Tính tất yếu phải hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và

Một phần của tài liệu 517 hoàn thiện kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán CPA VIETNAM thực hiện (Trang 93 - 112)

cung cấp dịch vụ

Trải qua giai đoạn nhiều khó khăn, thách thức của thời buổi đất nước ta mới bắt đầu tiến trình hội nhập. Đến ngày nay, nền kinh tế của Việt Nam đã có được những sự phát triển vượt bậc, và vị thế của chúng ta trên trường quốc tế chưa bao giờ lớn mạnh đến thế. Ngành kiểm toán với sứ mệnh và vai trò của mình đã thể hiện được những đóng góp riêng của mình cho sự phát triển chung ấy.

Mặc dù vậy, hành lang pháp lý của nước ta đến nay vẫn chưa thực sự đồng bộ, nhiều trường hợp gây khó khăn cho chính sự phát triển của nền kinh tế và cụ thể là bộ phận các công ty kiểm toán. Tuy chỉ mới được hình thành và phát triển trong thời gian chưa quá dài, ngành kiểm toán tại Việt Nam hiện nay đã có sự tham gia của trên 200 công ty kiểm toán lớn nhỏ, chưa kể là sự tham gia của bốn thương hiệu kiểm toán hàng đầu thế giới (Big 4). Vì vậy, tính cạnh trong thị trường là tương đối cao, đòi hỏi yêu cầu cả về chất lượng và quy mô đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán cần nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng sức cạnh tranh và đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng.

Khóa luận tốt nghiệp 74 Khoa Kế toán — Kiểm toán

Đứng trước một thị trường đầy tính cạnh trang như vậy, các công ty kiểm toán cần phải tối ưu hóa quy trình làm việc, xây dựng một quy trình kiểm toán phù hợp nhưng vẫn phải đảm bảo được uy tín và chất lượng công việc. Hệ quả là chi phí kiểm toán cũng sẽ được điều chỉnh giảm đến mức tối ưu, tăng tính cạnh tranh để thu hút thêm các khách hàng và đem lại lợi nhuận cho các công ty.

Đối với BCTC, khoản mục doanh thu bản thân nó đã luôn là một chỉ tiêu hết sức quan trọng, là chỉ tiêu nằm trên báo cáo KQHDKD của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này liên hệ mật thiết tới các chỉ tiêu cấu thành hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào như tiền, khoản phải thu trên BCĐKT, hay là các chỉ tiêu về lợi nhuận và thuế của doanh nghiệp.

Đối với bất cứ một công ty kiểm toán nào, việc hoàn thiện quy trình kiểm toán DTBH & CCDV có ý nghĩa rất quan trọng bởi lẽ doanh thu bán hàng là một khoản mục mang tính trọng yếu rất cao trên BCTC. Do đây là khoản mục thường mang vai trò sống còn đối với đại đa số các doanh nghiệp, cho nên rủi ro các sai sót, hoặc thậm chí là cố tính sai phạm điều chỉnh doanh thu phục vụ cho các mục đích xấu là rất lớn. Việc kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng ngoài nhằm mục đích phát hiện những sai sót, sai phạm nêu trên, còn hỗ trợ Ban lãnh đạo các đon vị khách hàng nắm được thực tế hoạt động của doanh nghiệp, đưa ra các quyết định quản trị kịp thời, chính xác.

3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm toán Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH CPA VIETNAM thực hiện

Với những mặt hạn chế trong quy trình kiểm toán khoản mục DTBH &CCDV đã được nêu ra ở phần trước, tôi in được đề xuất một số giari pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán DTBH & CCDV do Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIETNAM thực hiện.

3.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Thứ nhất: Đánh giá hệ thống KSNB

Một hệ thống KSNB nếu được đánh giá là có hiệu lực tưong ứng với các mục tiêu kiểm toán thì sẽ giúp ích rất nhiều trong việc thu hẹp phạm vi của cuộc kiểm toán mà vẫn đạt yêu cầu về sự bảo đảm không tồn tại các sai sót trọng yếu và ngược lại.

Khóa luận tốt nghiệp 75 Khoa Kế toán — Kiểm toán

Công việc tìm hiểu và đánh giá KSNB là một công việc tưởng như đơn giản nhưng lại đòi hỏi các KTV cần phải có kinh nghiệm. Vì kết quả của quy trình này tác động tới đánh giá các rủi ro kiểm soát, từ đó xác định được quy mô các thử nghiệm kiểm toán nhằm hạn chế xuống mức thấp nhất các rủi ro kiểm toán.

Tại CPA VIETNAM, việc thực hiện đánh giá KSNB được thực hiện chủ yếu thông qua hệ thống các bảng câu hỏi với nội dung trả lời phản ánh khát quát KSNB của khách hàng và khoản mục doanh thu nói riêng. Bên cạnh phương pháp này, Công ty có thể kết hợp áp dụng cả hệ thống lưu đồ để có góc nhìn rõ nét, logic hơn hệ thống KSNB của khác hàng. Bảng câu hỏi đang được sử dụng thực tế tại CPA VIETNAM là khá đầy đủ và chặt chẽ, tuy nhiên việc chỉ áp dụng độc nhất phương pháp này bộc lộ một vài điểm hạn chế cố hữu như tính cụ thể hóa thấp, người trả lời có thể không trung thực cũng như khó thể hiện trực quan các vấn đề phức tạp. Khi đó việc áp dụng kết hợp lưu đồ là một công cụ hữu hiệu đối với các KTV khắc phục những hạn chế, qua đó đánh giá chính xác hơn về hệ thống KSNB của khách hàng. Kết quả của một quy trình đánh giá KSNB chặt chẽ khi kết hợp linh hoạt các phương pháp sẽ tối ưu được chi phí cho công việc này. Đồng thời cũng nhằm giảm thiểu những khó khăn phát sinh về việc đánh giá KSNB khách hàng trong trường hợp Công ty cử một nhóm kiểm toán mới thực hiện công việc, vừa mang ý nghĩa hạn chế những tồn tại cố hữu do nguyên nhân chủ quan, cũng như tháo gỡ nút thắt giúp CPA VIETNAM linh hoạt hơn trong quy trình vận hành nhân sự các cuộc kiểm toán.

Câu hỏi Có/Không - Ý kiến khác (nếu có)______

Khóa luận tốt nghiệp 76 Khoa Kế toán — Kiểm

toán

Sơ đô 3.2: Lưu đô chứng từ quy trình bán hàng Thứ hai: Thủ tục phân tích sơ bộ

Các công việc được thực hiện trong thủ tục này nên được bổ sung thêm các quy trình chặt chẽ, chi tiết hơn. KTV cần mở rộng các phương pháp phân tích thông qua việc yêu cầu đơn vị cung cấp thêm số liệu kế toán của nhiều năm. Sau đó có thể tiến hành đồng bộ các phương pháp phân tích sự biến động của các chỉ tiêu doanh thu. Ngoài ra, việc kết hợp phân tích thêm các loại tỷ suất liên quan đến doanh thu sẽ tối ưu được thủ tục phân tích, kết quả là KTV tiếp cận sơ bộ với khoản mục được rõ ràng và toàn diện.

Thứ ba: về việc đánh giá rủi ro

Ngoài việc xác định, đánh giá các rủi ro tiềm tàng dựa trên phần lớn là do các xét đoán nghề nghiệp của KTV, Công ty có thể xây dựng các bảng câu hỏi kết hợp với nội dụng trong quy trình tìm hiểu khách hàng và hệ thống KSNB của khách hàng. Việc đồng nhất được những nội dung này với nhau có thể mang ý nghĩa lớn trong việc hỗ

Khóa luận tốt nghiệp 77 Khoa Kế toán — Kiểm

toán Bảng 3.2: Bảng câu hỏi hỗ trợ thủ tục đánh giá rủi ro

1. Đặc điểm và tính chính trực:

- Có phải việc quản lý của đơn vị bị chi phối bởi một cá nhân hoặc tập trung vào một vài người không?

-Có phải ban lãnh đạo khách hàng dường như sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao một cách khác thường?

-Liệu có một người nào không phải là đại diện chủ sở hữu hoặc là người quản lý nhưng lại có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị không?

-Có phải ban lãnh đạo đơn vị là những người thiếu kinh nghiệm không?

2. Cam kết của khách hàng về tính trung thực hợp lý của Báo cáo tài chính:

-Đơn vị có áp dụng các chính sách kế toán theo quy định không?

-Liệu có tồn tại các nghiệp vụ không có các bằng chứng kinh tế cơ bản chứng minh không?

-Liệu có các nghiệp vụ lớn phát sinh với các bên liên quan nằm ngoài các hoạt động kinh doanh thông thường không?

-Có phải ban lãnh đạo đơn vị dường như quá coi trọng việc đạt kế hoạch doanh thu và tốc độ tăng trưởng không?

3. Cam kết về việc thiết lập và duy trì một hệ thống thông tin kế toán đáng tin cậy:

-Có phải ban lãnh đạo đơn vị dường như không quan tâm đến những điểm yếu đáng kể trong hoạt động kiểm soát và xử lý thông tin kế toán hoặc không thể sửa chữa hay sửa chữa không kịp thời các điểm yếu này?

-Có phải đơn vị đã không thiết lập một hệ thống các quy định/chính sách hướng dẫn về thực hành công việc, các quy định về đạo đức nghề nghiệp,... hoặc không truyền đạt đầy đủ các vấn đề trên cho các nhân viên hay không?

Khóa luận tốt nghiệp 78 Khoa Kế toán — Kiểm toán

3.2.2 Thực hiện kiểm toán Thứ nhất: Thủ tục phân tích

Các công việc trong thủ tục phân tích thường là những quy trình không quá phức tạp, thời gian thực hiện không quá dài nhưng lại có ý nghĩa lớn hỗ trợ các KTV có một góc nhìn bao hàm, logic về đơn vị khách hàng. Ngoài việc so sánh số liệu giữa kì này với kì trước, KTV nên mở rộng quy mô số liệu nhằm có thêm những phương hướng tiếp cận đối với thủ tục này.

Bên cạnh đó, các quy trình kiểm toán đang được áp dụng chủ yếu tập trung vào các tỷ trọng, còn khía cạnh phân tích các tỷ suất thì thường ít được quan tâm. Mặc dù hiệu quả của phương pháp này đối với quá trình phân tích là cực kì rõ rệt, tuy nhiên thực trạng hiện nay là đa số KTV chưa sử dụng triệt để hiệu quả các biện pháp phân tích. Một số phương pháp có thể sử dụng gồm:

- Phân tích xu hướng biến động doanh thu, khoản phải thu theo kỳ. Sử dụng kết quả để tìm ra nguyên nhân biến động.

- Tính toán các tỷ suất sinh lời, tỷ suất lợi nhuận, sao đó kết hợp so sánh với các đơn vị cạnh tranh và chỉ tiêu bình quân ngành để đánh giá.

- Thu thập, phân tích vòng quay các khoản nợ phải thu, các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi trên tổng phải thu.

Thứ hai: Thủ tục kiểm tra chi tiết

Đối với phần kiểm tra chi tiết khoản mục doanh thu, CPA VIETNAM nên bổ sung hệ thống các kí hiệu kiểm toán. Kết hợp việc miêu tả các nghiệp vụ, tài liệu phát sinh với việc kiểm tra rà soát. Chẳng hạn, KTV có thể dùng các kí hiệu chữ cái a,b,c,... để đánh dấu việc thiếu sót 1 thủ tục cụ thể nào đó, hoặc để xác nhận rằng các nội dung kiểm tra đã hợp lệ và đầy đủ.

Đối với các giấy tờ mới chỉ tập trung vào số hợp đồng, số hóa đơn, lượng tiền tổng cộng, Công ty có thể thiết kế thêm các mục chỉ tiêu về đơn giá, số lượng để việc kiểm tra chi tiết được đầy đủ, khoa học hơn.

Thứ ba: Việc chọn mẫu kiểm toán

Để khắc phục được mặt hạn chế của việc chọn mẫu là phụ thuộc chủ yếu vào năng lực của KTV, trong một số trường hợp cần thiết, Công ty nên linh động áp dụng một vài phương pháp chọn mẫu kiểm toán khác như chọn mẫu dựa trên bảng số ngẫu nhiên

Khóa luận tốt nghiệp 79 Khoa Kế toán — Kiểm toán

của Hiệp hội Thương mại Liên quốc gia Hoa Kì; hoặc chọn mẫu theo hệ thống máy tính, lựa chọn các phần tử có khoảng cách đều nhau trên hệ thống.

Bên cạnh việc lựa chọn phương pháp chọn mẫu phù hợp, KTV có thể áp dụng kỹ thuật phân tầng trong chọn mẫu. Đây là phương pháp giúp phân chia một mẫu tổng thể lớn thành nhiều nhóm nhỏ hơn, mà trong đó các đơn vị thuộc cùng một nhóm mang nhiều đặc điểm tương đồng, từ đó mà sự khác biệt trong tổng thể sẽ được thu hẹp lại. Mục đích của kỹ thuật này là giúp KTV tập trung được vào những bộ phận mẫu nhiều khả năng phát sinh sai sót.

Thủ tục phân tích nếu được thực hiện một cách chặt chẽ, đầy đủ trước khi tiến hành chọn mẫu để kiểm tra chi tiết cũng sẽ giúp KTV khoanh vùng rủ ro để giảm thiểu thủ tục kiểm tra chi tiết hiệu quả.

Thứ tư: Xây dựng chương trình kiểm toán

Chương trình kiểm toán của CPA VIETNAM trong tương lai nên được áp dụng các công nghệ kỹ thuật, nhằm xây dựng một hệ thống phần mềm kiểm toán riêng biệt của Công ty. Từ đó, việc mở rộng và nâng cao các quy trình kiểm toán không chỉ tương thích với từng khoản mục mà còn phù hợp với đặc điểm của từng loại hình hoạt động của khách hàng sẽ hỗ trợ KTV rất nhiều trong quá trình thực hiện kiểm toán.

3.2.3 Kết thúc kiểm toán

Quá trình soát xét các giấy tờ làm việc, các tài liệu liên quan của cuộc kiểm toán nhằm mục đích phát hành báo cáo kiểm toán, cũng như xây dựng hồ sơ lưu trữ cần phải được chú trọng và có quy trình cụ thể hơn, chẳng hạn như việc kí duyệt các giấy tờ đã được hoàn thiện để đánh giá tiến trình làm việc, cũng như chất lượng kiểm toán. Một hệ thống phần mềm kiểm toán cũng hỗ trợ rất tối ưu cho các cấp quản lý thực hiện quy trình soát xét và phê duyệt cho cuộc kiểm toán.

Khóa luận tốt nghiệp 80 Khoa Kế toán — Kiểm toán

khung pháp lý riêng biệt, cụ thể là các chuẩn mực kế toán và kiểm toán đã được Quốc hội thông qua. Việc ban hành các "Nghị định hướng dẫn" của Chính phủ ta đã phát huy phần nào kết quả , nhưng thể chế pháp lý chưa thống nhất và còn nhiều bất cập. Vì vậy thực trạng ấy đòi hỏi toàn bộ hệ thống các Cơ quan quản lý Nhà nước cần vào cuộc thường xuyên trong kiểm tra hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chuẩn mực kế toán, công tác kiểm toán để tìm ra những khiếm khuyết, những vấn đề chưa phù hợp để bổ sung, điều chỉnh kịp thời. Đồng thời, các cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện tốt việc phổ biến “Chuẩn mực kiểm toán” phổ biến đến các công ty kiểm toán để tránh xảy ra bất đồng.

Nhà nước thông qua hệ thống các bộ, ban, ngành, cần phát huy hơn nữa vài trò chủ đạo trong hoàn chỉnh hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam, thu hẹp những khoảng cách giữa hệ thống chuẩn mực Việt Nam so với quốc tế. Bổ sung, xây dựng hoàn thiện pháp luật và các quy định liên quan đến kiểm toán, trước hết là các luật và quy định liên quan đến kiểm toán độc lập, kiểm soát và kiểm toán nội bộ. Nghiên cứu, điều chỉnh các yêu cầu pháp lý liên quan đến tiêu chuẩn, chức danh, chức năng và quyền hạn của kiểm toán viên được cấp chứng chỉ và kiểm toán viên để tránh những nhầm lẫn và hiểu nhầm. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về trách nhiệm của công ty kiểm toán đối với chất lượng hoạt động kiểm toán, rõ ràng hơn các quy định bắt buộc về nghề nghiệp và tăng cường các chế tài đối với kiểm toán viên vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Đổi mới kế hoạch, nội dung và phương pháp nâng cao chất lượng đào tạo kiểm toán viên.

3.3.2 về phía Hiệp hội nghề nghiệp

Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) ra đời năm 2005, nhưng sứ mệnh của nó là rất thiết thực trong việc thống nhất, hệ thống một tổ chức chuyên môn đặc biệt về lĩnh vực kiểm toán. Hội kiểm toán cần đóng vai trò hỗ trợ, xây dựng ý kiến cho Bộ Tài chính khi thiết kế các quy định, văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm toán. Đồng thời, các khóa học cập nhật kiến thức nên được tổ chức thường xuyên và tổ chức các kỳ thi cấp chứng chỉ để nâng cao trình độ của các kiểm toán viên, từ đó giúp nâng cao chất lượng nhân lực ngành kiểm toán nói chung.

Khóa luận tốt nghiệp 81 Khoa Kế toán — Kiểm toán

KẾT LUẬN

Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đang là hạt nhân đưa nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển lớn mạnh. Ngành Kiểm toán -

Một phần của tài liệu 517 hoàn thiện kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán CPA VIETNAM thực hiện (Trang 93 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w