❖ Hạn chế
V Thứ nhất, về tìm hiểu khách hàng
Các khách hàng mới của CPA VIETNAM chủ yếu có là nhờ các mối quan hệ của các ban giám đốc và KTV. Chính vì vậy, nhiều khi kiểm toán, khách hàng thường dựa vào mối quan hệ đó mà cản trở việc kiểm toán của các KTV khác.
Đối với các khách hàng truyền thống, do thường xuyên cung cấp dịch vụ tư vấn và cập nhật thông tin như ở trên trình bày ở ưu điểm thì đồng thời nó cũng là một nhược điểm của công ty. Khi quen thuộc như vậy, các KTV gần như không tìm hiểu khách hàng mấy hoặc có thì cũng diễn ra nhanh chóng, điều này có thể khiến
KTV chủ quan và bỏ sót thông tin của khách hàng.
Đối với các KTV mới vào công ty và thực tập sinh tại công ty thì nhóm trưởng chỉ thông báo địa chỉ kiểm toán và thời điểm kiểm toán ngoài ra không cung cấp thông
tin gì khác. Các KTV mới và thực tập sinh phải tự tìm hiểu khách hàng dựa trên địa chỉ
nhóm trưởng cung cấp. Điều này khiến họ thiếu hiểu biết về khách hàng. V Thứ hai, thời gian kiểm toán tại thực địa
Thông thường, thời điểm kiểm toán tại thực địa chỉ diễn ra trong vòng 5 ngày. Đó là khoảng thời gian rất ngắn với khối lượng công việc kiểm toán khổng lồ. Thời gian kiểm toán eo hẹp như vậy nên với các phần được đánh giá là không có nhiều rủi ro, KTV chỉ thực hiện kiểm tra nhanh chóng và chú tâm vào các phần được đánh giá trọng yếu và nhiều rủi ro hơn. Nếu thời gian 5 ngày mà KTV chưa hoàn thành công việc thì KTV sẽ phải thực hiện tiếp công việc trong cuộc kiểm toán thực địa tại doanh nghiệp khác. Điều này khiến công việc bị chồng chéo lên nhau, thời gian kiểm toán thực địa lại càng ngắn hơn và càng dễ xảy ra sai sót hơn.
V Thứ ba, hạn chế về đánh giá KSNB của khách hàng
Từ chính hai hạn chế trên đã phần nào dẫn đến việc KTV đánh giá KSNB của khách hàng nhiều khi không được trọn vẹn. Ngoài ra, chỉ có nhóm trưởng nhóm kiểm
toán thực hiện đánh giá KSNB của doanh nghiệp và không chia sẻ thông tin này với các
KTV khác nếu không được hỏi. Các KTV còn lại phải tự đánh giá KSNB của doanh nghiệp gắn với các phần hành được phân công. Việc đánh giá hoàn toàn diễn ra chủ quan. Điều này là nhược điểm lớn nhất trong việc đánh giá KSNB của CPA VIETNAM
vì việc đánh giá được thực hiện nhiều lần, chia nhỏ lẻ và không thống nhất với nhau khiến cho việc đánh giá KSNB của KTV không được đảm bảo.
V Thứ tư, hạn chế về công nghệ
Hiện nay, đã có một số công ty kiểm toán áp dụng công nghệ để thực hiện kiểm toán như thiết kế một app riêng biệt về kiểm toán nhằm hỗ trợ tốt nhất cho các KTV. Tuy nhiên, CPA VIETNAM mới chỉ dừng ở việc cập nhật thông tin thường xuyên chương trình kiểm toán ở các sheet trên excel và không có công nghệ hỗ trợ nào khác. Công việc kiểm toán diễn ra khá thủ công.
V Thứ năm, hạn chế trong thủ tục chọn mẫu
chọn mẫu trong việc kiểm toán. Việc chọn mẫu dựa hoàn toàn vào kiến thức, ý kiến của các KTV. Như đối với việc chọn mẫu trong kiểm toán khoản mục tiền, KTV chọn những giao dịch có số tiền lớn hoặc có một số dấu hiệu bất thường như: chi tiêu cho một cá nhân nào đó, tiền mặt nhưng chi hon 20 triệu đồng, ...
V Thứ sáu, về chương trình kiểm toán
Chưong trình kiểm toán của CPA VIETNAM đang áp dụng được xây dựng chi tiết tuy nhiên có những chỗ chi tiết quá mức và bỏ một số thủ tục kiểm tra ở các phần hành như thuế, chi phí so với chương trình kiểm toán cũ. Có nhiều thủ tục bị lặp đi lặp lại nhiều lần và không cần thiết. Như chương trình kiểm toán khoản mục tiền, riêng việc tổng hợp số dư đầu kỳ cà cuối kỳ đã lặp lại 3 lần, thủ tục kiểm kê tiền mặt cũng lặp lại 3 lần ở 3 GTLV khác nhau một chút về trình bày và phần đánh giá ngoại tệ lại đơn giản hơn so với chương trình kiểm toán cũ.
V Thứ bảy, kiểm soát chất lượng báo cáo kiểm toán quá rắc rối, rập khuôn.
Việc kiểm soát chất lượng báo cáo kiểm toán kỹ vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm của CPA VIETNAM khi mà báo cáo kiểm toán phải đúng mẫu hoàn toàn không có một sai lệch nào. Khi mang báo cáo xuống phòng kiểm soát để kiểm tra và xin dấu thì quy trình lại rất phức tạp và rập khuôn quá mức. Bản báo cáo phải đúng chuẩn không được sai sót dù chỉ dấu chấm, phẩy, cách dòng, ... phải đúng y hệt như bản mẫu của công ty. Nội dung báo cáo dù đã được KTV và Ban Giám đốc soát xét nhưng khi kiểm soát viên không đồng thuận thì 3 bên là Ban Giám đốc, KTV và kiểm soát viên phải thảo luận và đưa ra kết luận nhưng điều đáng chú ý là kiểm soát viên không phải KTV hay kế toán viên. Vì vậy, có nhiều khi, kiểm soát viên rất rập khuôn khi soát xét và đưa ra nhận định sai. Có trường hợp báo cáo đưa xuống từ 13h mà đến 20h cùng ngày hôm đó mới được đóng dấu vì những lỗi lặt vặt, nhỏ nhoi. Điều này khiến chậm trễ nhiều trong quá trình hoàn thiện báo cáo để gửi cho khách hàng.
V Thứ tám, hạn chế về khách hàng cụ thể là Công ty CP ABC
Vì đây là khách hàng thường xuyên của công ty và không là công ty niêm yết nên ABC thuê CPA VIETNAM để kiểm toán nội bộ trong công ty và gửi báo cáo cho Giám đốc của ABC xem xét. Vì thế, KTV gặp nhiều cản trở khi thực hiện công việc kiểm toán tại doanh nghiệp:
Công ty có nhà xưởng rất lớn nhưng chỉ đồng ý cho KTV chứng kiến kiểm kê chọn mẫu hàng tồn kho nhỏ lẻ, hàng có giá trị lớn thì cũng là những máy móc, phương tiện vận chuyển có từ lâu
Các số liệu cung cấp cho KTV là những số liệu thô sơ ban đầu, có nhiều sai sót.
Không phải chứng từ nào của công ty cũng đầy đủ mà khi KTV yêu cầu bổ sung hoặc làm lại, doanh nghiệp mới làm lại.
Việc cung cấp thông tin cho KTV diễn ra chậm dù KTV nhiều lần yêu cầu Là khách hàng thường xuyên và quen biết giám đốc CPA VIETNAM nên doanh nghiệp cũng ỷ lại vào quan hệ đó và cản trở KTV kiểm toán phần hành TSCĐ khi KTV yêu cầu kiểm tra xe ô tô giá trị lớn của công ty như xe BMW và bộ phận máy móc được xác định là có bất thường ở báo cáo kiểm toán năm trước.
Những hạn chế trên tại Công ty CP ABC đã khiến công việc kiểm toán của các KTV diễn ra khó khăn và nhiều hơn.
❖Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế
V Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, đặc điểm lĩnh vực kiểm toán
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều áp dụng năm tài chính bắt đầu từ ngày 1/1 đến 31/12 của năm đó. Vì thế, các cuộc kiểm toán phải diễn ra sau ngày kết thúc năm tài chính, thường là bắt đầu kiểm toán vào tháng 1 đến tháng 3 hàng năm. Đây cũng là mùa làm việc của ngành kiểm toán. Khi vào mùa thì tất cả các công ty kiểm toán, không riêng CPA VIETNAM khối lượng khách hàng và công việc kiểm toán được đẩy lên đỉnh điểm. Hơn nữa, hạn cuối để phát hành báo cáo kiểm toán với các công ty niêm yết là 30/3 hàng năm. Việc chịu những áp lực cả về thời gian và công việc khiến KTV khó tránh khỏi giảm tải một số thủ tục kiểm toán nhằm tiết kiệm thời gian và giảm tải công việc.
Thứ hai, về khách hàng kiểm toán
Việc kiểm toán diễn ra nhanh hay chậm, hiệu suất, hiệu quả hay không phụ thuộc chủ yếu vào khách hàng. Doanh nghiệp có nhiều bất thường, gian lận, quy mô trọng yếu sai sót nhiều thì khối lượng công việc kiểm toán bị nhiều hơn rất nhiều. Trong khi đó thời gian lại có hạn, điều này khiến KTV khó tránh khỏi phải giảm tải một số thủ tục kiểm toán rủi ro thấp. Kể cả khi KTV đã đẩy hết công sức để kiểm
toán mà doanh nghiệp cung cấp các chứng từ, bằng chứng kiểm toán, số liệu chậm chạp thì KTV cũng khó có thể hoàn thiện công việc theo như kế hoạch đề ra. Không chỉ vậy, có một số doanh nghiệp gây cản trở KTV làm việc như không điều chỉnh chứng từ sai, che giấu sai sót, gian lận, không để KTV làm việc do khách hàng không hiểu rõ tính chất công việc của kiểm toán và chưa cập nhật các quy định về các chuẩn mực, quy định của Nhà nước và Bộ Tài chính.
Thứ ba, năm 2020 là một năm đầy biến động do dịch bệnh
Năm 2020 cả nước chao đảo với dich Covid - 19, nền kinh tế bị ảnh hưởng nhiều
đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp bao gồm khách hàng và CPA VIETNAM đều bị
ảnh hưởng. Các cuộc kiểm toán bị cản trở, không thể diễn ra bình thường do dịch bệnh
như: KTV không thể chứng kiến kiểm kê vì công ty đó nằm trong vùng dịch hay KH không cho KTV kiểm toán tại thực địa vì KTV đến từ vùng có dịch, các chứng từ được
scan, chụp gửi đi không đảm bảo được tính chính xác hoàn toàn, việc kết nối, giao tiếp
với khách hàng cũng bị gián đoạn và khó khăn hon.
Nhà nước ban hành nhiều chính sách bổ trợ cho các doanh nghiệp năm 2020 nên nếu doanh nghiệp không cập nhật kịp thời thì việc kế toán cũng dễ bị sai. Ngoài ra, một số doanh nghiệp cũng lợi dụng kẽ hở trong các chính sách đó và tình hình dịch bệnh để gian lận nên việc kiểm toán cũng phải cẩn thận hon và KTV phải cập nhật và nắm rõ các chính sách đó kịp thời.
Thứ tư, các quy định, chuẩn mực liên quan
Hiện nay hệ thống các văn bản, quy đinh của Việt Nam vẫn còn chưa thống nhất và chồng chéo lên nhau khiến người dùng gặp khó khăn trong việc xác định và áp dụng. Mặt khác, chưa có hướng dẫn trọn vẹn về việc sử dụng các luật, quyết định, thông tư mới nên vẫ còn xảy ra các tranh cãi khi hiểu sai, không áp dụng đúng. Điều này gây khó dễ với cả doanh nghiệp cũng như KTV.
V Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, thiếu nguồn nhân lực
Do áp lực về mặt thời gian và khối lượng công việc quá lớn trong khi nhóm KTV ở CPA VIETNAM thưởng chỉ có 4 - 5 người một nhóm. Do đó đội ngũ nhân viên khó tránh khỏi việc bỏ một số công việc, thủ tục kiểm toán có rủi ro thấp.
Thường các công ty kiểm toán đều có đội ngũ KTV trẻ nhiệt huyết bởi những người trẻ dễ dàng chịu được áp lực công việc lớn như vậy. Mặt khác, các KTV vẫn còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm nên có lúc không phát hiện ra những sai sót được doanh nghiệp giấu công phu hoặc đưa ra những đánh giá không đúng với tình hình tài chính của khách hàng và không thể xử lý, bao quát được toàn bộ cuộc kiểm toán như những người có kinh nghiệm lâu năm. Dù cho công ty thực hiện nhiều hoạt động đào tạo, nâng cao kiến thức và kỹ năng cho các KTV trong công ty nhưng vẫn không tránh khỏi việc này.
Thứ ba, CPA VIETNAM là doanh nghiệp nhỏ
Công ty hiện là doanh nghiệp nhỏ, chưa đủ điều kiện để đầu tư đầy đủ cho các KTV như các công ty BIG 4. CPA VIETNAM hiện chưa có đủ nguồn lực để nâng cấp, phát triển hệ thống công nghệ thông tin và chương trình kiểm toán tiên tiến nhất. Vì vậy, KTV chủ yếu dùng biện pháp kiểm toán thủ công chứ không có phần mềm chuyên biệt giúp đỡ KTV ở từng bước.
Ngoài ra, các kiểm soát viên và phòng kế toán hầu như là người nhà của Ban Giám đốc chứ không được tuyển chọn kỹ càng, có kiến thức chuyên môn về kế toán, kiểm toán. Vì vậy nhiều khi các kiểm soát viên và kế toán viên có những nhận định chưa đúng khiến công việc bị chậm trễ và hoãn lại.
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN CPA VIỆT NAM
THỰC HIỆN
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁP TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
CPA VIỆT NAM
CPA Việt Nam hiện tại đang là thành viên chính thức và duy nhất tại Việt Nam của hãng kiểm toán quốc tế INPACT. Với 17 năm phát triển trong lĩnh vực kiểm toán ở VIệt Nam, CPA Việt Nam đang sở hữu đội ngũ kiểm toán chuyện nghiệp am hiểu nhiều nghiệp vụ như: kiểm toán, kế toán, thẩm định giá, tư vẫn thuế, tư vấn tài chính, ... cho nhiều công ty, doanh nghiệp ở trong và ngoài nước.
Chuẩn mực và các quy đinh về đạo đức
Toàn bộ lãnh đạo và nhân viên tại CPA Việt Nam luôn tuân thủ, duy trì và thực hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn được ban hành của Hãng thành viên và các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp của Việt Nam và quốc tế.
Nguồn nhân lực
Hiện nay, nguồn nhân lực trẻ đang luôn có sẵn trên thị trường tuyển dụng với kiến thức luôn có sẵn. Tận dụng điều này, CPA Việt Nam đã tuyển dụng, đào tạo nhiều
ứng viên vào công ty. Với chuông trình đào tạo trước và sau khi vào công ty kỹ càng và nghiệm ngặt, CPA Việt Nam tự hào về các nhân viên kiểm toán có trình độ chuyên
môn, năng lực xuất sắc và cam kết tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.
Dịch vụ
Nhận thấy, hiện nay các nghành dịch vụ kiểm toán, tư vấn đang phát triển nhanh và mang lợi nhiều lợi nhuận cao, CPA Việt Nam đã và đang xây dựng các chính sách liên quan đến khách hàng và các hợp đồng dịch vụ.
Đào tạo
Với nhu càu đào tạo thường xuyên, công ty CPA Việt Nam đã tổ chức phòng đào tạo riêng với nhiều chương trình đạo tào nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, nghiệp vụ của các kiểm toán viên của công ty.