7. Ket cấu
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG KHAI, MINH BẠCH THÔNG TIN
kinh tế tại Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Thứ nhất, pháp luật cần tạo ra những mặt bằng pháp lý chung cho các chủ
thể, thành phần kinh tế, đảm bảo sự bình đẳng về sự bình đẳng pháp lý trong kinh doanh giữa các thành phần kinh tế phù hợp đồng bộ với Luật đầu tư, Luật cạnh tranh, Luật doanh nghiệp.
Thứ hai, cần nâng cao tính công khai, minh bạch và dân chủ trong quá trình
xây dựng pháp luật ngày càng được cải thiện và thực thi hiệu quả nhận được sự đồng tình của mọi người.
Thứ ba, công khai, minh bạch là vấn đề được nhấn mạnh trong nhiều cam kết
ở hầu hết các quy định của các Hiệp định thương mại tự do. Việc thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trong các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết tập trung nhiều ở các nguyên tắc chung (về dự thảo và ban hành quy phạm pháp luật, chính sách, quy định và quy tắc hành chính) cũng như các quy định cụ thể về tiêu chuẩn kỹ thuật, hàng rào kỹ thuật, thông lệ, hải quan và tố tụng.
Thực tế chứng minh rằng, Việt Nam đã đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch trong các Hiệp định thương mại tự do ngay trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật bằng việc luật hóa các cam kết này. Việc hoàn thiện pháp luật về công khai minh bạch về thông tin trong các tập đoàn kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế đã luôn được quan tâm, góp phần to lớn vào việc nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp lu ật về công khai, minh bạch thông tin trong tậpđoàn kinh tế tại Việt Nam đoàn kinh tế tại Việt Nam
Việc hoàn thiện pháp luật về công khai, minh bạch thông tin trong tập đoàn kinh tế cần tập trung vào các nội dung sau:
Thứ nhất, sửa đổi, b ổ sung các quy định của pháp luật để khắc phục những
tồn tại, bất cập trong các văn bản pháp luật hiện hành, nhất là Luật doanh nghiệp, Luật quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước, Luật đầu tư công, Luật kế toán, Luật kiểm toán,Luật thống kê, Luật phòng chống tham nhũng, cụ thể:
Một là, sửa đổi, bổ sung đối với phương tiện, hình thức công bố thông
thông tin đại chúng, tr ên báo, đài, mạng xã hội... Đây là những phương thức quan trọng để người dân, xã hội thực hiện giám sát, từ đó phát hiện được những trường hợp công bố thông tin không chính xác, không trung thực. Đồng thời là cơ sở quan trọng để các cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, thanh tra, giám sát, điều tra xử lý vi phạm.
Hai là, sửa đổi, b ổ sung các quy định pháp luật về chế tài xử lý vi phạm
công
khai, minh bạch thông tin trong TĐKT.Tăng chế tài hành chính, hình sự và cả chính trị đối với những trường hợp công bố thông tin không đúng, không trung thực. Hoạt động công bố thông tin hiện nay đang để quyền chủ động cho người chịu trách nhiệm công bố thông tin. Trong khi đó, hiện nay tỷ lệ công bố thông tin không đúng, công bố thông tin không chính xác, không trung thực chiếm tỷ lệ khá lớn trong khu vực nhà nước. Vì vậy bên cạnh việc kiểm tra giám sát đột xuất, cần quy định tăng chế tài về hành chính, hình sự và cả chính trị.
Ba là, hoàn thiện quy định về cơ quan quản lý giám sát công khai, minh bạch
thông tin trong TĐKT. Hiện nay, việc quản lý, theo dõi công bố thông tin được phân cấp, giao cho các cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ, công chức chuyên môn và được quyết định bởi người đứng đầu. Việc kiểm sát, kiểm tra công bố thông tin, công khai, minh bạch trong TĐKT được thực hiện bởi một bộ phận, đơn vị nội bộ của cơ quan, tổ chức và thường bộ phận này không có thẩm quyền xác minh tính chính xác của thông tin công bố. Do đó, mô hình này không hiệu quả trong quản lý và khi người đứng đầu không nhận thức đúng về trách nhiệm của mình trong việc công bố thông tin chính xác, đúng đắn. Vì vậy cần có sự phối hợp và giao cho các cơ quan chuy n môn vừa trực tiếp tiếp nhận thông tin đồng thời kiểm tra, xác minh, giám sát thông tin đó.
Thứ hai, sửa đổi, b ổ sung một số điều quy định của Luật doanh nghiệp để
bảo
đảm thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch, nhất là công khai, minh bạch về thông tin trong doanh nghiệp nói chung và tập đoàn kinh tế nói riêng. Cụ thể là các quy định về:
Một là, sửa đổi, b ổ sung vào Luật doanh nghiệp 2020 một số nội dung cụ thể
như sau:Điều 4: Thêm định nghĩa về TĐKT và công khai minh bạch thông tin trong Doanh nghiệp; Điều 8: Bổ sung vào khoản 3 quy định về trách nhiệm của doanh
nghiệp “bảo đảm công khai, minh bạch về thông tin”; Bo sung một điều (sau Điều 11) quy định về yêu cầu bảo đảm công khai, minh bạch thông tin trong doanh nghiệp; Đoi tên Chương VIII thành chương Tập đoàn kinh tế và T ong công ty gồm 3 mục: Mục 1: Tập đoàn kinh tế, Mục 2: T Ong công ty, Mục 3: Công khai, minh bạch thông tin trong tập đoàn kinh tế và T Ong công ty.”trách nhiệm của doanh nghiệpvề việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp, đảm bảo tính chính xác của các thông tin đó.
Hai là, trách nhiệm của công ty c O phần về việc gửi và công bố báo cáo tài
chính và báo cáo đánh giá kết quả hoạt động hằng năm.
Ba là, trách nhiệm cụ thể của tập đoàn kinh tế, tOng công ty có công ty mẹ,
công ty con và các công ty thành viên khác trong việc báo cáo và công khai các báo cáo về tài chính, báo cáo về hoạt động (báo cáo tài chính, báo cáo tOng hợp kết quả kinh doanh hằng năm,báo cáo công tác quản lý điều hành).
Thứ ba,xây dựng Luật riêng về tập đoàn kinh tế. Đây là yêu cầu rất cấp thiết,
bởi vì tập đoàn kinh tế là mô hình hoạt động kinh tế mới nOi ở Việt Nam nhưng đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong giai đoạn phát triển mới. Bên cạnh những nét đặc trưng cơ bản của một tO chức kinh tế nói chung thì tO chức và họat động của tập đoàn kinh tế có những nét rất phức tạp và đặc thù. Mặt khác, thực tiễn hoạt động của tập đoàn kinh tế hơn mười năm qua, kể từ buO i đầu thí điểm đến nay, cho thấy: Thời gian vừa qua, các tập đoàn kinh tế đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển của đất nước, nhưng cũng có rất nhiều hạn chế, bất cập, gây thất thoát lãng phí lớn tài sản của Nhà nước, của Nhân dân. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do thiếu một hệ thống các quy định chặt chẽ, đồng bộ để điều chỉnh các quan hệ phức tạp trong tO chức và hoạt động của mô hình tO chức kinh tế này.
Luật về tập đoàn kinh tế sẽ điều chỉnh về t chức hoạt động của tập đoàn kinh tế, về sở hữu, vốn tài sản, về nguyên tắc lãnh đạo và quản lý tập đoàn kinh tế.
Đối tượng điều chỉnh của luật này là các tập đoàn kinh tế bao gồm tập đoàn kinh tế là doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Luật này quy định những vấn đề có tính nguyên tắc trong hoạt động của tập đoàn kinh tế như tuân thủ quy định của pháp luật; bảo toàn vốn, tài sản và các lợi
ích khác của tập đoàn kinh tế; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tập đoàn, các thành viên và người lao động trong tập đoàn.
Luật này quy định về chính sách của Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích tập đoàn kinh tế hoạt động hiệu quả trong những ngành nghề, lĩnh vực mà pháp luật không cấm; quy định về thành lập và giải thể tập đoàn kinh tế.
Bên cạnh đó, Luật này sẽ có một chương ri êng quy định về việc bảo đảm yêu cầu công khai minh bạch nhất là công khai minh bạch về thông tin trong tập đoàn kinh tế.
Thứ tư, đối với TĐKT tư nhân, mô hình TĐKT tư nhân ở Việt Nam hiện nay
vẫn theo cấu trúc giản đơn. Công ty mẹ, công ty con có bộ máy chính trị độc lập, không có sự liên kết. Do đó, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể, phù hợp quy định về công khai, minh bạch thông tin trong TĐKT tư nhân. Theo đó cần đảm bảo đầy đủ các thông tin như: Yêu cầu công bố thông tin, nội dung công bố thông tin, ngôn ngữ được sử dụng, lưu giữ thông tin, tạm ngưng thực hiện công bố thông tin.