Quy trình chung kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản

Một phần của tài liệu 617 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán VACO thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 40 - 45)

7. Kết cấu khóa luận

2.2.1. Quy trình chung kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản

trích theo

lương trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHHKiểm toán VACO

2.2.1.1. Lâp kế hoạch kiểm toán

a. Xem xét và chấp nhận hợp đồng

Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng nhằm mục đích xác minh các thông tin liên quan đến công ty khách hàng, liệu có nên ký kết hợp đồng với khách hàng hay không. Các thông tin thông thường cần tìm hiểu như sau: Cơ cấu tổ chức quản lý; Tính chính trực của Ban lãnh đạo khách hàng; Kết quả tài chính; Hoạt động và môi trường kinh doanh; Các mối quan hệ kinh doanh và các bên liên quan; Hợp đồng kiểm toán; Kiến thức và kinh nghiệm về khách hàng

Qua các thông tin được thu thập sẽ xác định được các rủi ro có thể phát sinh 28

xem xét việc chấp nhận hợp đồng này sẽ được trình bày ở Wps số 120 “Xem xét chấp nhận khách hàng”.

Đối với khách hàng cũ: VACO sẽ dựa vào kết quả kiểm toán năm trước làm căn cứ quyết định. Nếu năm trước, các vấn đề sai phạm được đánh giá là nghiêm trọng, phức tạp và năm nay có khả năng phức tạp hơn, VACO sẽ xem xét về việc có nên tiếp tục ký hợp đồng kiểm toán không.

Đối với các khách hàng mới: Chủ nhiệm kiểm toán xem xét kỹ các điều khoản trong hợp đồng, cân nhắc giữa mức độ rủi ro thực hiện kiếm toán và mức phí kiểm toán có thực sự tương xứng trước khi ký hợp đồng.

b. Thu thâp thông tin liên quan đến khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương

Những thông tin thường được thu thập liên quan đến khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương là : Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng; Bộ máy quản lý và cơ cấu phân quyền, phân cấp trong quản lý; Những điều lệ công ty liên quan đến hoạt động thanh toàn lương; Thông tin chung về nền kinh tế (mức độ lãm phát, tỷ lệ lãi suất,...); Kết quả kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương năm trước (nếu có).

c. Phân tích sơ bô BCTC và khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương

Phân tích sơ bộ BCTC và khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương nhằm giúp KTV đánh giá tổng quát xu hướng biến động của khoản mục lương của đơn vị trong mối quan hệ với chỉ tiêu này cùng kỳ năm ngoải và với các khoản mục khác trên BCTC, từ đó có các nhìn tổng quát và phác họa được những công việc cần phải làm trong khi thực hiện kiểm toán. Trong quá trình phân tích nếu tìm ra những biển động hay bất kì dấu hiệu bất thường nào phát sinh trong kỳ đổi với khoản mục này, KTV phải tìm ra nguyên nhân, xác định trọng yếu trong kiểm toán khoản mục từ đó định hướng nội dung và cách thức tiên hành thủ tục kiểm tra tiếp theo sau phân tích.

Việc phân tích sơ bộ BCTC được thực hiện và chình bày tại WPs số A510 “Phân tích BCTC” và việc phân tích khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương được thực hiện tại WPs của giai đoạn thực hiện kiểm toán.

d. Đánh giá về KSNB và rủi ro gian lân

Mục tiêu của việc tìm hiểu này giúp KTV xác nhận về sự tồn tại của KSNB và đánh giá về mặt thiết kế cũng như vận hành của hệ thống kiểm soát, từ đó đưa ra những đánh giá về rủi ro kiểm soát của doanh nghiệp.

Tìm hiểu KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát là công việc quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới việc thiết kế chương trình kiểm toán, lựa chọn các thủ tục kiểm toán thích hợp cũng như quy mô và phạm vi áp dụng các thủ tục.

Việc đánh giá KSNB và rủi ro gian lận được VACO trình bày tại WPs số A600 “Đánh giá KSNB và rủi ro gian lận” với các bước như sau:

- Đánh giá KSNB ở cấp độ Doanh nghiệp (WPs A610)

- Trao đổi và phỏng vấn các thành viên liên quan (BGĐ, KTNB) về gian lận

(WPs A620)

- Rà soát và kết luận các rủi ro có thể xảy ra gian lận (WPs A630)

VACO xây dựng mẫu chung tìm hiểu KSNB đối với khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương thông qua bảng hỏi nhằm tìm hiểu chung về sự tồn tại của các thủ tục kiểm soát, từ đó loại bỏ sai phạm đối với khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương.

e. Xác định mức trọng yếu và phương pháp chọn mẫu rủi ro:

Mức trọng yếu là cơ sở để KTV xác định xem các sai phạm có ảnh hướng trọng yếu đến BCTC hay không, do đó việc xác định mức trọng yếu là hết sức quan trọng trong mọi cuộc kiểm toán vì nó trực tiếp liên quan đến ý kiến kiểm toán của KTV đối với BCTC của khách hàng.

Cách thức xác định mức trọng yếu của VACO dựa trên "cơ sở tính mức trọng yếu" và tỷ lệ phần trăm thích hợp. Các cơ sở thường được lựa chọn trong phương

pháp của VACO là doanh thu, tài sản ròng, LNST... Đặc biệt ưu tiên các khoản mục quan trọng, có giá trị lớn và có tính ổn định cao.

❖ Tính trọng yếu:

M = Quy mô cơ sở tính mức trọng yếu * Tỷ lệ % tương ứng

Trong đó:

Quy mô cơ sở tính mức trọng yếu: là quy mô của chỉ tiêu mà KTV căn cứ vào đó để tính mức trọng yếu.

Tỷ lệ % tương ứng: là tỷ lệ phần trăm mà KTV dùng để tính mức trọng yếu dựa vào quy mô cơ sở tính mức trọng yếu.

❖ Tính mức trọng yếu thực hiện:

Mức trọng yếu thực hiện (PM) chính là giá trị còn lại của mức trọng yếu sau khi KTV loại trừ đi các sai phạm không phát hiện được do những hạn chế trong thực hiện kiểm toán. Xác định PM giúp KTV giảm khả năng sai sót tới mức thấp hợp lý nhất ngay cả khi có những rủi ro tồn tại do những hạn chế vốn có của kiểm toán, tổng các sai sót của toàn bộ BCTC sẽ không vượt qua đươc mức trọng yếu. Thông thường PM sẽ được xác định dựa trên kinh nghiệm của KTV khi kiểm toán khách hàng trong những năm trước. Do đó PM sẽ được tính theo như sau:

PM = M * (1 - Tỷ lệ % sai phạm không được phát hiện)

2.2.1.2. Thực hiện kiểm toán

a. Thử nghiệm kiểm soát

Kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương đòi hỏi KTV phải thu thập được các bằng chứng có đủ sức thuyết phục về KSNB của khách hàng để trả lời cho câu hỏi liệu KSNB có hiệu quả giúp khách hàng ngăn chặn được sai phạm và gian lận không? Tại VACO, thông thường để tiết kiệm thời gian kiểm toán, thủ tục thử nghiệm kiểm soát sẽ được thực hiện đồng thời với thủ tục kiểm tra chi tiết.

KTV sẽ thu thập toàn bộ các tài liệu về chính sách, quy định về tiền lương của khách hàng, phỏng vấn các cá nhân trong doanh nghiệp về cơ chế tính lương của đơn vị, các quy định giá tiền lương, Quyết định thưởng, ... Tiếp theo, KTV sẽ

thu thập bảng tính lương, chọn mẫu rà soát, kiểm tra tính tuân thủ của các tài liệu với các quy định của Nhà nước và đối chiếu các sai lệch. Đối với một số doanh nghiệp nhà nước, một trong những tài liệu quan trọng đó là quyết định về việc Quyết toán lương cả năm, các thay đổi về việc trích BHXH, BHYT, BHTN và thanh toán lương. Do lương và các khoản trich theo lượng không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà nó còn mang ý nghĩa xã hội nên nếu không tuân thủ các quy tắc, khách hàng có thể sẽ bị ảnh hướng về mặt lợi ich (các khoản phạt từ Nhà nước).

Kiểm tra tiền lương khống: khai khổng tiền lương là hiện tượng khá phố biển xảy ra ở nhiều doanh nghiệp, thường được thực hiện thông qua việc khai tăng số lượng nhân viên hoặc thời gian lao động. KTV thực hiện thủ tục so sánh tên và giá trị tiền lương trên phiếu chi lương với tên và giá trị tền lương trên bảng chấm công và chữ ký xác nhận lĩnh lương, nếu có sự sai khác thì đó là dấu hiệu sai phạm. Bên cạnh đó, KTV chọn mẫu kiếm tra một số nhân viên đã chấm dứt hợp đồng lao động với khách hàng, nếu doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục trả lương thì rất có thể đây là một dấu hiệu vi phạm.

Khảo sát việc phân bổ chi phí lương cho các đối tượng sử dụng lao động: KTV đối chiếu tinh nhất quán phân bổ các kỳ giữa các bộ phận chịu chi phí, ước tính các chi

phí cho sản phẩm hoàn thành và đối chiếu với phần chi phí lương hạch toán cho sản phẩm đó rồi tìm ra chênh lệch là một cơ sở giúp KTV phát hiện ra sai phạm.

b. Thử nghiệm cơ bản

Thủ tục phân tích:

Thủ tục phân tích luôn được ưu tiên sử dụng trước khi tiến hành các thủ tục tiếp theo. Dựa trên số liệu thu thập được từ BCĐKT, nhật ký chung, số chi tiết TK 334, TK 338,... KTV sẽ tiến hành tổng hợp số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ, tính tỷ lệ chi phí lương so với lợi nhuận, chia nhỏ các TK theo bản chất, phân tích biến động bất thường về số dư tại thời điểm cuối năm nay so với năm trước của các chỉ mục nhỏ theo bản chất đã chia nhỏ trước đó.

Thủ tục kiểm tra chi tiết

Khi thực hiện kiểm tra chi tiết, KTV thực hiện tính toán lại chi phí lương và việc phân bổ chi phí lương cho các đối tượng sử dụng lao động. KTV chọn mẫu một số nghiệp vụ phát sinh chi phí lương rồi thực hiện kiểm tra cụ thể tới các chứng từ liên quan như bảng tính lương, phiếu chi lương, kiểm soát việc có thanh toán trùng lương cho cùng một đối tượng hay không

Tiếp theo đó, KTV sẽ chọn mẫu ngẫu nhiên một số nhân viên, kiểm tra chi tiết tới hợp đồng lao động, bảng chấm, thực hiện tính toán lại lương của đơn vị, kiểm tra việc trích các khoản trích theo lương và đối chiếu với số trên.

Ngoài ra, KTV cũng chú ý tới việc thanh toán lương cho các bên liên quan, các khoản chi lương bằng ngoại tệ và tính cắt kỳ của chi phí lương.

2.2.1.3. Kết thúc kiểm toán

Sau khi thực hiện xong công cuộc kiểm toán khoản mục, KTV phụ trách khoản mục sẽ tập hợp kết quả kiểm toán bằng việc gửi giấy tờ làm việc hoặc trao đổi ngay với trưởng nhóm kiểm toán. Các công việc cụ thể bao gồm:

- Rà soát lại toàn bộ hồ sơ kiểm toán để trả lời cho các câu hỏi: Liệu đã chính

xác khi kết luận ý kiến về khoản mục lương và các khoản trích theo lương?

- Sai phạm đã được tìm ra, kết luận về mức độ của sai phạm và các bút toán

điều chỉnh sai phạm, nguyên nhân của sai phạm

- Đưa ra ý kiến của KTV về sai phạm và hạn chế của KSNB với khoản mục

tiền lương và các khoản trích theo lương.

- Kiểm tra đến các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ có liên quan đến khoản

mục, xem xét các sự kiện có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC.

2.2.2. Quy trình và phương pháp kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoảntrích theo lương trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán

Một phần của tài liệu 617 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán VACO thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 40 - 45)