Đối với Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu 539 hoàn thiện pháp luật về công khai, minh bạch thông tin trong tập đoàn kinh tế tại việt nam hiện nay (Trang 51 - 53)

7. Ket cấu

3.3.3. Đối với Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Chính quyền địa phương

Thứ nhất, phát huy vai trò của các tổ chức Đảng và đảng viên trong việc thực

hiện yêu cầu công khai, minh bạch hóa thông tin trong TĐKT.

Điều 4 Hiến pháp 2013 ghi nhận: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - L ê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Đảng lãnh đạo toàn xã hội nên mọi chủ trương, đường lối của Đảng đều là những nguồn thông tin quan trọng hàng đầu của nhân dân. Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ mở rộng, sự giao lưu, đan xen và đấu tranh trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa ngày càng sâu sắc, phức tạp, đòi hỏi sự lãnh đạo của Đảng về công tác công khai, minh bạch hóa thông tin đặc biệt trong khu vực kinh tế, trong TĐKT ngày càng sâu sắc hơn.

Theo tôi, BCH TW hoặc Bộ chính trị cần ban hành một Nghị quyết riêng về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bảo đảm công khai minh bạch trong hoạt động kinh tế, nhất là hoạt động của các tập đoàn kinh tế. Đồng thời, cần có sự tổng kết đánh giá để có chủ trương định hướng về tập đoàn kinh tế và phát triển của tập đoàn kinh tế trong thời kỳ mới.

Bên cạnh đó, cần phát huy hơn nữa vai trò của các cơ quan nhà nước trong hoạt động quản lý, kiểm soát, kiểm tra, giám sát thông tin. Tạo sự đồng bộ, thống nhất, tạo niềm tin trong toàn Đảng toàn dân. Sự minh bạch hóa thông tin như vậy chính là làm sảng rõ bản chất, nội dung thông tin. Thông tin càng được r ràng, đầy

đủ sẽ góp phần hạn chế sai lệch. Thông tin được công khai, minh bạch là yếu tố củng cố niềm tin trong nhân dân đối với Đảng, làm cho đường lối, chủ trương của Đảng thấm đậm trong tư tưởng và hành động phát triển kinh tế và xã hội.

Thứ hai, phát huy vai trò của Quốc hội trong việc công khai, minh bạch

hóa thông tin trong TĐKT.Hiến pháp 2013 ghi nhận ba nhiệm vụ quan trọng trong nhiều nhiệm vụ quyền hạn của Quốc hội. Để phát huy vai trò của mình, Quốc hội cần kịp thời sửa đổ i, bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật để bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch nói chung và công khai, minh bạch thông tin trong các tập đoàn kinh tế.Bên cạnh đó, tính minh bạch trong thông tin của Quốc hội đối với những vấn đề li ên quan đến Hiến pháp luôn được Quốc hội cập nhập thông tin, xin ý kiến của nhân dân.

Thứ ba, phát huy vai trò của Chính phủ trong việc công khai, minh bạch

thông tin trong tập đoàn kinh tế.Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN, là cơ quan hành pháp có vai trò quan trọng trong việc điều hành hoạt động của cơ quan nhà nước. Sự chuyển biến phức tạp trong hoạt động kinh tế đã mang tới những thời cơ và thách thức cho Chính phủ trong khi đó nhân dân luôn mong đợi những ý kiến giải quyết của Chính phủ. Đáp ứng vấn đề này, trong công tác quản lý, phục vục nhân dân, Chính phủ cần đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hoạt động. Trong công khai, minh bạch thông tin trong TĐKT, Chính phủ cần có những nghị quyết hướng dẫn cụ thể về công khai minh bạch thông tin trong TĐKT nhà nước, TĐKT tư nhân.

Thứ tư, phát huy vai trò của chính quyền địa phương trong việc công khai,

minh bạch thông tin trong tập đoàn kinh tế.Để khơi dậy tiềm năng kinh tế của một địa phương thì việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội là vô cùng cần thiết. Theo đó, chính quyền địa phương cần phải cụ thể hóa chính sách vĩ mô phù hợp với đặc điểm, điều kiện phát triển của địa phương nhằm quản lý các ngành, lĩnh vực trên cơ sở tập trung, dân chủ, kết hợp hài hòa giữa lợi ích của cộng đồng dân cư địa phương với lợi ích chung của cả nước. Trong đó cần xác định phân cấp quản lý nhà nước là vấn đề mang tính chiến lược trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội đất nước; đảm bảo sự lãnh đạo, điều hành tập trung thông suốt của Trung ương, phù hợp tính đặc thù của mỗi địa phương

nhằm mang lại hiệu quả trong quản lý địa phương cũng như trong quản lý, giám sát, công khai, minh bạch thông tin trên địa bàn địa phương đó.Bên cạnh đó cần xác định cụ thể hơn những lĩnh vực mà Trung ương sẽ phân cấp hoặc không phân cấp cho chính quyền địa phương từ đó tạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính quyền địa phương các cấp dưới sự chỉ đạo của Trung ương nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của địa phương. Ngoài ra, cần tăng cường hướng dẫn kiểm tra, giám sát của Trung ương đối với địa phương, của chính quyền địa phương đối với TĐKT trên địa bàn nhằm đảm bảo kỷ cương, kỷ luật phòng chống tham nhũng. Hơn thế nữa, nâng cao năng lực phẩm chất đội ngũ cán bộ, công chức ở chính quyền địa phương để giải quyết những vấn đề của quốc gia và những nhiệm vụ của từng địa phương.

Một phần của tài liệu 539 hoàn thiện pháp luật về công khai, minh bạch thông tin trong tập đoàn kinh tế tại việt nam hiện nay (Trang 51 - 53)