2.3.1. Lý thuyết kỳ vọng
Nhà đầu tư chứng khoán có khuynh hướng xem trọng khả năng bù đắp một khoản lỗ hơn là kiếm được nhiều lợi nhuận. Trong trường hợp khoản đầu tư có khả năng mang lại lợi nhuận, họ thích nắm chắc ngay khoản lợi nhuận hiện tại hơn là cố gắng tiếp tục đầu tư để thu được nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai. Trong trường hợp ngược lại, khi khoản đầu tư có nguy cơ thua lỗ thì họ lại cố gắng duy trì với hy vọng tình hình sẽ khá hơn và có thể sinh lời trong tương lai bất chấp rủi ro thua lỗ nhiều hơn là rất lớn. Căn cứ vào thông tin chiều hướng tích cực trên thị trường, các NĐT mua cổ phiếu và sẽ nhanh chóng tiến hành bán cổ phiếu đó khi giá tăng và đạt được lợi nhuận mong muốn mà không phân tích khả năng tăng thêm lợi nhuận. Bởi lẽ, họ tin rằng giá cổ phiếu hiện đã phản ánh đầy đủ thông tin kỳ vọng.
2.3.2. Sự ghét rủi ro
Tính chất bất cân xứng trong tâm lý NĐT giữa những giá trị mà họ kỳ vọng vào lợi nhuận và thua lỗ, chính là sự ghét rủi ro. Nhiều bằng chứng thực nghiệm đã chỉ ra rằng, biến cố thua lỗ thì được cân nặng gấp nhiều lần so với biến cố lợi nhuận. Chẳng hạn như NĐT có xu hướng duy trì vị thế lỗ với hy vọng rằng giá cuối cùng sẽ phục hồi. Sự ghét rủi ro có thể giải thích cho hành vi của NĐT giữ chứng khoán bị lỗ quá lâu trong khi bán chứng khoán lời quá sớm.
2.3.3. Tính toán bất hợp lý
NĐT có xu hướng chia tách các quyết định vào các “tài khoản ảo” riêng trong trí não thay vì kết hợp chúng lại thành một thể thống nhất và thường xử lý các quyết định này độc lập, không chú ý đến tính tương quan của chúng. Cũng từ đó, họ đưa ra các quyết định nhìn tưởng là hợp lý, mà thật ra lại sai lầm.
Sử dụng tính toán bất hợp lý thì chúng ta có thể giải thích các hiện tượng như sợ thua lỗ, lựa chọn nghịch với sở thích và hiệu ứng phân bổ tài khoản,
thể hiện cơ bản ở chỗ người ta sẵn sàng thực hiện ngay những lệnh mang lại lời nhỏ, nhưng trì hoãn không thực hiện lệnh dừng lỗ khi xuất hiện những khoản lỗ nhỏ. Hiệu ứng phân bổ tài khoản này cũng có thể được lý giải bằng sự tự lừa dối, sợ rằng nếu bán mà bị lỗ thì sẽ cảm thấy bản thân có quyết định đầu tư kém, hay sự tiếc nuối, tức lỡ bán rồi mà giá lên thì sao? Hiệu ứng phân bổ tài khoản cũng giúp lý giải một phần vì sao trong những thị trường tăng giá thì khối lượng giao dịch tăng cao hơn khi thị trường giảm giá tại các thị trường lớn.
2.3.4. Sự tự tin thái quá
NĐT thường cho rằng, bản thân họ tốt hơn những người khác, thường phóng đại những hiểu biết của mình. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, với các NĐT quá tự tin, họ giao dịch nhiều hơn những NĐT khác. Trạng thái quá tự tin làm tăng các hoạt động giao dịch bởi vì nó khiến các NĐT sẵn sàng về quan điểm của họ mà bỏ qua việc tham khảo thêm từ những nhà đầu tư khác.
Tự tin thái quá cũng làm tăng sự không đồng nhất trong niềm tin của NĐT. NĐT quá tự tin luôn quan niệm hành động của họ ít rủi ro hơn các NĐT khác cảm nhận. Nhiều khi những NĐT quá tự tin hiểu sai giá trị thông tin mà họ nhận được, không những tính xác thực mà còn sai cả ý nghĩa của thông tin. Tính tự tin thái quá mà một người có càng lớn thì rủi ro càng cao, danh mục đầu tư rất ít đa dạng hóa và chỉ tập trung vào những cổ phiếu mà họ tin tưởng.
2.4. Một số nghiên cứu nước ngoài
Ball và Brown (1968) đã điều tra tác động của lợi nhuận doanh nghiệp lên giá chứng khoán. Giả định rằng thị trường vốn hiệu quả và phản ứng theo cách không thiên vị với thông tin mới, tức là sẽ được phản ánh vào giá chứng khoán một cách nhanh chóng mà không để lại cơ hội cho sự xuất hiện LNBT. Kết luận của nghiên cứu là “Giá cổ phiếu không phản ánh đầy đủ và ngay lập tức tất cả thông tin và giá dường như vẫn điều chỉnh nhiều ngày sau ngày công bố kết quả tài chính hàng năm. Tuy nhiên, cường độ thay đổi theo thời gian và sự dịch chuyển có thể là xuất phát từ nguyên nhân là các yếu tố phân loại phụ
khác liên quan lợi nhuận nhưng không được báo cáo qua các luồng phương tiện chính”. Khi ước tính LNBT tích lũy, họ đã tìm thấy sự dịch chuyển trong cả lỗi dự báo tích cực và lỗi dự báo tiêu cực.
Theo nghiên cứu của Dongwei Su (2003) về phản ứng của giá cổ phiếu khi công bố thông tin lợi nhuận trên thị trường Trung Quốc. Dữ liệu được lấy từ các công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán được Chính phủ phép phát hành loại cổ phiếu A chỉ dành cho công dân Trung Quốc và loại cổ phiếu B để thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Kết quả cho thấy các nhà đầu tư cổ phiếu A trong nước không dự đoán chính xác những thay đổi trong thu nhập và không thể nhanh chóng điều chỉnh với công bố thông tin lợi nhuận mới, nhưng các nhà đầu tư cổ phiếu B quốc tế có thể dự đoán thay đổi lợi nhuận tốt hơn các nhà đầu tư cổ phiếu A. Do đó, lợi nhuận bất thường thu được nhờ vào giao dịch dựa trên thông tin và chỉ áp dụng cho cổ phiếu A.
Ở thị trường Ản Độ, Sanjay Sehgal và Kumar Bijoy (2015) cũng nghiên cứu về phản ứng của giá cổ phiếu khi công bố lợi nhuận với dữ liệu được sử dụng cho 469 công ty với khoảng thời gian chọn nghiên cứu từ tháng 12 năm 2002 đến tháng 12 năm 2011 trong suốt 37 quý. Lợi nhuận bất thường đáng kể sau sự kiện được quan sát thấy trong 35 trong số 37 quý ngụ ý sự từ chối mạnh mẽ về hiệu quả bán mạnh liên quan đến thông báo thu nhập. Có những dấu hiệu trong lợi nhuận liên tục xuất hiện cho thấy rằng các nhà đầu tư có thể dự đoán nội dung thông tin của thu nhập. Lợi nhuận bất thường sau sự kiện được nhận định cao hơn so với các quý đóng cửa phi tài chính đối với lĩnh vực tài chính. Điều này chỉ ra rằng chỉ một phần nhỏ lợi nhuận bất thường được quan sát thấy trong và xung quanh ngày công bố thu nhập. Trên thực tế, một phần lớn lợi nhuận bất thường được ghi nhận thông qua cách kéo dài khoảng thời gian sự kiện xung quanh ngày công bố thu nhập. Có vẻ như các nhà đầu tư phản ứng nhiều hơn với tin xấu (tổng thu nhập thấp hơn) hơn là trước tin tốt (tổng thu nhập cao hơn). Các phát hiện này sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho cơ quan quản lý thị trường, các nhà quản lý đầu tư, các công ty cũng như các
nhà nghiên cứu. Nghiên cứu đóng góp vào hiệu quả thị trường chứng khoán và lý thuyết tài chính hành vi cho một thị trường mới nổi.
Một nghiên cứu của Javed Iqbal and Faraz Ahmed Farooqi ở thị trường mới nổi về phản ứng của giá cổ phiếu với công bố thông tin lợi nhuận (2014). Tác giả đã điều tra phản ứng của giá cổ phiếu đối với việc công bố thu nhập của các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Karachi, dữ liệu được chọn cho bài nghiên cứu thu nhập hàng quý từ trang web Karachi Exchange và chọn giá cổ phiếu của công ty phù hợp từ cơ sở dữ liệu DataStream. Kết quả cuối cùng cho thấy trung bình trong khoảng thời gian 30 ngày trước khi công bố thu nhập, nhà đầu tư có thể đạt được 2% lợi nhuận trung bình tích lũy vào ngày diễn ra sự kiện. Mức sinh lời này cao hơn nhiều so với lãi suất phi rủi ro trong suốt thời gian nghiên cứu. Các công ty có công bố lợi nhuận cao hơn được dự kiến có thể cung cấp 20% phần bù rủi ro hàng năm. Vào ngày diễn ra sự kiện, trung bình các công ty đưa tin tốt tạo ra chênh lệch lợi nhuận bất thường khoảng 6% so với công ty đưa tin xấu. Điều này ngụ ý rằng thị trường chứng khoán Karachi có thể được coi là hiệu quả về mặt thông tin vì giá cổ phiếu nhanh chóng hấp thụ các thông tin mới. Bên cạnh đó, nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy rằng có một yếu tố bất ngờ trong tin xấu hơn là tin tốt; vì vậy, phản ứng của thị trường đối với tin xấu mạnh hơn.
Olang Margaret Akinyi, Akenga Grace Melissa (2017) khi nghiên cứu ảnh hưởng của CBTT lợi nhuận đối với giá cổ phiếu đã chọn mẫu nghiên cứu gồm 8 công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Nairobi, Kenya khi công bố lợi nhuận hàng năm từ 2010 đến 2016 trong khung thời gian 60 ngày trước và sau ngày công bố. Nghiên cứu cho thấy rằng “Giá cổ phiếu phản ứng với CBTT lợi nhuận trong tháng CBTT và cả trong tháng đầu tiên và tháng thứ hai sau khi công bố đã được đưa ra. Điều này được thể hiện bằng việc tăng giá cổ phiếu trung bình trong tháng thông báo so với giá cổ phiếu trung bình trong tháng trước khi thông báo. Theo sau là giá cổ phiếu trung bình giảm trong cả tháng đầu tiên và tháng thứ hai sau khi thông báo cho thấy TTCK Nairobi là thị trường hiệu quả dạng trung bình, vì giá cổ phiếu chỉ phản ứng
với thông tin hiện có trong công bố lợi nhuận. Mối quan hệ giữa công bố lợi nhuận và lợi nhuận bất thường là tích cực. Mối quan hệ giữa thu nhập trên mỗi cổ phiếu và lợi nhuận bất thường cũng tích cực theo quan sát từ nghiên cứu. Tuy nhiên, các mối quan hệ này là yếu mặc dù ý nghĩa tích cực rằng không có mối quan hệ đáng kể nào có thể ảnh hưởng đến các quyết định mà các nhà đầu tư đưa ra. Từ nghiên cứu sự phụ thuộc của lợi nhuận bất thường vào công bố lợi nhuận và thu nhập trên mỗi cổ phiếu, rõ ràng CBTT lợi nhuận là tích cực cho thấy mối quan hệ giữa CBTT lợi nhuận và lợi nhuận bất thường là tích cực. Mối quan hệ giữa thu nhập trên mỗi cổ phiếu và lợi nhuận bất thường cũng rất tích cực. Tuy nhiên, chỉ với mức độ phụ thuộc 3%, rõ ràng công bố lợi nhuận và thu nhập trên mỗi cổ phiếu không ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận bất thường. Khi đầu tư, nhà đầu tư thích lợi nhuận cao bất thường. Từ nghiên cứu này, rõ ràng không có mối quan hệ đáng kể giữa CBTT lợi nhuận, thu nhập trên mỗi cổ phiếu và lợi nhuận bất thường. Do đó, có thể kết luận rằng nội dung của CBTT lợi nhuận bao gồm thu nhập trên mỗi cổ phiếu và lợi nhuận bất thường tương ứng không có ảnh hưởng đáng kể đến các quyết định đầu tư của các nhà đầu tư. Cơ quan quản lý thị trường vốn cần tăng cường quy định của các công ty niêm yết để đảm bảo niềm tin của công chúng được tăng cường và do đó làm tăng hiệu quả của thị trường. Bảo vệ nhà đầu tư sẽ giúp giảm các vấn đề của cơ quan và thông tin bất cân xứng. Ngoài ra, việc khuyến khích các nhà đầu tư tổ chức nên được khuyến khích tại TTCK Kenya. Điều này sẽ giúp tăng hiệu quả của thị trường do sự siêng năng và sự tập trung của họ vào nghiên cứu và chi tiết”.
Ali Murad Syed và Ishtiaq Ahmad Bajwa (2018) nghiên cứu tại thị trường Ả Rập Xê Út về thông báo thu nhập, phản ứng của giá cổ phiếu và thị trường hiệu quả. Kết quả cho thấy cá thông tin tiêu cực sẽ gây ra phản ứng thị trường mạnh hơn so với những thông tin tích cực, đặc biệt trong là trong ngày công bố thông tin. Những số liệu âm, đặc biệt là đối với CAAR, tác giả quan sát thấy sự chênh lệch sau thông báo mạnh mẽ. Kết quả này phù hợp với EMH. Kết quả cho thấy rằng các nhà đầu tư đã trì hoãn phản ứng của họ đối với các
sự kiện tin tức xấu hơn là các sự kiện tin tức tốt. Thực tế cho thấy rằng giá chứng khoán phản ứng thấp hơn với các thông báo thu nhập dẫn đến việc thông báo thu nhập sau chuyển đổi. Nghiên cứu này có thể được sử dụng làm cơ sở để phân tích thị trường Ả Rập Xê Út bằng cách tách biệt dựa trên quy mô doanh nghiệp hoặc các lĩnh vực khác nhau của thị trường. Vì vậy, đây là một hướng nghiên cứu quan trọng khác trong tương lai là nghiên cứu hành vi thị trường sau khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư.
2.5. Một số nghiên cứu trong nước
Hiện nay, các nghiên cứu về ảnh hưởng của việc công bố thông tin lợi nhuận đến giá cổ phiếu ngành vật liệu xây dựng trong nước vẫn còn nhiều hạn chế. Hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào các công ty trên cả hai sàn HOSE và HNX, thêm vào đó, đề tài nghiên cứu về tác động của công bố thông tin lợi nhuận đến giá cổ phiếu nhưng không phải về nhóm ngành VLXD.
Từ nghiên cứu của Phạm Tiến Mạnh và Tạ Thị Bích Thủy (2018) về đề tài này với ngành ngân hàng cho ra kết quả: “Thứ nhất, có sự tồn tại của mức thu nhập bất thường bình quân tại thời điểm trước và sau khi công bố thông tin lợi nhuận tăng tại các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thứ hai, xung quanh thời điểm công bố thông tin lợi nhuận giảm tại các ngân hàng niêm yết, có sự tồn tại của mức thu nhập bất thường bình quân”. Mặc dù trên thực tế, sau khi khấu trừ các khoản chi phí giao dịch, thuế thu nhập trong tài chính thì mức thu nhập bất thường sẽ không đạt đáng kể trong thời gian nghiên cứu. Qua đó, rút ra một vài khuyến nghị dành cho cơ quan quản lý để cải thiện tính hiệu quả của thị trường chứng khoán là giám sát các giao dịch nội bộ để tránh trục lợi từ thông tin nội bộ, tạo sự minh bạch trong các thông tin để đạt được hiệu quả của thị trường cũng như niềm tin của nhà đầu tư. Tiếp đến là với những nhà đầu tư, nếu thông tin về lợi nhuận được công bố tăng, giá cổ phiếu tăng từ ngày công bố tới 4 ngày sau thì nhà đầu tư có thể cân nhắc đến việc đầu tư ngắn hạn. Đến thời điểm sau ngày thứ 4, giá cổ phiếu có những dấu hiệu tụt giảm, đặc biệt là đến ngày thứ 10 thì nên cân nhắc những quyết định bán cổ phiếu. Với trường hợp, lợi nhuận giảm và giá cổ phiếu xuất
hiện những biến động nhỏ trước khi có dấu hiệu giảm vào ngày thứ 7 sau khi công bố thông tin, các nhà đầu tư cần cẩn thận trong giao dịch và chuẩn bị tâm lý để bán những cổ phiếu ngân hàng mình đang nắm giữ.
Trần Thị Xuân Anh, Nguyễn Thanh Phương và Phạm Tiến Mạnh (2016) khi nghiên cứu về ảnh hưởng của thông báo cổ tức và lợi nhuận đến giá cổ phiếu đã đi đến kết luận: “Không có mối tương quan lớn giữa giá cổ phiếu và thông báo cổ tức, đồng thời phản ứng vào ngày thông báo và cũng trong vài ngày xung quanh là không đáng kể. Do đó, kết luận rằng thông báo cổ tức không được phản ánh nhanh chóng và đầy đủ trong giá cổ phiếu và CBTT lợi nhuận không có bất kỳ ảnh hưởng đáng kể nào đến giá cổ phiếu. Đồng thời, kết quả không phù hợp với giả thuyết thị trường hiệu quả (EMH) nói rằng phản ứng của giá đối trước thông tin mới phải tức thời và không thiên vị, hành vi của giá cổ phiếu được phát hiện là không phù hợp với giả thuyết thịtrường hiệu quả dạng mạnh. Ngoài ra, từ các phản ứng của thị trường đối với cả thông báo cổ tức và lợi nhuận, chúng tôi kết luận rằng cả hai thông báo đều có ảnh hưởng đáng kể đến giá cổ phiếu. Tuy nhiên, những thay đổi về cổ tức tiền mặt giúp truyền tải thông tin hữu ích hơn tới thị trường. Người ta vẫn chứng kiến sự khác biệt đáng kể về CAAR giữa tin tức thu nhập cao hơn và tin tức thu nhập thấp hơn khi công ty báo cáo giảm cổ tức”.