Mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)

Một phần của tài liệu 867 tác động của chi phí nghiên cứu và phát triển đến lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 42)

4.4.1. Mô hình FEM, REM với ROA

Ta có kết quả mô hình FEM, REM với ROA như sau:

Bảng 4. 5: Mô hình FEM với ROA

Nguồn bảng: Kết quả nghuên cứu

Bảng kết quả mô hình FEM cho ROA có Prob>F = 0,2215 lớn hơn mức ý nghĩa 5% nên không có ý nghĩa thống kê.

IA -0,0005 0,0090 0,952 TA -0,0222 0,0225 0,324 FE 0,0121 0,0086 0,157 SIZE -0,0396 0,0258 0,125 DE -0,0107 0,0033 0,001 _cons 0,2369 0,0468 0,000 Prob > chi2 = 0,0017

ROE Coef. Std. Err. P>|t|

RD -0,0178 0,0374 0,6360 CAPEX 0,0014 0,0286 0,9610 IA -0,0043 0,0356 0,8890 TA -0,0602 0,1052 0,5680 FE 0,0485 0,0243 0,0490 SIZE -0,0526 0,0822 0,5240 DE 0,0106 0,0104 0,3090 _cons 0,4743 0,2198 0,0330 Prob > F = 0,0790

Nguồn bảng: Kết quả nghiên cứu

Mô hình hồi quy REM với biến ROA có Prob>chi2 = 0,0017 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% nên có ý nghĩa thống kê. Trong mô hình, DE có ý nghĩa thống kê và có ảnh hưởng ngược chiều đến ROA.

4.4.2. Mô hình FEM, REM với ROE

ROE Coef. Std. Err. P>∣Z∣ RD 0,0320 0,0249 0,1600 CAPEX 0,0056 0,0269 0,8350 IA -0,0081 0,0213 0,7200 TA -0,0431 0,0528 0,4140 FE 0,0446 0,0226 0,0490 SIZE -0,1177 0,0623 0,0590 DE 0,0094 0,0081 0,2490 _cons 0,5512 0,1054 0,0000 Prob > chi2 = 0,0020 (b) (B) (b-B) sqrt (diag (V_b-V_B))

fem rem Difference SẼ

RD 0,0047 0,0131 -0,0083 0,0095

CAPEX 0,0012 0,0003 0,0009 0,0034

IA 0,0003 -0,0005 0,0009 0,0071

TA -0,0342 -0,0222 -0,0120 0,0326

Nguồn bảng: Kết quả nghiên cứu

Mô hình FEM với ROE có Prob>F = 0,079 lớn hơn 5% nên không có ý nghĩa.

Bảng 4. 8: Mô hình REM với ROE

Nguồn bảng: Kết quả nghiên cứu

Mô hình REM có Prob>chi2 = 0,002 nhỏ hơn 5% nên mô hình có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên kết quả mô hình chỉ có FE có ý nghĩa thống kê với P>|z| nhỏ hơn mức 5%. Biến FE có Coefficients dương nên ảnh hưởng của biến này đến ROE là thuận chiều.

4.4.3. Kiểm định Hausman

Bảng 4. 9: Kiểm định Hausman cho mô hình FEM và REM với ROA

FE 0,0128 0,0121 0,0006 0,0033 SIZE -0,0150 -0,0396 0,0246 0,0171 DE -0,0094 -0,0107 0,0013 0,0020 Prob > chi2 = 0,6978 (b) (B) (b-B) sqrt (diag (V_b- V_B))

fem rem Difference SẼ

RD -0,0178 0,0349 -0,0527 0,0279

CAPEX 0,0014 0,0056 -0,0042 0,0097

IA -0,0043 -0,0081 0,0038 0,0219

Nguồn bảng: Kết quả nghiên cứu

Để kiểm định mô hình REM hay FEM phù hợp với nghiên cứu, bài nghiên cứu đặt ra giả thuyết:

H0: Mô hình nhân tố ảnh hưởng ngẫu nhiên REM H1: Mô hình nhân tố ảnh hưởng cố định FEM

Kiểm định Hausman với 2 mô hình FEM và REM với biến phụ thuộc ROA Prob>chi2 = 0,6978 lớn hơn mức 5% nên chấp nhận H0

Mô hình phù hợp với nghiên cứu là mô hình REM, kết quả mô hình REM chỉ ra thêm rằng FE có ảnh hưởng tiêu cực đến ROA, khác với mô hình OLS chỉ ra rằng kết quả FE không có ý nghĩa.

Bảng 4. 10: Kiểm định Hausman cho mô hình FEM và REM với ROE

TA -0,0602 -0,0431 -0,0170 0,0910 FE 0,0485 0,0446 0,0039 0,0090 SIZE -0,0526 -0,1177 0,0651 0,0537 DE 0,0106 0,0094 0,0012 0,0064 Prob > chi2 = 0,1406 STT

Tên biến Giả thuyết nghiên cứu Kết quả

nghiên cứu

1

R&D (H1): R&D có ảnh hưởng đến lợi

nhuận của doanh nghiệp. Chấp nhậnH1

Nguồn bảng: Kết quả nghiên cứu

Để kiểm tra mô hình FEM hay REM phù hợp đối với ROE, bài nghiên cứu đã đặt ra giả thuyết:

H0: Mô hình nhân tố ảnh hưởng ngẫu nhiên REM H1: Mô hình nhân tố ảnh hưởng cố định FEM

Kiểm định Hausman với 2 mô hình FEM và REM cho biến phụ thuộc ROE Prob>chi2 = 0,1406 lớn hơn 5% nên chấp nhận H0

Mô hình phù hợp với ROE là REM, kết quả mô hình REM chỉ ra rằng FE có tác động tích cực đến ROE, tuy nhiên ở mô hình OLS, kết quả của FE lại không có ý nghĩa.

4.5. Tổng hợp kết quả

Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu được hình thành sau khi kiểm định các mô hình được trình bày như sau:

2 CAPEX (H2): Chi phí đầu tư tài sản cố địnhcó ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh

nghiệp. Bác bỏ H2

3 TA

(H3): Tài sản cố định hữu hình có ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh

nghiệp. Bác bỏ H3

4 IA

(H4): Tài sản cố định vô hình có ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh

nghiệp. Bác bỏ H4

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Ngành dệt may cũng là một ngành lâu đời tại Việt Nam, những doanh nghiệp trong ngành cũng đã được niêm yết trên sàn chứng khoán từ khá lâu và đang ngày càng phát triển cũng như thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Việc nghiên cứu phát triển là một yếu tố quan trọng có tác động lớn đến lợi nhuận của công ty bởi vì R&D liên quan đến việc nghiên cứu thị trường thông qua nhu cầu của khách hàng, ứng dụng các cải tiến để phát triển các sản phẩm dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. R&D còn thể hiện tầm nhìn dài hạn của một doanh nghiệp và chiến lược trong tương lai của doanh nghiệp khi sự đổi mới trong vận hành nhiều hơn ở khía cạnh một mô hình kinh tế của doanh nghiệp. R&D bao gồm đầu tư để tìm kiếm sản phẩm mới, dịch vụ mới hay đổi mới quy trình kinh doanh sản xuất sẽ cho doanh nghiệp tìm kiếm được nguồn lợi nhuận phong phú hơn.

Bài nghiên cứu sử dụng 205 mẫu dữ liệu được thu thập từ 21 công ty dệt may được niêm yết trên toàn bộ sàn chứng khoán Việt Nam, bao gồm sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE), sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), sàn giao dịch chứng khoán UPCOM trong giai đoạn 2010 - 2020.

Dựa vào kết quả nghiên cứu ở chương 4 trước đó, bài khóa luận đưa ra các kết luận như sau:

Thứ nhất, kết quả mô hình nghiên cứu chỉ ra rằng nghiên cứu và phát triển có tác động cùng chiều tới ROA và ROE của doanh nghiệp nói riêng và lợi nhuận của doanh nghiệp nói chung. Kết quả này là phù hợp với lý thuyết khi mà doanh nghiệp càng đầu tư nhiều vào nghiên cứu và phát triển thì càng làm đa dạng nguồn doanh thu của doanh nghiệp, cũng như cho doanh nghiệp lợi thế trong dài hạn để tăng trưởng doanh thu cũng như lợi nhuận. Đặc biệt hơn kết quả này hợp lý với các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành Dệt may khi luôn phải cải tiến công nghệ cũng như đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao cải thiện chất lượng sản phẩm. Kết quả trong nghiên cứu này trùng hợp với kết quả trong nghiên cứu của Archarungoj và Hoshino (1999), Daniesh (2016), Karjalainen

(2007), Dadkhah (2013), Filatotchev và đồng nghiệp (2009), Jimenez-Jimenez và Sanz- Valle (2011), Bell (2005).

Thứ hai, trái ngược với giả thuyết nghiên cứu chi phí đầu tư tài sản cố định không có tác động gì đến lợi nhuận doanh nghiệp. Kết quả này cho thấy rằng đầu tư nhiều vào tài sản cố định cũng không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp.

Thứ ba, tài sản cố định hữu hình cũng không có tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng sự thay đổi của tài sản cố định hữu hình không làm ảnh hưởng gì đến ROA cũng như ROE của doanh nghiệp. Kết quả này giống với kết luận của Khan và đồng nghiệp (2018) nhưng mà lại khác với kết quả của Gharaibeh và Ghaith (2017) khi chỉ ra rằng tài sản cố định hữu hình có tương quan âm so với lợi nhuận của doanh nghiệp.

Thứ tư, tài sản cố định vô hình không có tác động đến lợi nhuận doanh nghiệp. Kết quả này cho thấy sự thay đổi của tài sản cố định vô hình không làm thay đổi lợi nhuận của doanh nghiệp. Kết quả này là hợp lý khi phần lớn tài sản của doanh nghiệp là tài sản hữu hình, tài sản vô hình thường chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng tài sản của doanh nghiệp nên khi thay đổi cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Kết quả trong nghiên cứu khác với kết quả nghiên cứu của Kamasak (2016), Adriana và đồng nghiệp (2014) khi các nghiên cứu này chỉ ra tài sản cố định vô hình có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của doanh nghiệp, và kết quả của Qureshi và Siddiqui (2020) chỉ ra tài sản cố định vô hình có tương quan âm với lợi nhuận doanh nghiệp.

Thứ năm, chi phí tài chính không có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời doanh nghiệp, điều này có ý nghĩa rằng chi phí tăng dẫn đến kết quả rằng lợi nhuận doanh nghiệp cũng tăng. Mức chi phí cao cho thấy doanh nghiệp dành nhiều tiền vào các hoạt động đầu tư tài chính, cho vay, góp vốn liên doanh qua đó giúp gia tăng phần nào lợi nhuận của doanh nghiệp hoặc là do doanh nghiệp chịu lỗ tỷ giá khi bán ngoại tệ, và chịu một khoản chi phí khác.

Thứ sáu, kết quả mô hình cũng chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp có tác động ngược chiều tới lợi nhuận doanh nghiệp. Kết quả này chỉ ra rằng, những doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì lợi nhuận càng thấp đi. Kết quả nghiên cứu trái ngược với những nghiên cứu trước đó với kết quả những doanh nghiệp có quy mô lớn thì lợi nhuận đem về càng lớn Mesut Dogan (2013), Brookshire (2009), Stierwald (2010a,b), Malik (2011). Tuy nhiên, trong ngắn hạn thì điều này có thể chấp nhận được khi mà doanh nghiệp phải dành nhiều tiền hơn cho mở rộng hoạt động kinh doanh, dẫn tới phải dành nhiều chi phí hơn cho đầu tư mở rộng, cùng với đó những lĩnh vực mới đầu tư chưa có doanh thu, mà phải lấy doanh thu của những ngành nghề trước đó bù vào những chi phí trong giai đoạn đầu tư mở rộng. Ngoài ra, kết quả của mô hình tương quan còn cho thấy được đòn bẩy tài chính có tương quan âm với lợi nhuận doanh nghiệp trong ngành dệt may, khi mà doanh nghiệp dùng đòn bẩy càng nhiều thì càng làm giảm lợi nhuận. Kết quả này có phần hợp lý vì khi doanh nghiệp vay nợ nhiều để đầu tư và phát triển ra những lĩnh vực mới, doanh nghiệp sẽ phải chịu lỗ nhiều hơn khi mà những doanh nghiệp này còn chưa tạo ra doanh thu mà đã phải chịu thêm chi phí lãi vay. Điều này dẫn đến doanh nghiệp có thể có lợi nhuận âm.

5.2. Khuyến nghị

Dựa trên kết quả nghiên cứu nêu trên, bài nghiên cứu cho thấy tác động giữa nghiên cứu và phát triển và lợi nhuận doanh nghiệp qua đó, đưa ra các khuyến nghị như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu và phát triển có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Để nâng cao khả năng sinh lời của doanh nghiệp thì doanh nghiệp nên tập trung đầu tư hơn vào nghiên cứu phát triển để đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, cũng như cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như sáng tạo ra những sản phẩm mới thu hút khách hàng hơn. Doanh nghiệp cũng nên phân bổ tỷ trọng chi phí hợp lý dành cho nghiên cứu và phát triển trong kinh doanh. Ngoài ra, doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và những doanh nghiệp trong nhóm ngành Dệt may nói riêng nên chú trọng hơn cho việc dành ra những khoản tiền quỹ hợp lý để đầu tư vào nghiên cứu và phát triển. Với sự thay đổi nhanh chóng trong công nghệ và kỹ thuật, đặc biệt là trong

thời điểm ngành công nghệ 4.0 thì doanh nghiệp nên chọn những mảng hợp lý để nghiên cứu và phát triển qua đó bắt kịp với thay đổi của thị trường.

Thứ hai, chi phí đầu tư tài sản cố định, tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình không có tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Dựa trên kết quả nghiên cứu, bài khóa luận khuyến nghị các doanh nghiệp không nên đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định nói chung và tài sản cố định hữu hình cũng như vô hình nói riêng để tránh gây lãng phí mà không đem lại được lợi ích quá đáng kể.

Thứ ba, chi phí tài chính không có tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Dựa trên kết quả nghiên cứu, bài khóa luận đưa ra khuyến nghị rằng các doanh nghiệp nên duy trì mức chi phí tài chính ở mức hợp lý, bởi vì khi chi phí tài chính phải chi trả ở mức cao thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang được đẩy mạnh và phát triển qua đó cải thiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Nhưng ngược lại nếu chi phí tài chính về lỗ, lãi cao thì doanh nghiệp có nguy cơ gặp khó khăn trong kinh doanh. Cùng với đó doanh nghiệp nên có tiến trình để sử dụng các khoản tài chính của doanh nghiệp sao cho hợp lý nhất để qua đó cải thiện được doanh thu cũng như lợi nhuận.

Thứ tư, quy mô doanh nghiệp có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Dựa vào kết quả nghiên cứu, bài khóa luận có khuyến nghị dành cho doanh nghiệp rằng doanh nghiệp nên vạch ra những chiến lược rõ ràng để phát triển cũng như mở rộng doanh nghiệp. Nên tập trung nghiên cứu, cải thiện, nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm ở lĩnh vực chính, có nhiều tiềm năng nhất. Sau khi chiếm được vị thế, chiếm được lòng tin của người tiêu dùng cũng như các nhà đầu tư thì có thể xem xét mở rộng quy mô doanh nghiệp, tránh mở rộng quy mô ở nhiều lĩnh vực không có tiềm năng phát triển bởi khả năng thua lỗ cao, chi phí đắt đỏ cùng với đó là làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Thứ năm, đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều đối với lợi nhuận của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên các doanh nghiệp nên sử dụng một tỷ lệ đòn bẩy hợp lý. Bởi vì vay nợ nhiều đi kèm với nhiều chi phí lãi vay, cùng với đó tỷ lệ đòn bẩy cao có

thể khiến doanh nghiệp gặp phải rủi ro trong vấn đề tính thanh khoản mà có thể dẫn đến phá sản.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Archarungroj, P., Hoshino, Y. (1999). Firm Size and R&D on Profitability: An Empirical Analysis on Japanese Chemical and Pharmaceutical Industry. Japanese

journal of administrative Science, 13(2), 71-86.

Dinesh, J. (2016). Impact of R&D of profitability in the pharma sector: An empirical study from India. Journal of Asia Business Studies, 10(2), 194-210.

Pasi, K. (2007). R&D investments: The effects of different financial environments of firm profitability. Journal of Multinational financial management, 18, 79-93.

Mahnaz, R., Hamidel, D. (2013). Effects of R&D expediture on the profitability of Iran industrial firms. Research Journal of Applied Science, Engineering and

Technology, 7(14), 2846-2850.

Kamasak, R. (2017). The contribution of tangible and intangible resources, and capabilities to a firm’s profitability and market performance. European Journal

of Management and Business Economics, 26(2), 252-275.

Qureshi, J., Siddiqui, A. (2020). Impact of Intangible Assets on Profitability, Efficiency, Capital Structure and Dividend Policy, and Market Value of Technology Firms: A Globla Comparative Analysis. SSRN Electronic Journal

Adriana, T. T., Bogdan, D., Stefena, D., Raluca, V. R. (2014). The Linkage Between Intangibles and Profitability. Annales Universitatis Apulensis Serires

Oeconomica, 16(1), 283-293.

Gharaibeh, O., Ghaith, N. A. (2017). Factors Affecting Profitability of the Jordanian Banking Sector. International Journal of Economic Perspectives, 11(3) 2059- 2066.

Dogan, M. (2013). Does Firm Size Affect the Firm Profitability? Evidence from Turkey.

Journal of Finance and Accounting, 4(4), 53-59.

Allarussi, S. A., Alhaderi, M. S. (2017). Factors affecting profitability in Malaysia.

Ha-Brookshire, J. (2009). Does the firm size matter on firm entrepreneurship and performance. Journal of Small Business and Enterprise Development, 46(1), 132- 146.

Stierwald, A. (2010a). Determinants of profitability: An analysis of large Australian firms. Melbourne Institute Working Paper Series.

Stierwald, A. (2010b). The causes of profit heterogeneity in large Australian firms.

Working paper No, 7/10.

Malik, H. (2011). Determinants of insurance companies profitability: An analysis of insurance sector of Pakistan. Academic Research International, 1(3) 315-321.

Khan, T., Shamim, M., Goyal, J. (2018). Panel Data Analysis of Profitability Determinants; Evidence form Indian Telecom Companies. Theoretical Economic

Một phần của tài liệu 867 tác động của chi phí nghiên cứu và phát triển đến lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w