7. Ket cấu
3.3.2. Giải pháp về tổ chức và điều kiện bảo đảm
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định về công khai, minh
bạch thông tin trong tập đoàn kinh tế.
Công khai, minh bạch thông tin trong TĐKT là một quá trình dài hơi, đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực để thực hiện bởi người ta vẫn lo ngại ẩn sau nó là phần chìm của tảng băng, của lợi ích nhóm. Việc thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về công khai, minh bạch thông tin trong TĐKT giúp cho mọi người được tiếp cận thông tin một cách chính xác, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, góp phần nâng cao tính minh bạch trong chính sách cũng như hoạt động giám sát đối với cán bộ, công chức, viên chức và hoạt động của cơ quan nhà nước, đối với TĐKT việc thực hiện nghi m túc quy định pháp luật đem lại uy tín, niềm tin cho các nhà đầu tư, giúp cho TĐKT cạnh tranh phát triển để có thông tin “đẹp” khi công khai, minh bạch ra công chúng.
Thứ hai, tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về công
khai, minh bạch thông tin trong tập đoàn kinh tế.
Trước hết, cần tập trung vào những nhóm đối tượng có những thông tin bất thường, trong quá khứ công bố thông tin sai lệch, thiếu trung thực, có hành vi vi phạm trong việc công bố thông tin.Trong hoạt động kiểm tra cần được lựa chọn để
tiến hành theo những tiêu chí nhất định và kiểm tra không chỉ tiến hành độc lập theo những tiêu chí mà còn phải có sự so sánh, đối chiếu. Việc kiểm tra, đối chiếu thông tin về công khai, minh bạch thông tin trong TĐKT có thể thực hiện theo định kỳ đối với những đối tượng có sự nghi ngờ về việc công bố thông tin, hay những đối tượng có dấu hiệu thông tin công bố bất thường.
Thứ ba, đẩy mạnh việc giám sát công bố thông tin trong TĐKT.
Cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng trong việc giám sát hoạt động công bố thông tin, theo dõi sát sao những biến động thông tin bất thường, những dấu hiệu bất thường; Cần có những quy định chặt chẽ và hiệu quả đối với những thông tin bất thường, cùng với đó là việc xây dựng cơ chế kết nối thông tin giữa việc bản công bố thông tin với các cơ quan chức năng với bản công bố thông tin trong nội bộ, trong hoạt động tài chính, kế toán, ngân hàng...; Cần đẩy mạnh sự tham gia của xã hội trong công tác giám sát công bố thông tin trong TĐKT, đặc biệt là trong phản biện xã hội, tham gia xây dựng hoàn thiện thể chế, chính sách về minh bạch thông tin và giám sát hoạt động công bố, xác minh thông tin trong TĐKT.
Thứ tư, xử lý nghiêm hành vi công bố thông tin không trung thực, không
công bố thông tin và công bố thông tin chậm thiếu chính xác, vi phạm quy định về công khai, minh bạch thông tin trong tập đoàn kinh tế.Trên cơ sở hoàn thiện pháp luật về vấn đề này, cần tăng các chế tài xử lý việc công bố thông tin không trung thực, không công bố thông tin, công bố thông tin chậm và không giải trình được những thông tin bất thường cần được thực hiện nghiêm túc, xử lý triệt để những hành vi vi phạm.
Thứ năm, hướng dẫn nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cá nhân, tổ chức
trong TĐKT, trong cơ quan nhà nước trong công tác kê khai thông tin, t ng hợp thông tin và quản lý giám sát thông tin. Việc hướng dẫn công tác công bố thông tin, đặc biệt là các kỹ năng trong việc hướng dẫn công bố nội dung, hình thức, phương thức, ngôn ngữ, thủ tục công bố thông tin và quy trình xác minh thông tin là rất cần thiết. Cần đầu tư các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và cơ sở pháp lý cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu về công bố thông tin với đầy đủ.
Thứ sáu, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công khai, minh
về công khai, minh bạch thông tin trong TĐKT cần được tổ chức thực hiện có hiệu quả hơn, trách nhiệm công bố thông tin, các nội dung phải công bố. Hoạt động tuyên truyền cần chú trọng vào việc nâng cao nhận thức của mọi người trong việc công khai, minh bạch thông tin trong TĐKT. Qua đó, giúp cho các cá nhân, người đứng đầu TĐKT nhận thức được đầy đủ hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc công khai, minh bạch thông tin trong TĐKT, xem đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm không chỉ trong TĐKT mà còn trong cơ quan, đơn vị nhà nước.