Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính chung do Công ty TNHH Kiểm toán

Một phần của tài liệu 618 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán CPA việt nam thực hiện (Trang 45 - 51)

toán CPA Việt Nam thực hiện

Công ty TNHH Kiểm toán CPA Việt Nam luôn luôn cố gắng hoàn thiện kiến thức chuyên sâu của các KTV cũng như cập nhật liên tục quy trình kiểm toán của công ty để có thể hoàn thiện quy trình kiểm toán một cách hoàn hảo nhất có thể. Hiện tại, công ty đang áp dụng chương trình kiểm toán của Liên minh kiểm toán, kế toán quốc tế INPACT kết hợp với chương trình kiểm toán mẫu của Deloite để có một chương trình kiểm toán riêng và phù hợp với chính công ty. Tuy nhiên, các quy trình của CPA VIETNAM cho đến hiện tại mới thực hiện thủ công trên các sheet excel chứ chưa sử dụng các phần mềm kiểm toán.

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Sau khi cân nhắn, xem sét và chấp nhận hợp đồng, CPA VIETNAM bắt đầu tiến hành các bước và thủ tục để thực hiện quy trình kiểm toán giai đoạn lập kế hoạch. Cụ thể công việc diễn ra như sau:

Ngành nghề. Iihh vục kinh doanh? Loại hình kinh doanh có gì đặc biệt? Chính sách kè toán như the nào?

Tini hiến

Xác định vã đánh giá rủi ro

* Phản (ích sơ bộ BCTC

Xác định sơ bộ các rùí ro trọng yểu. trong hoạt động kinh df⅜πnh

Xác định và đánh giá sơ bộ rũi ro tiềm tàng chung trong KSNB

Dựa vảo nhùng phàn tífh trên, lựa chọn KTV phù hợp đẽ thực hiện kiẽni toán

Thiêt ke kè hoạch kiêm toán chi tiết

Sơ đồ 2.2. Quy trình kiểm toán chung giai đoạn lập kế hoạch của CPA VIETNAM

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ hồ sơ kiểm toán của CPA VIETNAM

Công việc đầu tiên khi chuẩn bị một cuộc kiểm toán, đó là liệu công ty CPA VIETNAM có chấp nhận hợp đồng của khách hàng. Tham khảo từ chính sách của Liên minh Ke toán, Kiểm toán quốc tế INPACT, công ty đã xây dựng và áp dụng các chính sách và thủ tục về chấp nhận và duy trì quan hệ với khách hàng và từng hợp đồng cụ thể. Các chính sách và thủ tục này được thiết kế để đánh giá khả năng chấp nhận, duy trì khách hàng và hợp đồng dịch vụ cụ thể trên nhiều giác độ:

- Công ty và các cá nhân liên quan đến tuân thủ các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp liên quan khi thực hiện hợp đồng hay không;

- Công ty có đủ điều kiện Pháp lý để thực hiện hợp đồng hay không; - Công ty có đủ năng lực, thời gian nguồn lực để thực hiện hợp đồng hay không nhằm đảm bảo cân bằng lợi ích của Công ty và của khách hàng.

Tông tài săn

Dựa vào bảng hướng dẫn trên, các KTV của CPA VIETNAM sẽ xác định các mức trọng yếu của các khoản mục chính để xác định rủi ro cơ bản. Neu trong quá trình kiểm toán, KTV thấy có khoản mục nào bất thường kể cả lúc đó chưa xác định tỷ lệ rủi ro hay tỷ lệ rủi ro xác định ban đầu là an toàn thì cũng sẽ thực hiện các thủ tục kiểm tra khác nhau để giám định và tìm nguyên nhân của việc bất thường đó.

Việc tìm hiểu thông tin khách hàng càng kỹ càng tốt bởi đây là những thông tin có vai trò và có tác động to lớn đối với công việc kiểm toán. Khi KTV không hiểu rõ về khách hàng thì khó có thể thực hiện công việc kiểm toán thuận lợi, khó có thể xác định mẫu kiểm tra cũng như kiểm tra, nhận xét về những giao dịch kế toán, KSNB của khách hàng. Từ đó, KTV có thể đưa ra những ý kiến, đánh giá sai lệch hoặc bỏ sót kiểm tra một khía cạnh nào đó trong hoạt động của doanh nghiệp. Đó cũng ảnh hưởng lớn tới uy tín và chất lượng kiểm toán của CPA VIETNAM, vì vậy, việc tìm hiểu khách hàng trước khi kiểm toán là vô cùng thiết yếu.

công việc ban đầu gồm những việc KTV phải làm để có thể thực hiện kiểm toán tại thực địa như yêu cầu khách hàng cung cấp số liệu, thu thập bằng chứng, chọn mẫu. Sau đó đến bước hai là thực hiện kiểm tra chi tiết, lúc này KTV tiến hành các thử nghiệm cơ bản dựa trên số liệu thu thập được và kiểm tra chi tiết theo mẫu đã chọn trước đó. Trong quá trình kiểm tra chi tiết, nếu KTV thấy còn vấn đề tồn tại thì sẽ thực hiện bổ sung các thủ tục để kiểm tra rộng hơn. Ở bước ba, KTV rà soát lại toàn bộ cuộc kiểm toán nhằm tránh các sai sót hay thiếu sót không đáng có và đưa ra kết luận về các mục tiêu kiểm toán, cũng như đánh giá đầy đủ bằng chứng kiểm toán thu thập được.

Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Sơ đồ 2.4. Quy trình kiểm toán giai đoạn kết thúc của CPA VIETNAM

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ hồ sơ kiểm toán của CPA VIETNAM

Ở giai đoạn này, công việc kiểm toán đã gần như khép lại. Đây là lúc KTV làm những công việc cuối cùng để hoàn thiện báo cáo kiểm toán gồm kiểm tra, soát xét toàn cuộc kiểm toán của các thành viên, lên bảng tổng hợp kết quả kiểm toán đồng thời chỉ cho KH thấy những điểm sai sót, gian lận trong cuộc kiểm toán và đề

nghị khách hàng sửa đúng. Trong thời gian đợi khách hàng trả lời, KTV hoàn thiện các rà soát và giấy tờ cần thiết để làm báo cáo kiểm toán. Tại văn phòng làm việc thì tiến hành hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ kiểm toán. Cuối cùng, KTV đưa ra ý kiến kiểm toán và lập báo cáo, kết thúc cuộc kiểm toán.

Kiểm soát chất lượng kiểm toán

Với phương châm “Chất lượng dịch vụ - Sự hiểu biết - Tầm nhìn toàn cầu”, CPA VIETNAM luôn đặt chất lượng của các dịch vụ lên hàng đầu. Vì vậy, các hoạt động kiểm soát chất lượng được đặt biệt quan tâm.

V Thứ nhất: kiểm soát kiến thức và kỹ năng của nhân viên

Để trở thành nhân viên, các ứng viên đã phải trải qua vòng tuyển dụng khắt khe của công ty. Sau đó các ứng viên phải trải qua thời gian thử việc khoảng 1 tháng để chứng tỏ bản thân có đầy đủ kỹ năng, kiến thức cũng như phù hợp với môi trường CPA VIETNAM. Với những nhân viên mới, công ty luôn dành một khoảng thời gian để đào tạo, bổ sung cho họ những kiến thức kiến thức cần thiết khi làm việc tại công ty.

Đối với những nhân viên chính thức, họ đều phải tham gia những lớp học của công ty được tổ chức dưới dạng hội thảo, trao đổi kinh nghiệm và kiến thức nhằm bổ sung những kiến thức mới lẫn nhau. Đây là cách đào tạo rất hay vì nó không tốn chi phí mấy, tận dụng được các nguồn lực có sẵn. Bên cạnh đó, công ty cũng có những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho nhân viên đi học để nâng cao chuyên môn và kỹ năng. Ngoài ra, công ty có điểm đặc biệt là mỗi tháng các phòng kiểm toán đều phải luân phiên nhau làm một bản báo cáo pháp luật nêu ra những điểm mới, điểm cần chú ý hay điểm mạnh, điểm yếu trong pháp luật của Việt Nam để tránh các tình hình không cập nhật kịp chuẩn mực, luật pháp của Việt Nam. Hơn nữa, khi nhóm kiểm toán nào gặp trường hợp kiểm toán khó khăn hay bất thường thì sẽ công bố tình hình và cách giải quyết vấn đề vào một file chung được cập nhật trên hệ thống chung của công ty. Từ đó, các nhân viên trong công ty có thể biết, học hỏi và tham khảo để biết cách làm việc khi gặp một trường hợp tương tự.

V Thứ hai: kiểm soát quy trình kiểm toán

Các quy trình kiểm toán được công ty công khai trong nội bộ công ty và bắt buộc mọi nhân viên phải tuân theo. Những quy trình được công bố rất cụ thể, rõ

Khách hàng: Công ty cố phân phát trlến kỹ thuật công nghệ EDH Người lập: HTDQ Ngáy:3/1/20 20

Ngày khóa số: 31/12/2020 Người soát xét: Ngày:

ràng, rành mạch và được hướng dẫn chi tiết tới mọi nhân viên. Nhóm trưởng của nhóm kiểm toán cũng thực hiện công việc xem xét và đảm bảo các KTV trong nhóm thực hiện đúng theo quy trình của công ty, không có sai sót gì xảy ra.

Ngoài trưởng phòng các phòng ban, phòng kế toán của công ty cũng có nhiệm vụ kiểm tra theo mẫu các hồ sơ kiểm toán có được lưu trữ đầy đủ và đúng theo quy định của công ty không. Phòng kế toán chỉ đóng dấu những giấy tờ cần thiết theo quy định của công ty khi thực hiện kiểm toán như hợp đồng kiểm toán, bản thanh lý hợp đồng, báo cáo kiểm toán, ... khi trải qua 2 soát xét, phê duyệt vòng của Ban Kiểm soát chất lượng (kiểm tra nội dung) và Phòng kế toán (kiểm tra hình thức, phông mẫu).

V Thứ ba: kiểm soát chất lượng kết quả cuối cùng của dịch vụ.

Trong nhóm KTV, nhóm trưởng sẽ xem xét các kết quả công việc được thực hiện trên giấy tờ làm việc, theo mẫu chuẩn của công ty, của mọi người ở tất cả các phần hành. Sau đó, lập bảng tổng hợp và kiểm tra lần cuối trước khi nhóm trưởng đưa ra ý kiến kiểm toán. Đó vẫn chưa là hết, sau khi lên báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm toán còn được nhóm trưởng và Tổng/ Phó Tổng Giám đốc soát xét lại lần nữa xem báo cáo đã đúng, đủ và theo mẫu chuẩn của công ty không. Không chỉ vậy, khi báo cáo được chuyển xuống phòng kế toán để đóng dấu của công ty, báo cáo kiểm toán chỉ được đóng dấu khi có sự phê duyệt của Ban Kiểm soát chất lượng.

2.2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI KHOẢN MỤC

TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH

Một phần của tài liệu 618 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán CPA việt nam thực hiện (Trang 45 - 51)