V. LỜI MỞ ĐẦU
2.3.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán
kết quả và công bố Báo cáo kiểm toán. Để thực hiện giai đoạn này một cách có hiệu quả kiểm toán viên thực hiện một số công việc sau:
a, Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ.
Theo Chuẩn mực kiểm toán số 560, KTV phải xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán có ảnh hưởng đến việc đánh giá hoặc trình bày của các thông tin trên BCTC năm hiện tại
b, Tổng hợp kết quả kiểm toán.
Sau khi tập hợp các loại bằng chứng tại khách hàng, KTV xem xét rằng: liệu các bằng chứng đã thu thập đủ chưa để đảm bảo cho kết luận là khoản mục CPBH là trung thực và hợp lý. Các bằng chứng kiểm toán được KTV xem xét chủ yếu trên 2 khía cạnh sau:
- Tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán: Xem xét mọi khía cạnh của khoản mục chi phí có được khảo sát đầy đủ không, kiểm tra lại chương trình kiểm toán để đảm bảo là tất cả được hoàn thành chính xác và có các bằng chứng chứng minh, tất cả các mục tiêu kiểm toán được thỏa mãn. Nếu KTV kết luận chưa đủ bằng chứng về
tính trung thực của báo cáo tài chính thì có thể tiến hành thu thập thêm hoặc xem xét ảnh hưởng của phạm vi kiểm toán dẫn đến không thể thu thập được các bằng chứng thích hợp.
- Đánh giá tổng hợp các sai sót phát hiện được: KTV đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần cần phải khẳng định rủi ro kiểm toán hay khả năng xảy ra sai sót trọng yếu
trong khoản mục chi phí ở mức độ thấp và có thể chấp nhận được. Trước hết, KTV đánh giá tổng hợp các sai sót phát hiện được trong quá trình kiểm toán ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý của khoản mục CPBH. Nếu phát hiện các sai sót trọng yếu thì yêu cầu khách hàng điều chỉnh hoặc phân loại lại.
c, Phân tích BCTC.
Giai đoạn kết thúc kiểm toán có vai trò quan trọng trong mọi cuộc kiểm toán ngay cả khi các giai đoạn khác được thực hiện tốt mà giai đoạn này thực hiện sơ sài
thì chất lượng cuộc kiểm toán không cao. Theo chuẩn mực kiểm toán số 520 “ Thủ tục phân tích” quy định KTV phải thực hiện thủ tục phân tích ở cả giai đoạn soát xét tổng thể cuộc kiểm toán.
Mục tiêu cơ bản của thủ tục phân tích ở giai đoạn này là đánh giá lại các thông tin trình bày trên BCTC một cách tổng thể và phát hiện các sai sót chưa được phát hiện trước đó nhằm đảm bảo rằng tất cả các chênh lệch lớn và các khoản mục bất thường được giải thích một cách đầy đủ và đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động của khách hàng.
c, Đánh giá giả định hoạt động liên tục.
Theo cả VAS 01 và VAS 21 thì nội dung nguyên tắc hoạt động liên tục là “BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Khi đánh giá nếu Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp biết được có những điều không chắc chắn liên quan tới các sự kiện
hoặc các điều kiện có thể gây ra sự nghi ngờ lớn về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thì những điều không chắc chắn đó cần phải nêu rõ.
Bên cạnh đó, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 570 (VSA 570) - Hoạt động liên tục tại đoạn 04 có quy định “một đơn vị được coi là hoạt động liên tục trong tương lai gần có thể dự đoán được (ít nhất là 1 năm kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán) khi không có ý định hoặc yêu cầu phải giải thể, ngừng hoạt động hoặc thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động, tìm kiếm sự bảo hộ từ các chủ nợ theo pháp luật và các quy định hiện hành”.
Tại khâu kết thúc cuộc kiểm toán : KTV và công ty kiểm toán phải dựa vào những bằng chứng kiểm toán thu nhập được để đánh giá xem có tồn tại yếu tố không chắc chắn trọng yếu liên quan đến từng sự kiện và điều kiện riêng rẽ hoặc kết hợp với
nhau gây ra sự nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị được kiểm
toán. Căn cứ vào các thông tin thu thập được, KTV và công ty kiểm toán sẽ đưa ra được các giả định về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị được kiểm toán.
d, Soạn bản thảo báo cáo kiểm toán.
Sau khi thực hiện bốn bước trên của giai đoạn kết thúc kiểm toán. Trưởng nhóm
kiểm toán sẽ lập bản thảo báo cáo kiểm toán kèm theo thư quản lý ( nếu có) và cùng với toàn bộ hồ sơ cuộc kiểm toán sẽ được soát xét bởi các bộ phận cấp cao.
e, Quy trình soát xét và KSCL báo cáo kiểm toán.
Sau đó tiến hành một số công việc trước khi đưa ra Báo cáo kiểm toán: rà soát lại hồ sơ kiểm toán, yêu cầu khách cung cấp thư giải trình của đơn vị (nếu có), soát xét và KSCL quy trình kiểm toán của khoản mục cũng như toàn bộ cuộc kiểm toán.
f, Lập và phát hành báo cáo, cùng thư quản lý (nếu có):
Sau khi hoàn thành các bước trên, nhóm kiểm toán sẽ tiến hành họp lại với khách hàng để đưa ra các quyết định cuối cùng và phát hành báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán đưa ra ý kiến của KTV về sự trung thực và hợp lý của thông tin được trình bày trên BCTC, phù hợp với những nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi. Trong Báo cáo kiểm toán, KTV có thể đưa ra một trong hai ý kiến sau : Ý kiến chấp nhận toàn phần và ý kiến không phải chấp nhận toàn phần (gồm ba dạng là: ý kiến trái ngược, ý kiến từ chối, ý kiến chấp nhận từng phần).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã khái quát được những nội dung chính về bản chất của khoản mục CPBH cũng như tầm quan trọng của khoản mục đến BCTC để từ đó đưa ra được quy
trình chung kiểm toán khoản mục CPBH trong kiểm toán BCTC. Đây là cơ sở lý thuyết quan trọng để đi đến chương 2, thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục CPBH trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán KPMG Việt Nam.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIEM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG TRONG KIEM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT
NAM THỰC HIỆN 2.1. Tổng quan chung về Công ty TNHH KPMG.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH KPMG.
Tên gọi đầy đủ: CÔNG TY TNHH KPMG Tên giao dịch quốc tế: KPMG Limited Tên viết tắt: KPMG Limited
Trụ sở chính: Tầng 46 tòa tháp Keangnam, Hanoi Landmark Tower, tòa nhà 72 tầng, lô E6, đường Phạm Hùng, Khu đô thị mới Cầu Giấy, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Số điện thoại: +84 (4) 3946 1600 Số fax: +84 (4) 3946 1601 Email: dpp-vn@kpmg.com.vn Chi nhánh:
Tên chi nhánh: Chi nhánh Công ty TNHH KPMG
Địa chỉ chi nhánh: Lô D3, lầu 5, tòa nhà Indochina Riverside, 74 Bạch Đằng , phường Hải Châu 1, quận Hải Châu , thành phố Đà Nang.
Điện thoại: +84(236) 351 9051
Địa chỉ chi nhánh: Tầng 10, tòa nhà Sunwah, 115 Nguyễn Huệ, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: +84 (8) 3821 9266 Fax: +84 (8) 3821 9267
Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc: Ông Warrick Antony Cleine Website: http://kpmg.com.vn
KPMG được thành lập tại Việt Nam từ năm 1994 với văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh; Hà Nội; Đà Nang. Công ty có hình thức sở hữu là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. KPMG được Bộ Tài Chính; Ngân Hàng Nhà Nước; Kiểm Toán Nhà Nước và VACPA công nhận là công ty kiểm toán hàng đầu Việt Nam dẫn đầu về doanh thu, số lượng khách hàng, số lượng kiểm toán viên đạt chuẩn. Tập khách hàng của công ty rất đa dạng như các tập đoàn tư nhân lớn, tập đoàn nhà nước, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, định chế tài chính. Cụ thể trong năm 2019, KPMG đã thực hiện các dịch vụ chuyên biệt cho 124 khách hàng trong đó các định chế tài chính
chiếm gần 40%.
Cuối năm 2019, công ty cũng vừa tổ chức kỷ niệm 25 năm xây dựng và hoạt động tại Việt Nam. Hiện tại, Công ty đang cung cấp các dịch vụ chuyên biệt bao gồm:
kiểm toán, thuế, tư vấn doanh nghiệp và dịch vụ tư vấn quản lý. KPMG Việt Nam thuộc thành viên của mạng lưới các công ty độc lập liên kết với Hiệp hội KPMG International,một pháp nhân được thành lập theo luật Thụy Sỹ. Các hãng thành viên trong mạng lưới KPMG liên kết với công ty KPMG International.
Mô hình tổ chức của KPMG được thiết lập nhằm đảm bảo tính thống nhất về chất lượng dịch vụ và thúc đẩy sự gắn kết các hãng thành viên với các giá trị của KPMG. Ví dụ KPMG International thiết lập và thúc đẩy việc thực hiện và duy trì các chính sách và chuẩn mực dịch vụ nhất quán tại tất cả các hãng thành viên, bảo vệ và thúc đẩy hình ảnh và tên tuổi của KPMG.
KPMG International là đơn vị độc lập về mặt pháp lý đối với các hãng thành viên khác. KPMG Interntional và các hãng thành viên không phải là công ty hợp danh
hay liên doanh toàn cầu, cũng không có quan hệ chủ - đại diện. Không hãng thành viên nào có thẩm quyền buộc KPMG International hay bất kỳ hãng thành viên nào khác ràng buộc với bất kỳ một bên thứ ba nào khác, KPMG International cũng không
có thẩm quyền đó với bất kỳ hãng thành viên nào.
Tính đến năm 2019, KPMG có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp với trên 300 cán bộ, kiểm toán viên được đào tạo đại học và trên đại học chuyên ngành tài chính - ngân hàng - kế toán và kiểm toán ở trong nước và nước ngoài. Trong đó:
Có 90 cán bộ được cấp chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề. 25 thẩm định viên về giá.
20 chuyên gia có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về Thuế.
Đông đảo cộng tác viên bao gồm các Giáo sư, Phó Giáo sư Tiến sỹ, Tiến sỹ, Thạc sỹ và các chuyên gia đầu ngành chuyên môn và kinh nghiệm dầy dặn. Hiện nay
công ty đang cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp, bao gồm:
• Kiểm toán Báo cáo tài chính và giám định các báo cáo kế toán; • Kiểm toán tuân thủ
• Kiểm toán Báo cáo tài chính vì mục đích thuế; • Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB; • Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án;
• Kiểm toán thông tin tài chính; • Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính; • Tư vấn tài chính;
• Tư vấn thuế, rà soát thuế, tư vấn mục đích đầu tư,... ; • Tư vấn quản lý;
• Dịch vụ kế toán; • .
2.1.3. Vai trò nhiệm vụ của từng thành viên trong bộ phận kiểm toán.
Cơ cấu mô hình tổ chức tại công ty là một thể thống nhất, chặt chẽ và được áp dụng trên toàn cầu tùy thuộc vào đặc điểm thể chế của từng quốc gia, lãnh thổ mà cơ cấu có sự linh hoạt thay đổi một cách phù hợp nhất. Cụ thể như sau:
Đơn vị 9/30/2019 9/30/2018 9/30/2017
Tổng doanh thu Triệu VND 505,821 481,848 447,469
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty TNHH KPMG Việt Nam.
Theo sơ đồ trên, chức năng của Ban Giám đốc và các phòng ban được phân nhiệm như sau:
Ban Giám đốc: chịu trách nhiệm điều hành chung, quyết định các hoạt động của
Công ty về đường lối, xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh, lựa chọn thay đổi cơ cấu tổ chức và quản lý kinh tế phù hợp với mục tiêu chung của Công ty. BGĐ Hệ thống cấp bậc tại công ty được phân định một cách rõ ràng với trợ lý kiểm toán là cấp độ thấp nhất (A2-A1) rồi lên đến trưởng nhóm kiểm toán (S2-S1) trước khi lên đến chủ nhiệm kiểm toán. Hiện nay Công ty có 09 phòng ban trực thuộc chính, các phòng được chia theo hình thức quản lý hành chính nhằm tạo điều kiện cho công tác quản lý và phân công trách nhiệm.
Phòng Kiểm toán 1, Phòng Kiểm toán 3 và Phòng Kiểm toán 4 chịu trách nhiệm cung ứng các dịch vụ kiểm toán liên quan đến các doanh nghiệp sản xuất (manufacturing).
Phòng Kiểm toán 2 chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ kiểm toán liên quan đến các định chế tài chính (FS).
Phòng Tư vấn: Thực hiện các dịch vụ tư vấn thuế, tư vấn tài chính và tư vấn pháp lý cho các doanh nghiệp, tổ chức, định chế tài chính.
Phòng Finance: Chịu trách nhiệm thực hiện công tác kế toán của công ty.
Phòng IT: Có chức năng cung cấp và hỗ trợ nhân viên trong lĩnh vực công nghệ và vi tính.
Phòng KDC: Có vai trò hỗ trợ các phòng kiểm toán, phòng tư vấn trong vấn đề thư tín, in báo cáo...
Phòng PPC: Thực hiện các công việc liên quan đến việc xử lý các chi phí phát sinh trong doanh nghiệp và các hoạt động khác liên quan đến văn hóa và con người của công ty.
Để khái quát về kết quả hoạt động SXKD của Công ty TNHH KPMG, từ báo cáo minh bạch của công ty ta có bảng sau:
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của KPMG Việt Nam, giai đoạn 2017 - 2019.
báo cáo tài chính của đơn vị có lợi ích công chúng
Doanh thu từ dịch vụ khác Triệu VND 421,832 390,973 357,332
Chi phí Triệu VND 503,046 480,680 446,697
Lợi nhuận Triệu VND 2,775 1,168 172
Số lượng khách hàng sử dụng
dịch vụ kiểm toán Khách hàng 124 129 128
.Nguyên nhân chính là công ty đã thành công trong việc ký kết hợp đồng với nhiều khách hàng có tiềm lực tài chính lớn. Đạt được thành tựu như vậy là do sự tài tình của ban lãnh đạo trong công tác quản lý, điều hành và góp phần lớn nhất là sự cống hiến hết sức mình của đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao cũng như kinh nghiệm lâu năm trong nghề, đưa thương hiệu KPMG ngày càng phát triển, giữ được vị thế vững chắc là Công ty cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán, tài chính, luật đứng đầu Việt Nam.
2.2. Quy trình kiểm toán BCTC chung do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện.
2.2.1. Quy trình kiểm toán BCTC chung do Công ty TNHHKPMG Việt Nam thực hiện.
Việc thực hiện quy trình kiểm toán BCTC tại KPMG Việt Nam tuân theo phương pháp kiểm toán KAM ( KPMG Audit Manual). Đây là phần mềm được sử dụng trong các cuộc kiểm toán của KPMG trên toàn cầu nhằm hỗ trợ cho các KTV, trợ lý KTV của KPMG. Phần mềm được thiết lập dựa trên nền tảng là kinh nghiệm thực tế, kiến thức chuyên môn được tích quỹ bởi các chuyên gia hàng đầu về ngành kế toán, kiểm toán, tài chính của KPMG và thường xuyên được cải cách sao cho phù
hợp với tình hình thực tế của mỗi nước cũng như sự phát triển của khoa học công nghệ, sự biến động của nền kinh tế toàn cầu. Các bước trong một cuộc kiểm toán BCTC do KPMG Việt Nam như sau.
Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán.
Lập kế hoạch kiểm toán là quy trình đầu tiên của mọi cuộc kiểm toán, là cơ sở cho việc xây dựng các quy trình kiểm toán, thủ tục kiểm toán sau này cũng như chi phối chất lượng của quá trình kiểm toán. Để đảm bảo tính hiệu quả, phù hợp, hiệu năng trong việc thu thập, tổng hợp và đánh giá các thông tin kế toán, bằng chứng kiểm toán cũng như việc bày tỏ ý kiến kiểm toán trung thực hợp lý thì việc lập kế hoạch kiểm toán là yếu tố cố hữu cốt lõi. Việc lập kế hoạch kiểm toán bao gồm các quy trình như đánh giá và phát hiện rủi ro, thiết lập phương pháp kiểm toán được lập kế hoạch, quyết định quy mô cũng như phân bổ các nguồn lực cho cuộc kiểm toán...