Báo cáo tài chính được thực hiện tại Công ty TNHH EY Việt Nam như sau:

3.2.1. Đối với giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

3.2.1.1. về tìm hiểu thông tin khách hàng

KTV cần tập trung thu thập các thông tin liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, bao gồm đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, các thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng, dữ liệu ngành tương ưng.. Việc có được những thông tin so sánh sẽ giúp KTV có một cái nhìn bao quát hơn. từ đó có thể xây dựng một chiến lược kiểm toán hiệu quả hơn.

Đối với quy trình kiểm toán phần hành doanh thu, KTV cần phải chú trọng hơn trong việc xem xét và kết hợp các thông tin thu thập được từ các phần hành khác như: quy trình thu tiền, quy trình luân chuyển hàng tồn kho, dịch vụ, các chi phí bán hàng tương ứng.. để từ đó KTV có một cái nhìn chính xác nhất từ khách hàng và giảm thiểu rủi ro kiểm toán.

Ngoài ra. đặc thù sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh cũng sẽ tác động tới định hướng công tác kiểm toán cho khoản mục này. Các thủ tục kiểm toán cần được thiết kế để phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. đặc biệt các doanh nghiêp có các sản phẩm đặc thù như công nghệ, truyền thông. Chất lượng và mức độ phù hợp của các thủ tục kiểm toán sẽ ảnh hưởng tới kết quả của cuộc kiểm toán. Thủ tục kiểm toán phù hợp và được thiết kế kỹ càng sẽ không những tiết kiệm được thời gian và khối lượng công việc mà còn hạn chế được những rủi ro khi kiểm toán.

3.2.1.2. về hệ thống KSNB của khách hàng

Với sự phát triển liên tục về kinh tế cũng như công nghệ trong hầu hết mọi ngành nghề, việc liên tục cập nhật và đổi mới khung đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng là một việc làm cần thiết. Việc này sẽ giúp Công ty luôn bắt kịp được xu hướng. đáp ứng được một tập khách hàng lớn.

Cùng với đó. Công ty cũng nên xem xét tới việc phát triển các mô hình nhằm lượng hóa các yếu tố phi tài chính, từ đó mà các quyết định liên quan tới chiến lược

Đỗ Bảo Ngọc Khánh 70 K20CLCI

kiểm toán sẽ chính xác và hiệu quả hơn. Ví dụ, Công ty có thể phát triển hệ thống bảng câu hỏi đánh giá theo thang điểm: yếu, trung bình, khá hoặc tốt của hệ thống KSNB như sau:

1

Các chính sách về giá, mức chiết khấu có được quy định chặt chẽ trong các văn bản hay không?_______________ 2

Các chứng từ như hóa đơn, hợp đồng, phiếu xuất kho, phiếu nhận tiền,... có được đánh số liên tục hay không? 3

Doanh nghiệp có các thủ tục nhằm đánh giá tín dụng của khách hàng trước khi cung cấp các hợp đồng cung cấp dịch vụ hay không?_________

4

Thời gian luân chuyển chứng từ qua các phòng ban là bao lâu? Việc ghi nhận các nghiệp vụ kế toán có được thực hiện bởi người có thẩm quyền hay không? 5 Doanh thu thực tế có đượcso sánh với số liệu dự kiến

3.2.1.3. về lựa chọn đội ngũ KTV

Việc lựa chọn đội ngũ kiểm toán phù hợp sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới tiến độ làm việc cũng như chất lượng của cuộc kiểm toán. Vì vậy, Công ty nên có những chiến lược nhân sự thích hợp với tình hình hoạt động cũng như đặc điểm của từng nhóm khách hàng. Đối với khoản mục doanh thu, để có thể lựa chọn được những chiến lược kiểm toán phù hợp, KTV cần phải nắm rõ loại hình hoạt động của khách hàng cũng như cách thức mà doanh nghiệp ấy tạo ra doanh thu.

Tính tới năm 2020, số lượng khách hàng của EY Việt Nam đã đạt tới hơn 2500 khách hàng, cao nhất tại thị trường Việt Nam. Với số lượng khách hàng lớn, đa dạng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, nếu như các nhóm kiểm toán phải liên tục thay đổi đối tượng khách hàng thì KTV sẽ cần rất nhiều thời gian để có thể thu thập đầy đủ kiến thức chung về ngành nghề kinh doanh của khách hàng mà mình sắp kiểm toán. Thay vào đó, Công ty có thể sắp xếp bộ phận kiểm toán thành các phòng có cơ cấu nhỏ hơn, hoạt động chuyên sâu ở một vài lĩnh vực. Ví dụ, để dễ dàng Công ty có thể chia bộ phận kiểm toán thành các phòng nhỏ như: Bất động sản, Nông nghiệp, Tài chính - Ngân hàng, Sản xuất, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, ... Việc chia thành các phòng như như vậy sẽ giúp cho KTV dễ dàng làm quen hơn với hoạt động kinh doanh, hệ thống kế toán cũng như KSNB của khách hàng, nhờ vậy rút ngắn được thời gian kiểm toán cũng như mang lại nhiều lợi ích hơn cho khách hàng.

Ngoài việc sắp xếp những nhân sự hiện có, Công ty cũng cần có những chiến lược phù hợp hơn để thu hút những nhân sự mới. Đối với kiểm toán khoản mục doanh thu, có rất nhiều công việc không yêu cầu kiến thức chuyên môn sâu nhưng lại tốn rất nhiều thời gian để thực hiện, ví dụ như tìm kiếm chứng từ, kiểm tra chứng từ... Thông thường các thực tập sinh sẽ đảm nhận các đầu việc trên, tuy nhiên việc phân công như vậy vẫn chưa thực sự hiệu quả về cả mặt chi phí cũng như hiệu suất làm việc. Thay vào đó, Công ty có thể triển khai các chương trình kết hợp giữa đào tạo và trải nghiệm thực tế dành cho sinh viên năm 2, năm 3 có thành tích xuất sắc. Đây có thể là những chương trình thực tập ngắn hạn, giúp các bạn sinh viên sớm tích lũy được những kinh nghiệm làm việc, và có cơ hội được làm việc chính thức sau khi ra trường. Những chương trình tuyển dụng như vậy sẽ vừa giúp Công ty giữ chân được những nhân sự tiềm năng cũng như tránh được sự cạnh tranh từ các công ty khác trong mùa tuyển dụng. Cùng với đó, với sự hỗ trợ của các bạn sinh viên năm 2 và năm 3, những thực tập sinh tại các nhóm kiểm toán sẽ có thể thực hiện được nhiều công việc đòi hỏi chuyên môn hơn, từ đó nâng hiệu quả công việc.

3.2.2. Đối với giai đoạn thực hiện kiểm toán

3.2.2.1. Thủ tục phân tích

Đối với khoản mục doanh thu, ngoài việc phân tích và đưa ra kết luận dựa trên số liệu khách hàng cung cấp, KTV cần phải so sánh với số liệu ngành và đối thủ cạnh tranh để đưa ra đánh giá phù hợp. Cùng với đó, khi thực hiện thủ tục phân tích, KTV cũng cần phải áp dụng với tình hình kinh tế, xã hội thực tiễn để đưa ra nhận định chính xác nhất. Ví dụ, trong giai đoạn COVID-19 như hiện nay, nếu như doanh thu của một khách hàng thuộc lĩnh vực khách sạn lại tăng đột biến, rất có thể có rủi ro doanh thu tại đơn vị được kiểm toán đang không được ghi nhận một cách trung thực và hợp lý.

Ngoài ra, đối với quy trình kiểm toán báo cáo tài chính chung, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng cần được phân tích và đánh giá. Quá trình này giúp KTV đánh giá dòng tiền do bộ phận của khách hàng tạo ra. Ví dụ, KTV có thể sử dụng luồng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh để đánh giá các giả định về hoạt động liên tục, khả năng sinh lời, v.v. So với phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính thì đây là ưu điểm của phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Cuối cùng, với sự phát triển của khoa học công nghệ, Công ty cũng cần áp dụng thêm các ứng dụng của Cách mạng Công nghiệp 4.0 vào xử lý dữ liệu. Ví dụ, hiện nay EY đang triển khai hệ thống tự động phân tích số liệu của khách hàng. Nếu như trước đây, các KTV sẽ cần phải thao tác với Excel để xử lý và phân tích dữ liệu, với nền tảng mới của EY, KTV sẽ có thể tập trung hơn vào việc đưa ra những xét đoán chuyên môn dựa trên số liệu đã được xử lý bởi phần mềm với độ chính xác cao hơn.

3.2.2.2. Sử dụng ý kiến chuyên gia

Các lĩnh vực hoạt động của khách hàng là vô cùng đa dạng và phức tạp. Có những quy trình, nghiệp vụ đòi hỏi những kiến thức chuyên sâu thuộc lĩnh vực ấy mới có thể hiểu được. Chính vì vậy, KTV cần phải cân nhắc đến việc sử dụng ý kiến của chuyên gia nhiều hơn để có thể ra những ý kiến và nhận định phù hợp.

Ví dụ, đối với Công ty XYZ hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ. Công ty XYZ có một hệ thống rất nhiều phần mềm liên kết với nhau nhằm phục vụ hoạt động quản lý điểm. Việc quản lý điểm chính xác sẽ quyết định tới việc đo lường doanh thu chính xác. Vì vậy, để có thể đánh giá được hệ thống KSNB của khách hàng, KTV sẽ cần phải đánh giá mức độ hoạt động hiệu quả của các phần mềm trên. Tuy nhiên, những kiến thức về công nghệ thông tin của KTV chắc chắn sẽ không thể đủ để có thể đánh giá chính xác một hệ thống phần mềm phức tạp như vậy. Lúc này, việc sử dụng ý kiến của chuyên giá sẽ giúp KTV thu thập được ý kiến khách quan và chính xác hơn.

Việc sử dụng ý kiến chuyên gia cũng cần đảm bảo các yếu tố:

Thứ nhất, cần cân đối giữa lợi ích đạt được với chi phí.

Thứ hai, KTV cần phải đánh giá năng lực và khả năng của chuyên gia có phù

hợp với mục đích kiểm toán hay không.

Thứ ba, KTV cần phải đánh giá mức độ độc lập của chuyên gia đối với đơn

vị khách hàng

Thứ tư, KTV cần phải rà soát lại chất lượng công việc của chuyên gia để

quyết định có sử dụng những ý kiến ấy cho cuộc kiểm toán hay không. 3.2.3. Đối với giai đoạn kết thúc kiểm toán

Các kết luận đạt được sau khi đánh giá từng khoản mục cần được trình bày chi tiết bằng cách mô tả các thủ tục đã thực hiện, những hạn chế xảy ra trong quá trình đánh giá và các khuyến nghị liên quan đến cuộc kiểm toán. Một trong những giá trị vượt trội mà EY Việt Nam có thể mang lại cho khách hàng khi kiểm toán đó là những tư vấn nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB. Khi ký kết một hợp đồng kiểm toán, khách hàng luôn mong muốn KTV sẽ đưa ra được những gợi ý hữu ích để hoàn thiện hệ thống KSNB. Đối với khoản mục doanh thu, khách hàng sẽ mong muốn có những đóng góp để cải thiện doanh thu, giảm thiểu những rủi ro khi bán hàng, cũng như kiểm soát hệ thống để giảm thiểu rủi ro sai sót cũng như gian lận đối với khoản mục này. Để làm được việc này, các KTV cần phải tổng hợp được

đầy đủ những khuyết điểm của hệ thống KSNB đã được phát hiện trong quá trình kiểm toán, và trình bày đầy đủ trong cuộc họp với khách hàng.

3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp 3.3.1. về phía các cơ quan Nhà nước

Để một nền kinh tế có thể vận hành trơn tru, yếu tố đầu tiên cần đạt được đó là một hành lang pháp lý rõ ràng, thống nhất và phù hợp với thực trạng phát triển của xã hội. Kiểm toán là một ngành nghề khó có thể tách rời trong nền kinh tế hiện nay, vì vậy, để có thể tạo điều kiện cho ngành này phát triển, Nhà nước, hay nói cụ thể hơn là Bộ Tài chính cần:

- Liên tục cập nhật, hoàn thiện, bổ sung cũng như sửa đổi các văn bản, thông tư, nghị định về thực hiện cũng như giám sát hiệu quả hoạt động của công tác kiểm toán.

- Trước tình hình kinh tế thế giới đang biến động và thay đổi không ngừng, các chuẩn mực kế toán, kiểm toán sẽ luôn cần phải được cập nhật để phù hợp với với sự biến đổi ấy. Chính vì lẽ đó, Việt Nam cần có một lộ trình rõ ràng trong việc xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật, các chuẩn mực kế toán, kiểm toán.

- Tạo điều kiện cho các công ty kiểm toán tiếp cận với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế, áp dụng những phương pháp kiểm toán hiện đại.

3.3.2. Về phía các hiệp hội nghề nghiệp

Các hiệp hội nghề nghiệp cần liên kết chặt chẽ với Nhà nước để tăng cường hơn nữa hoạt động giám sát và quản lý chất lượng của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên. Ngoài ra, các hiệp hội nghề nghiệp cũng cần phải:

- Tích cực tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán - kiểm toán của Việt Nam cũng như trong khu vực.

- Tích cực tham gia và phối hợp với các cơ quản lý trong việc xây dựng cũng như hoàn thiện các quy chế kiểm soát chất lượng của dịch vụ kế toán - kiểm toán.

- Không ngừng hoàn thiện và tổ chức các buổi đào tạo, hướng dẫn và trao đổi với nội dụng hoàn thiện quy trình kiểm toán mẫu. Thông qua các buổi trao đổi như vậy, các hiệp hội nghề nghiệp sẽ có thể tổng hợp những sáng kiến, từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện phù hợp với thực trạng xã hội cũng như nền kinh tế của đất nước ta.

- Tổ chức những buổi phổ cập về các văn bản pháp lý tới các KTV, doanh nghiệp.

3.3.3. Về phía các Công ty kiểm toán và kiểm toán viên

về phía Công ty kiểm toán

Các công ty kiểm toán cần liên tục xây dựng và cải tiến các hướng dẫn cụ thể cho kiểm toán viên, đồng thời tiếp tục tổ chức đào tạo và xây dựng các chính sách phù hợp để khuyến khích KTV của công ty tiếp tục nghiên cứu, học hỏi và nâng cao

Một phần của tài liệu 577 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH ernst young việt nam (Trang 87)