Nhận xét và đánh giá về quy trình kiểm toán lương và các khoản trích

Một phần của tài liệu 617 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán VACO thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 74 - 80)

7. Kết cấu khóa luận

2.3. Nhận xét và đánh giá về quy trình kiểm toán lương và các khoản trích

trích

theo lương trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán VACO

Với kiến thức đã được học tại Học viện Ngân Hàng, hiểu biết của bản thân, sự giúp đỡ của các giáo viên, đặc biệt là ThS. Nguyễn Thị Bình, các anh chị tại công ty TNHH Kiểm toán VACO nơi em tham gia thực tập. Và thực tế tham gia quá trình kiểm toán cùng công ty tại một số khách hàng mà bản thân đã được tham gia, em đã nhận thấy được một số ưu, nhược điểm về quy trình kiểm toán BCTC và quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương mà em đã lựa chọn làm đề tài nghiên cứu tại công ty TNHH Kiểm toán VACO như sau:

2.3.1. Đánh giá những ưu điểm

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Công ty TNHH Kiểm toán VACO luôn coi trọng công việc tìm hiểu về khách hàng một cách sâu sắc, ngay từ khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán, lên kế hoạch và cả khi thực hiện kiểm toán. Thông qua những thủ tục theo hướng dẫn của VACO, KTV có được những hiểu biết sâu sắc công ty khách hàng cũng như khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương, từ đó KTV xác định một cách chính xác rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đối với việc khoản mục này.

Giai đoạn thực hiện kiểm toán

KTV và trợ lý kiểm toán được công ty hỗ trợ phần mềm kiểm toán VACO Audit trong quá trình thực hiện kiểm toán phần hành của mình. Do đó mà quá trình thực hiện kiểm toán nhanh chóng hơn, đạt chất lượng cao.

KTV thực hiện kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương luôn chủ động tìm hiểu kỹ phần mềm kiểm toán và các bước công việc mà các KTV có kinh nghiệm trước đây đã thực hiện để phần công việc của mình được tiến hành nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Khi bắt tay vào thực hiện kiểm toán thì KTV (hay trợ lý kiểm toán) đã lần lượt đánh giá các tài khoản: TK 334 - Phải trả công nhân viên, TK 3382 - KPCĐ, TK 3383 - BHXH, TK 3384 - BHYT, TK3389 - BHTN, TK 3335- Thuế TNCN. Khi xem xét các tài khoản trên, các thủ tục kiểm toán như: phỏng vấn qua điện thoại, phỏng vấn trực tiếp, quan sát, phân tích, tính toán lại... được áp dụng một cách linh hoạt giúp thu thập được những bằng chứng thích hợp, làm căn cứ cho ý kiến của mình.

Tất cả các cuộc kiểm toán đều đi từ tổng hợp đến chi tiết. Điều đó giúp cho KTV có cái nhìn bao quát, cùng với xét đoán nghề nghiệp để khoanh vùng sai sót và định hướng kiểm tra chi tiết. Đối với khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương, KTV trước hết đã tiến hành phân tích, đối chiếu số liệu tổng hợp sau đó kiểm tra đối ứng tài khoản nhằm phát hiện những quan hệ đối ứng bất thường và cuối

cùng là đi vào kiểm tra chi tiết từng hạng mục, công trình. Và kiểm toán khoản mục tiền lương và khoản trích theo lương cũng không nằm ngoài quy trình này.

Dựa vào kế hoạch kiểm toán đã được lập và chương trình kiểm toán của Công ty, KTV tiến hành đánh giá chi tiết cho từng phần hành cụ thể, những phát hiện của KTV

đều được lưu lại trên giấy tờ làm việc cùng các bằng chứng kiểm toán thu thập được.

Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương được soát xét lại qua tất cả 4 khâu: KTV trực tiếp phụ trách tự soát xét toàn bộ công việc thực hiện và lập tổng hợp kết quả kiểm toán của khoản mục mình đã thực hiện; trưởng nhóm kiểm toán đánh giá chung về sự đầy đủ, hợp lý của các thủ tục và bằng chứng kiểm toán và xem xét các sai phạm và điều chỉnh, sau đó trao đổi với khách hàng, và cuối cùng là sự thông qua của Giám đốc Kiểm toán.

Với sự kiểm soát như trên sẽ đảm bảo cho ý kiến cuối cùng trên BCTC phản ánh 57

2.3.2. Đánh giá những hạn chế

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Thứ nhất, về đánh giá KSNB. Khi thực hiện tìm hiểu về KSNB của khách hàng, công ty chỉ dừng lại ở tường thuật lại KSNB kết hợp bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi về tiền lương và các khoản trích theo lương này được xây dựng chung cho tất cả các khách hàng trong khi tiền lương và các khoản trích theo lương đối với các khách hàng trên các lĩnh vực kinh doanh khác nhau sẽ có KSNB đặc thù riêng biệt.

Thứ hai, về kỹ thuật chọn mẫu. Việc chọn mẫu chưa được khoa học, việc xác định mẫu chọn và lựa chọn các phần tử vào mẫu được tiến hành theo phương pháp chọn phi xác suất, chủ yếu dựa vào phán đoán của KTV và thường theo nguyên tắc “số lớn”. Như vậy rất dễ xảy ra rủi ro vì nếu các sai phạm tập trung ở các nghiệp vụ phát sinh với giá trị nhỏ và khi tổng hợp các sai phạm nhỏ này lại có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. Công ty TNHH Kiểm toán VACO vẫn đang áp dụng phương pháp chọn mẫu chủ quan theo phán đoán của KTV, việc này khiến cho việc chọn mẫu phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và kinh nghiệm của KTV, trong khi có những quy trình kiểm toán lại được thực hiện bởi trợ lý kiểm toán, những người mà có thể nói là về kình nghiệm còn đang hạn chế. Theo đó có thể mẫu được chọn không mang tính đại diện cho tổng thể, từ đó sẽ phản ánh không đúng về tính chất của các khoản mục, ảnh hưởng tới yế kiến kiểm toán.

Thứ ba, về việc đánh giá tính trọng yếu. Việc đánh giá tính trọng yếu của công ty hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc xác định mức trọng yếu chung cho các khoản mục trên BCTC, mà chưa cụ thể cho từng khoản mục, làm tăng rủi ro cho cuộc kiểm toán từng khoản mục, từ đó ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng trên BCTC. Trong khi theo nguyên tắc thì mức trọng yếu phải được xác định cho toàn bộ BCTC và được phân bổ cho các khoản mục trong BCTC. Công ty thường dựa trên Doanh thu, Vốn chủ sở hữu, Tổng tài sản hay Lợi nhuận trước thuế làm căn cứ để xác định mức trọng yếu. Nếu các sai phạm nằm dưới mức trọng yếu thì khách hàng không buộc phải điều chỉnh. Vì không xây dựng mức trọng yếu cụ thể nên hầu như tất cả các sai phạm mà KTV phát hiện trong quá trình kiểm toán KTV đều có thể bỏ qua,

vì mức trọng yếu được đánh giá là cao. Từ đó làm tăng rủi ro kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương và dẫn đến rủi ro kiểm toán

Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Thứ nhất, về thủ tục phân tích. Thực tiễn tại Công ty TNHH Kiểm toán VACO, thủ tục phân tích không được áp dụng nhiều, chủ yếu là kỹ thuật phân tích ngang, mà ít sử dụng kỹ thuật phân tích dọc. Đối với tiền lương và các khoản trích theo lương các thủ tục phân tích thường sử dụng là: So sánh năm nay với năm trước, quý này với quý trước.. .Thực tế, kết quả của các thủ tục phân tích chưa được quan tâm sử dụng đúng mức, KTV chủ yếu dựa vào các thủ tục kiểm tra chi tiết và xét đoán nghề nghiệp của mình để đưa ra kết luận cuối cùng. Hơn nữa hiện tại, KTV không có trong tay số liệu ngành để so sánh nên không thể đưa ra các kết luận chính xác đối với các biến động bất thường trong kinh doanh.

Thứ hai, về việc chọn mẫu kiểm tra chi tiết. Quy trình chọn mẫu kiểm tra khi KTV kiểm tra chi tiết chưa có tính khoa học. Quá trình chọn mẫu dựa trên kinh nghiệm là chủ yếu, tập trung vào các mẫu có giá trị cao mà không đặt nhiều sự chú ý vào các mẫu có giá trị nhỏ. Chính vì vậy, việc chọn mẫu có thể bỏ sót các nghiệp vụ có giá trị nhỏ nhưng tổng mức ảnh hưởng và sai sót lớn, các mẫu được chọn có thể không mang tính đại diện cho toàn bộ khoản mục.

Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Thứ nhất, về việc hoàn thiện giấy tờ. Việc hoàn thiện giấy tờ làm việc ở khâu lập kế hoạch kiểm toán còn chưa được chú trọng. Các giấy tờ ở khâu này thường sơ sài, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các thủ tục dẫn đến hồ sơ kiểm toán đối với khâu lập kế hoạch kiểm toán thường thiếu, khiến cho công tác kiểm toán ở niên độ sau gặp khó khăn trong việc thu thập các tài liệu.

Thứ hai, về việc soát xét sau kiểm toán. Một thực trạng chung của các công ty kiểm toán là khối lượng công việc rất lớn trong và cả sau khi kết thúc kiểm toán do lượng khách hàng nhiều, thời gian ít. Chính vì vậy mà công việc soát xét lại, kiểm tra, điều chỉnh sai sót sau khi kết thúc giai đoạn thực hiện kiểm toán chưa được chặt chẽ. Lịch làm việc của các khách hàng được sắp xếp một cách liên tục khiến cho

khối lượng công việc dồn lại rất nhiều, dẫn tới việc chốt báo cáo kiểm toán thường bị chậm trễ và chuyển báo cáo cho khách hàng muộn. Do hạn chế về thời gian nên KTV cũng có khả năng gặp sai sót trong việc sao lưu, tập hợp tài liệu. KTV có khuynh hướng sao lưu nhiều tài liệu, tuy nhiên có thể trong đó có nhiều tài liệu không dùng đến, nhưng lại thiếu những tài liệu cần thiết.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Chương 2 tìm hiểu sâu về thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương do Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện, các vấn đề được làm rõ trong phần này gồm: Giới thiệu đặc điểm Công ty có ảnh hưởng đến kiểm toán; Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương do Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện; Qua việc tìm hiểu thực trạng, đưa ra những nhận xét và đánh giá về quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty.

Cùng với lý luận chương 1, những nhận xét, đánh giá về thực trạng quy kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương do Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện là căn cứ đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH

THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VACO

3.1. Định hướng phát triển của Công ty NTHH Kiểm toán VACO trong

giai đoạn 2020-2025

Một phần của tài liệu 617 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán VACO thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 74 - 80)