Kế toán chi phí quản lý kinh doanh

Một phần của tài liệu 437 hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược đức minh hưng yên (Trang 25)

5. Kết cấu khóa luận

1.3.1. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh

Tài khoản 642 chi phí quản lý kinh doanh có hai tài khoản cấp 2: - Tài khoản 6421- chi phí bán hàng

- Tài khoản 6422- chi phí quản lý doanh nghiệp

a. Chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng là những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong kỳ theo quy định của chế độ tài chính bao gồm: tiền lương nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí quảng cáo, tiếp thị, chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí vật liệu bao bì, công cụ dụng cụ và các chi phí bằng tiền khác.

b. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung toàn doanh nghiệp bao gồm các chi phí như: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý, chi phí dự phòng phải thu khó đòi, thuế, lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền dùng cho bộ phận quản lý...

c. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh

* Chứng từ kế toán

- Bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương

- Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định - Bảng phân bổ công cụ dụng cụ

- Phiếu chi, giấy báo nợ, có

- Hóa đơn GTGT hàng hóa, dịch vụ, văn phòng phẩm,... * Tài khoản kế toán

- TK 642- chi phí quản lý kinh doanh

Kết cấu tài khoản 642- chi phí quản lý kinh doanh TK 642

- Các chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ - SÔ dự phòng phải thu khó đòi,dự phòng phải trả (chênh lệch giữa sô dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn sô dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết)

- Các khoản được ghi giảm chi

phí quản lý kinh doanh

- Hoàn nhập dự phòng phải thu

khó đòi, dự phòng phải trả (chênh

lệch giữa sô dự phòng phải lập kỳ

này nhỏ hơn sô dự phòng đã lập

kỳ trước chưa sử dụng hết)

- Kết chuyển chi phí quản lý kinh

doanh vào TK 911- xác định kết

quả kinh doanh.

Tài khoản 642 không có sô dư cuôi kỳ

* Trình tự hạch toán: căn cứ vào các chứng từ có liên quan đến các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh, kế toán hạch toán nợ TK 642, cuôi kỳ thực hiện kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả hoạt dộng kinh doanh.

1.3.2. Ke toán doanh thu hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính

Doanh thu hoạt động tài chính: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được từ hoạt động tài chính hoặc kinh doanh về vôn trong kỳ kế toán. Bao gồm doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu họat động tài chính khác.

Chi phí hoạt động tài chính: là các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp như chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính; chiết khấu thanh toán cho người mua, các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư,...và các khoản chi phí tài chính khác.

TK 515 -Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có)

- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang tài khoản

- Các khoản doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ

TK 515 không có số dư cuối kỳ TK 635

- Cáckhoản chi phí tài

chính phát sinh trong kỳ

- Tríchlập bổ sung dự

phòng giảm giá chứng

khoán kinh doanh, dự

phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác

- Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh,dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác

- Các khoản được ghi giảm chi phí tài chính

- Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn

bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt

TK 635 không có số dư cuối kỳ

1.3.3. Ke toán doanh thu khác và chi phí khác

Thu nhập khác là các khoản thu nhập được tạo ra từ các hoạt động khác ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp bao gồm các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên như:

- Thu nhập từ nhượng bán tài sản, thanh lý TSCĐ - Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng - Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ

- Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ - Các khoản thu nhập khác ngoài những khoản nêu ở trên

Chi phí khác: là những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện và nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp bao gồm:

- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ

- Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán

- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính - Các khoản chi phí khác

Kết cấu các tài khoản:

TK 711

- Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) đối với các khoản thu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911

- Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ

TK 711 không có số dư cuối kỳ TK 811

- Các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ

- Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911

1.3.4. Ke toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

a) Khái niệm

Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp phát sinh trong năm, làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được ghi nhận vào tài khoản này là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

* Nguyên tắc kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

- Hàng quý, kế toán căn cứ vào chứng từ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp để ghi

nhận số thuế thu nhập doang nghiệp tạm phải nộp vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp cho năm đó, kế toán ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thêm vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp của năm đó, kế toán phải ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp.

* Nguyên tắc hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Khi lập báo cáo tài chính, kế toán phải kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có của tài khoản 821 vào tài khoản 911- xác định kết quả kinh doanh.

b) Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

* Chứng từ kế toán: tờ khai thuế TNDN, quyết toán thuế TNDN, các chứng từ liên quan khác.

* Tài khoản kế toán

- TK 821- chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp - TK 3334 và các tài khoản khác có liên quan

TK - Chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm - Thuế TNDN của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện tại

- Số thuế TNDN thực tế phải nộp trong

năm nhỏ hơn số thuế TNDN tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế TNDN đã ghi nhận trong năm;

-Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN trong năm hiện tại;

- Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế TNDN trong năm vào tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”

Tài khoản 821 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” không có số dư cuối kỳ

1.3.5. Ke toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh

a) Nguyên tắc kế toán

Tài khoản dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán, bao gồm: kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá trị vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm, hàng hóa,...), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Tài khoản này phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán. Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động. Trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ.

* Tài khoản kế toán:

- TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh - TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối

- Các tài khoản liên quan khác: 511, 632, 642,...

* Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”

TK

- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa đã bán;

- Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế TNDN và chi phí khác; - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp;

- Kết chuyển lãi.

- Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa đã bán trong kỳ;

- Doanh thu hoạt động tài chính,

các khoản thu nhập khác và

khoản kết chuyển giảm

chi phí

thuế thu nhập doanh nghiệp;

TK 911 không có số dư cuối kỳ

* Kết cấu tài khoản 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối TK

- Số lỗ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; - Trích lập các quỹ của doanh nghiệp,

- Chia cổ tức, lợi nhuận cho các chủ sở hữu;

- Bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu - Số lợi nhuận thực tế hoạt động kinh doanh; - Số lỗ của cấp dưới được cấp trên cấp bù; - Xử lý các khoản lỗ về hoạt động kinh doanh.

Số lỗ hoạt động kinh doanh

1.4. Các hình thức sổ kế toán

1.4.1. Hình thức kế toán nhật kí chung

Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức kế toán Nhật ký chung bao gồm các loại sau:

- Sổ Nhật ký chung, sổ Nhật ký đặc biệt - Sổ Cái;

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung được mô tả tại Sơ đồ 01 - Phụ lục 4 (133/2016/TT-BTC)

1.4.2. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái

Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau:

- Nhật ký - Sổ Cái;

- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái được mô tả tại sơ đồ 02 - Phụ lục 4.

1.4.3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:

- Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ. - Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ Cái.

Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ bao gồm các loại sổ kế toán sau: - Chứng từ ghi sổ

- Sổ cái

- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ được mô tả tại sơ đồ 03 - Phụ lục 4.

1.4.4. Hình thức kế toán trên máy vi tính

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính: công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong ba hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không thể hiện đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính được mô tả tại sơ đồ 04 - Phụ lục 4.

Kết luận chương 1

Trong chương này, khóa luận đã tập trung vào nghiên cứu, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán toán hàng và xác định kết quả kinh doanh. Bao gồm tìm hiểu các khái niệm, vai trò, mối quan hệ giữa kế toán bán hàng và xác định KQKD, các phương thức bán hàng và thanh toán trong doanh nghiệp hiện nay, các hình thức ghi sổ kế toán theo chế độ kế toán hiện hành. Để từ đó làm căn cứ để đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Dược Đức Minh Hưng Yên”.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC ĐỨC MINH HƯNG YÊN

2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Dược Đức Minh Hưng Yên

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần Dược Đức Minh Hưng Yên bắt đầu được cấp giấy phép hoạt động từ ngày 28/8/2006 tại Chi cục Thuế Thành phố Hưng Yên.

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng anh: HUNG YEN DUC MINH PHARMA -

CEUTICAL JOINTSTOCKCOMPANY

Tên giao dịch viết tắt: DUC MINH PHARJSC Loại hình hoạt động: Công ty Cổ phần

Mã số thuế: 0900257583

Địa chỉ: số 37A đường Huỳnh Thúc Kháng, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

Đại diện pháp luật: Hoàng Văn Canh Ngày cấp giấy phép: 28/8/2006 Ngày hoạt động: 28/8/2006 Điện thoại: 02213558686 Fax: 03213556713 Email: duocducminh@gmail.com Số tài khoản:

+ 7401133338888 ngân hàng TMCP Quân Đội - chi nhánh Hưng Yên

+ 2400201002640 ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên.

Trải qua 15 năm hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 5.000.000.000 đồng, với sự biến động không ngừng và cạnh tranh trong ngành dược, toàn thể công ty đã nỗ lực,

Một phần của tài liệu 437 hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược đức minh hưng yên (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w