Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu 867 tác động của chi phí nghiên cứu và phát triển đến lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 32 - 33)

Bài nghiên cứu sử dụng loại dữ liệu thứ cấp, dữ liệu của 21 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành dệt may được niêm yết trên toàn bộ sàn chứng khoán Việt Nam bao gồm HOSE1, HNX2 và UPCOM3, trong giai đoạn năm 2010 - 2020. Trong khoảng thời gian 10 năm này, tổng lượng số liệu nghiên cứu trong một năm là 21 công ty, với 205 mẫu được sử dụng chính thức trong bài khóa luận. Tất cả dữ liệu được thu thập và sử dụng là dữ liệu thuộc loại thứ cấp được thu thập theo dữ liệu kế toán đã được kiểm toán và công bố trên các Báo cáo tài chính, Bản cáo bạch hay Báo cáo thường niên của các công ty và dữ liệu ROA, ROE cũng như các dữ liệu về biến độc lập được thu tập từ các trang thông tin tài chính như CafeF, FPTS, Fiintrade, Vietstock. Bước đầu tiên, tác giả xác định có bao nhiêu doanh nghiệp đã được niêm yết trên toàn bộ sàn chứng khoán Việt Nam, sau đó tác giả lọc ra được 21 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành dệt may sau khi tập trung nghiên cứu dựa trên quy mô nhỏ hơn.

Các số liệu về biến được áp dụng sau khi nghiên cứu về từng doanh nghiệp, bao gồm Chi phí R&D, Chi phí đầu tư mới tài sản cố định, Tài sản cố định vô hình, Tài sản cố định hữu hình, Chi phí tài chính, được lấy trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Tỷ số ROA được tính bằng công thức lấy lợi nhuận sau thuế rồi chia cho tổng tài sản của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu, lợi nhuận sau thuế cùng với tổng tài sản được thể hiện trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Do đó, nghiên cứu này đã tính toán được hệ số lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA).

Lợi nhuận sau thuế trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE) được tính bằng lợi nhuận sau thuế chia cho tổng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu, lợi nhuận sau thuế cùng với tổng vốn chủ sở hữu đầu tư của doanh nghiệp được thể hiện trên báo cáo tài chính

1: Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh

2: Sỏ giao dịch chứng khoán Hà Nội

Loại biến Tên biến Tên viết

tắt Công thức

Biến

phụ Lợi nhuận trên tổng tàisản ROA LNST/Tổng tài sản

của doanh nghiệp. Do đó, nghiên cứu này đã tính toán được hệ số lợi nhuận sau thuế trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE).

Chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) của các doanh nghiệp có quy mô khác nhau là khác nhau, và con số này thường biến động lớn qua các năm. Do vậy khi áp dụng số liệu R&D vào mô hình hồi quy sẽ cho ra kết quả không được chính xác. Để giải quyết vấn đề, nghiên cứu đã sử dụng logarit của R&D để những số liệu trong bài biến động ít đi qua đó mô hình hồi quy sẽ có ý nghĩa.

Chi phí đầu tư tài sản cố định (CAPEX) của các doanh nghiệp có quy mô khác nhau cũng là khác nhau, con số này chênh lệch nhau rất nhiều đối với những công ty quy mô lớn đối với nhỏ, và CAPEX biến động qua các năm. Do đó, khi sử dụng dữ liệu này vào mô hình hồi quy sẽ cho kết quả không chính xác. Để giải quyết vấn đề, nghiên cứu đã lấy logarit của CAPEX để mô hình hồi quy có ý nghĩa.

Tài sản cố định vô hình (IA) của doanh nghiệp được thu thập dựa trên báo cáo tài chính doanh nghiệp. Dữ liệu này có chênh lệch lớn với những doanh nghiệp có quy mô không tương đồng nhau, do đó khi sử dụng để chạy mô hình kết quả cho ra sẽ không chính xác. Nghiên cứu đã lấy logarit của IA để kết quả mô hình có ý nghĩa.

Tài sản cố định hữu hình (TA) của doanh nghiệp cũng được tổng hợp trên báo cáo tài chính doanh nghiệp. Dữ liệu này cũng có chênh lệch lớn đối với những doanh nghiệp có quy mô không tương đồng nhau, vì vậy khi sử dụng dữ liệu để áp dụng vào mô hình hồi quy sẽ cho kết quả không chính xác. Do đó bài khóa luận đã lấy logarit của TA để cho kết quả mô hình có ý nghĩa.

Dữ liệu về chi phí tài chính (FE) được tổng hợp trên báo cáo tài chính doanh nghiệp. Với mỗi doanh nghiệp thì con số này có sự khác nhau và có chênh lệch đối với những doanh nghiệp khác nhau về quy mô. Để cho dữ liệu có ý nghĩa khi áp dụng vào mô hình hồi quy, bài khóa luận này đã lấy logarit của FE.

Quy mô doanh nghiệp (SIZE) có liên quan đến tổng tài sản của doanh nghiệp. Nghiên cứu đã lấy logarit của tổng tài sản qua đó mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê.

Đòn bẩy tài chính (DE) được tính bằng công thức tổng nợ trên tổng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Nghiên cứu đã tính toán được tỷ số đòn bẩy tài chính bằng cách sử dụng số liệu về tổng nợ cũng như tổng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được tổng hợp trên báo cáo tài chính.

Một phần của tài liệu 867 tác động của chi phí nghiên cứu và phát triển đến lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w