1.4.3.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp)
Phương pháp này áp dụng cho các DNXL có số lượng CT, HMCT ít nhưng có
khối lượng sản xuất lớn. Giá thành theo phương pháp này được tính theo công thức: Giá thành CPSXDD đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSXDD cuối kỳ
đơn vị Số lượng sản phâm hoàn thành
1.4.3.2. Phương pháp tính giá thành theo định mức
Áp dụng trong trường hợp DNXL thực hiện kế toán CPSX và tính giá thành SP theo định mức. Phương pháp này có mục đích kịp thời phát hiện ra mọi CPSX phát sinh vượt quá định mức, từ đó tăng cường phân tích và kiểm tra kế hoạch GT.
Căn cứ vào định mức chi phí hiện hành, kết hợp với dự toán chi phí được duyệt, kế toán tiến hành tính giá thành sản phâm theo định mức.
So sánh chi phí phát sinh với định mức để xác định số chênh lệch. Tập hợp thường xuyên và phân tích những chênh lệch đó để kịp thời tìm ra những biện pháp khắc phục nhằm hạ giá thành sản phâm.
Trên cơ sở tính giá thành định mức, số chênh lệch do thay đổi định mức, kết hợp với việc theo dõi chính xác số chênh lệch so với định mức, kế toán tiến hành xác định giá thực tế của sản phâm xây lắp theo công thức:
Giá thành thực tế = Giá thành định mức +/- Chênh lệch định mức
1.4.3.3. Phương pháp tổng cộng chi phí
Phương pháp này áp dụng đối với các CT, HMCT được chia thành nhiều giai đoạn thi công. Do đó, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các giai đoạn thi công nhưng đối tượng tính giá thành là các CT, HMCT đã hoàn thành. Khi đó, giá thành
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Khánh Phương
của toàn bộ CT, HMCT đã hoàn thành được xác định bằng cách cộng tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn thi công.