Đánh giá công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây

Một phần của tài liệu 709 kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần sông đà 4,khoá luận tốt nghiệp (Trang 69 - 72)

2.3.2.1. Những mặt đạt được

+ Công ty tập hợp chi phí sản xuất theo đối tượng là từng CT, HMCT. Điều này phù hợp với đặc điểm SXKD của DNXL, thuận tiện cho việc tính giá thành SP xây lắp. + Giá thành SPXL được công ty tính theo phương pháp giản đơn, phù hợp với đối tượng tập hợp CPSX, đối tượng tính giá thành và cách thức bàn giao thanh toán của công ty. Những ưu điểm này có tác dụng tích cực đến việc tiết kiệm CPSX và giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của công ty.

+ Công ty đã tiến hành phân loại chi phí theo nội dung và tính chất kinh tế, bao gồm 4 khoản mục chi phí: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SDMTC, chi phí SXC, điều này thuận tiện cho việc tính giá thành cũng như đảm bảo đủ các yếu tố theo yêu cầu của chế độ kế toán đối với việc tính giá thành SPXL.

+ Kế toán chi phí NVLTT: Công ty thực hiện kiểm đếm số vật liệu còn thừa chưa sử dụng hết sau khi công trình đã hoàn thành để tính toán chính xác lượng vật tư sử dụng

thực tế cho công trình đó, nếu có mất mát sẽ quy trách nhiệm cho cán bộ quản lý. Điều này làm tăng tinh thần trách nhiệm cho nhân viên cũng như tránh tình trạng phản ánh những chi phí không hợp lý.

+ Kế toán chi phí NCTT: Để trả lương đầy đủ và chính xác cho người lao động, đơn vị đã sử dụng các chứng từ có độ tin cậy cao như Bảng chấm công, Nhật trình làm việc, Biên bản nghiệm thu đối với khối lượng công việc hoàn thành...

+ Kế toán chi phí SDMTC: Để theo dõi và quản lý tốt hạng mục chi phí này, đơn vị đã tiến hành theo dõi và hạch toán vào các TK riêng từng loại chi phí cấu thành như: chi phí vật liệu, chi phí CCDC, chi phí nhân công điều khiển máy, chi phí khấu hao... Để thuận tiện và chủ động hơn cho các đội thi công trong quá trình hoạt động, đơn vị cho phép các đội thi công chủ động thuê MTC trong trường hợp cần thiết. Điều này giúp giảm chi phí vận chuyển hay chi phí mua máy mới, nhất là đối với các công trình

ở xa.

+ Kế toán chi phí SXC: Đơn vị đã hạch toán chi phí SXC theo từng CT, HMCT đồng thời mở các TK và sổ chi tiết riêng cho các thành phần chi phí SXC riêng biệt. Đồng thời cũng tiến hành phân bổ chi phí SXC theo khối lượng thực hiện của công trình.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Khánh Phương

2.3.2.2. Những mặt cần khắc phục và nguyên nhân

Kế toán chi phí NVLTT

+ Thời gian thi công hoạt động xây lắp thường kéo dài trong khi giá cả NVL luôn biến động theo thị trường. Nếu giá cả thay đổi tăng sẽ ảnh hưởng không tốt đến chi phí NVLTT và giá thành công trình do chi phí phát sinh thực tế sẽ bị đội lên nhiều so với chi phí dự toán.

+ Chi phí NVLTT trong xây lắp thường chiếm tỷ trọng lớn, tuy nhiên việc quản lý chi phí này ở công ty đang còn lỏng lẻo. NVL thường được khoán cho các đội tự tìm kiếm nguồn cung để mua rồi chuyển thẳng đến công trình. Việc quản lý chỉ được thực hiện trên giấy tờ, sổ sách (tức là quản lý về số tiền, số lượng) mà không quản lý nắm bắt về chất lượng. Do đó việc mua vật liệu có chất lượng kém, sai yêu cầu, ăn bớt gây thất thoát là không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó tại một số công trường thi công có xảy ra tình trạng các vật tư có giá trị lớn bị mất cắp. Điều này một phần do người lao động không có ý thức tốt, nảy sinh lòng tham để trục lợi trong quá trình làm việc. Nhưng cũng phải kể đến trách nhiệm của các cán bộ quản lý chưa kiểm soát

lượng vật tư một cách chặt chẽ nên để xảy ra thất thoát lớn.

Kế toán chi phí NCTT

+ Toàn bộ việc chấm công và chia lương cho công nhân ở các đội thi công đều do các tổ trưởng theo dõi thực hiện. Tuy điều này giúp giảm bớt lượng công việc của kế toán nhưng kế toán chỉ có thể quản lý được tổng số mà không thể kiểm tra tính hiện hữu và tính chính xác trong công tác tính lương của từng công nhân thi công. Do đó có thể xảy ra những sai sót đến từ nguyên nhân thiếu trung thực mà kế toán không thể nắm bắt và phát hiện kịp thời.

+ Với quy mô ngày càng rộng, các công trình ở xa nên ngoài đội ngũ công nhân của công ty, các đội phải thuê thêm công nhân bên ngoài. Việc thuê công nhân ngoài không thuộc quản lý của công ty khiến cho công ty khó nắm bắt được chất lượng nhân sự cũng như gặp khó khăn trong công tác quản trị nhân lực.

Kế toán chi phí SDMTC

+ Công ty chưa thật sự quan tâm đến việc theo dõi thời gian hoạt động của MTC, việc đánh giá chi phí SDMTC trong kỳ chủ yếu chỉ dựa vào báo cáo của đội trưởng quản lý công trình.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Khánh Phương

+ Công ty chưa thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn MTC. Trong kỳ, công trình

nào sử dụng MTC bị hỏng hóc, có phát sinh chi phí sửa chữa lớn thì khi công tác sửa chữa hoàn thành, khoản chi phí này sẽ được tính vào chi phí SDMTC trong kỳ và tính

vào giá thành của công trình đó. Điều này là không hợp lý vì chi phí này bỏ ra có tác dụng bảo dưỡng, sửa chữa máy trong nhiều kỳ nhưng chỉ được hạch toán trong một kỳ. Điều này có thể dẫn đến mất cân đối chi phí giữa các kỳ, không chủ động về nguồn kinh phí cho sửa chữa lớn máy thi công.

Kế toán chi phí SXC

+ Các chi phí SXC phát sinh như chi phí điện, nước, điện thoại... do giữa tháng mới nhận được giấy báo thanh toán của nhà cung cấp và cuối tháng phòng kế toán mới nhận được các chứng từ này nên thường được tính cho chi phí tháng sau. Điều này không đảm bảo nguyên tắc cơ sở dồn tích của kế toán là ghi nhận chi phí vào thời điểm phát sinh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lí luận chung đã được trình bày ở chương 1, chương 2 của khóa luận đã tập trung đi sâu vào tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành SPXL tại công ty Cổ phần Sông Đà 4, cụ thể với công trình thi công đường đua F1. Từ đó, đưa ra những phân tích, đánh giá tổng quan, chỉ ra những kết quả đạt được và một số hạn chế còn tồn tại cần được khắc phục của việc tổ chức bộ máy kế toán cũng như công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm xây

lắp tại công ty Cổ phần Sông Đà 4 trong thời gian qua.

Như đã trình bày ở trên, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, vấn đề quản lý tốt và tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các DNXL nói chung và công ty Cổ phần Sông Đà 4 nói riêng. Vì vậy, chương 3 của khóa luận sẽ nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành SPXL tại công ty Cổ phần Sông Đà 4.

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Năm 2024 Năm 2025

Tổng doanh thu 840.48 857.33 873.40 887.91 902.73

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Khánh Phương

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN SÔNG ĐÀ 4

Một phần của tài liệu 709 kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần sông đà 4,khoá luận tốt nghiệp (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w