Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (hệ số khả năng thanh toán hiện hành): Hệ số này được đo lường bằng giá trị thuần của tài sản ngắn hạn (TSNH) hiện có với số nợ ngắn hạn phải trả. Đây là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn cho DN. Hệ số được biểu diễn bởi công thức:
ʊʌ Tài sảnngắn hạn
H ệ S O k hả năng t h an h t oản ng an hạn ( CR) = —---7-—
■ ■ Nợ ngan hạn
Trong kinh doanh, doanh nghiệp thường lo ngại về các khoản nợ, đặc biệt là nợ khó đòi, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi hay các khoản phải trả không có khả năng thanh toán. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải duy trì một nguồn vốn có khả năng luân chuyển hợp lý để đáp ứng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn để đảm bảo hoạt động kinh doanh được suôn sẻ.
Thông thường khi nhìn vào khả năng thanh toán của doanh nghiệp có thể dự đoán được phần nào tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể, một doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngắn hạn cao thì có khả năng phá sản thấp hơn các doanh nghiệp khác vì họ có đủ nguồn vốn để duy trì hoạt động kinh doanh.
Giả thiết đặt ra ở đây là khi doanh nghiệp có khả năng thanh toán thì có làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp hay không? Vì khi này, doanh nghiệp có thể không tận dụng được phần tài sản ngắn hạn hiện có vào sản xuất kinh doanh và khả năng chiếm dụng vốn của nhà cung cấp khá yếu, dẫn đến lợi nhuận giảm xuống. Điều này làm cho EPS giảm, dẫn đến giá thị trường giảm, điều này làm cho hệ số P/E tăng lên.
=> Giả thiết 5: Khả năng thanh toán ngắn hạn (CR) có tác động cùng chiều với tỷ số P/E.