Bàn luận về kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu 825 nhân tố ảnh hưởng tới tỷ số giá trên thu nhập của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết trên TTCK VN (Trang 59)

Ta thấy rằng tất cả các biến độc lập có có ý nghĩa thống kê trong mô hình trên đều có tác động ngược chiều với tỷ số P/E.

Giá trị sổ sách của cổ phiếu (IogBV)

Mối quan hệ nghịch chiều giữa giá trị sổ sách (BV) và tỷ số P/E ngành thép, khi BV tăng 1% thì tỷ số P/E giảm 1.185716%. Kết quả nghiên cứu phù hợp với khẳng định trong nghiên cứu năm 2014 của Khurram Shehzad và Aisha Ismail. Tác giả đề cập đến mối quan hệ nghịch chiều của hai biến số BV và EPS cùng với giá cổ phiếu trên thị trường. Cụ thể, giá trị BV của doanh nghiệp càng lớn thì hệ số P/E càng nhỏ và giá cả của những doanh nghiệp này khá ít biến động.

Tại Việt Nam, hầu hết các nhà đầu tư đều có xu hướng kinh doanh lướt sóng, họ kiếm lời bằng việc ăn chênh lệch trong giao dịch mua bán và thực hiện những giao dịch này một cách liên tục. Vì vậy, sự quan tâm của họ dành cho những cổ phiếu có BV lớn hầu như là không có hoặc ngày một ít đi, dẫn đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp giảm, dẫn đến P/E giảm theo.

Khả năng thanh toán ngắn hạn (CR)

Trái với kỳ vọng, kết quả hồi quy cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn có tác động nghịch đảo với tỷ số P/E. Kết quả này cùng quan điểm với nghiên cứu của J. Aloy và Qasim Saleem và Ramiz Ur Rehman rằng khả năng thanh toán ngắn hạn và lợi nhuận có quan hệ nghịch biến.

Và theo như số liệu thu thập được, ta thấy không có sự khác biệt quá lớn giữa CR của các công ty ngành thép, phần lớn CR đều ở mức > 1, cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp khá tốt. Tuy nhiên có thể là do doanh nghiệp sử dụng tỷ lệ nợ trong sản xuất kinh doanh lớn, mặc dù khả năng thanh toán nợ tốt nhưng cũng sẽ gây nên sự lo lắng tới các nhà đầu tư rằng liệu lợi nhuận của doanh nghiệp có bị ảnh hưởng tiêu cực hay không khi không tận dụng được số tài sản hiện có trong sản xuất kinh doanh. Từ đó có thể dẫn đến giá cổ phiếu bị ảnh hưởng tiêu cực theo, và P/E giảm.

Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE)

Lại một yếu tố nữa tác động nghịch biến vào P/E. Cụ thể, khi ROE tăng (giảm) 1 đơn vị thì tỷ số P/E giảm (tăng) 0.0517415% và tỷ lệ này tác động cực kỳ mạnh mẽ (vì P-value = 0.000 < 0.05). Trên thực tế, ROE càng cao cho thấy doanh nghiệp hoạt động khá hiệu quả và có triển vọng. Tuy nhiên, theo số liệu thu thập được từ các công ty thép trên sàn HOSE, ROE tăng đồng nghĩa với việc lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cũng tăng. Khi này, thu nhập của cổ đông (EPS) cũng tăng theo. Mà EPS lại tỷ lệ nghịch với P/E, vậy khi EPS tăng làm cho tỷ số P/E giảm. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đó vào 2012 của Vahid Faezinia.

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (DE)

Một lần nữa ngược với kì vọng, và trái với kết quả của nghiên cứu trước đó của Vahid Faezinia (2012), DE có tác động nghịch chiều với tỷ số P/E. Theo mô hình ta thấy DE tăng (giảm) 1 đơn vị thì tỷ số P/E giảm (tăng) 0.1906644%. Theo số liệu thu thập được, phần lớn tỷ lệ DE > 100% (hay DE >1), đặc biệt CTCP Thép Việt Ý (VIS) vào giai đoạn cuối 2019 và trong năm 2020 có tỷ lệ DE lớn hơn 4, tương đối cao, chứng tỏ tài sản của phần lớn các doanh nghiệp thép được tài trợ chủ yếu bằng các khoản nợ, do đó nhà đầu tư có thể có xu hướng e ngại liệu doanh nghiệp có gặp nhiều khó khăn trong tài chính không, e sợ về rủi ro phá sản, vì vậy có thể ảnh hưởng tiêu cực tới giá chứng khóan của công ty đó.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4 đã đưa ra thống kê mô tả cho mô hình, phân tích tương quan Pearson để phát hiện đa cộng tuyến và lựa chọn mô hình REM là mô hình phù hợp để nghiên cứu. Từ kết quả, tác giả rút ra được mô hình hồi quy và đưa ra nhận xét về ảnh hưởng của các biến độc lập vào biến phụ thuộc P/E của các doanh nghiệp ngành thép trong giai đoạn 2016 - 2020.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Trong bối cảnh thị trường tài chính nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng hiện nay đang trên đà tăng trưởng và trở thành một kênh huy động vốn cũng như kênh đầu tư cực kỳ hiệu quả và thu hút rất nhiều người. Số lượng tài khoản chứng khoán được mở ngày càng nhiều có nghĩa lượng nhà đầu tư đổ xô vào thị trường tăng lên. Trang bị một tâm lý và kiến thức cơ bản trước khi bước chân vào chợ cổ phiếu giúp cho nhà đầu tư hạn chế được rủi ro ở mức thấp nhất. Biết được phương pháp định giá cổ phiếu nói chung và về tỷ số P/E và các nhân tố ảnh hưởng nói riêng sẽ giúp nhà đầu tư mới điều này.

Trong khi tìm hiểu kiến thức về chứng khoán và giao dịch mua bán lựa chọn trên thị trường, việc phải nghiên cứu và phân tích tỷ số P/E đóng vai trò cực kì quan trọng đặc biệt là về định giá cổ phiếu. Vì ngành thép là một ngành trong những ngành đang hot nhất trong giai đoạn hiện nay, có đặc thù riêng biệt, cũng có định hướng phát triển riêng, một tỷ số P/E phù hợp có thể tạo lòng tin và thu hút rất nhiều các nhà đầu tư.

5.1.1. Ưu điểm

Trong phạm vi dữ liệu dùng để nghiên cứu, dựa vào các phân tích nước ngoài của các nhà kinh tế học trên thế giới cũng như các bài phân tích trong nước, thêm vào đó là số liệu thu thập thực tế từ 10 công ty ngành thép, kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố chính tác động đến hệ số giá trên thu nhập, và yếu tố tác động mạnh nhất là tỷ lệ lợi nhuận trên VCSH. Lần lượt sau đó là các nhân tố về khả năng thanh toán ngắn hạn, giá trị sổ sách, tỷ lệ nợ trên VCSH và tăng trưởng thu nhập. Tất cả nhân tố đều cho tác động nghịch chiều. Vì vậy, ta thấy hệ số P/E của các doanh nghiệp ngành thép sẽ còn phải chịu rất nhiều các yếu tố khác.

5.1.2. Hạn chế

• Về mặt thời gian

Ta thấy khoảng thời gian 5 năm chưa phải quá dài và có thể chưa đủ để đánh giá một cách chính xác và triệt để về mặt ảnh hưởng của các nhân tố đã nêu trên lên tỷ số P/E. Nếu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài hơn, có thể sẽ có sự thay đổi về tác động giữa các nhân tố cũng như chiều tác động.

• Về mặt không gian

Khóa luận mới chỉ nghiên cứu tác động của một ngành duy nhất - ngành thép, chưa mở rộng ra các ngành khác cũng như chưa khái quát được tình hình của tỷ số P/E nói chung của tất cả các ngành. Vì vậy, nếu nghiên cứu với số lượng doanh nghiệp và công ty lớn hơn, đa ngành nghề hơn thì nhân tố cũng có thể có sự thay đổi, có thể thêm biến, bớt biến trong mô hình nghiên cứu để đảm bảo sự phù hợp.

• Nhân tố

Khóa luận mới chỉ nghiên cứu được các nhân tố dựa trên những chỉ số tài chính xuất phát từ bên trong của doanh nghiệp ngành thép, chưa nghiên cứu được hết các nhân tố ngoại sinh như lạm phát, tăng trưởng GDP, giá nguyên liệu đầu vào của thép, về mức độ hot của ngành... và một số nhân tố nội sinh như tỷ lệ vốn nhà nước, mức độ rủi ro của ngành, khối lượng vốn hóa trên thị trường.

Trên đây là những thiếu sót, hạn chế của đề tài nghiên cứu, từ đó tạo tiền đề cho những hướng nghiên cứu sau được kĩ càng hơn, chi tiết hơn và toàn diện hơn nữa. Những thiếu sót này sẽ là những kinh nghiệm, những lưu ý để tác giả hoàn thiện bài nghiên cứu của mình trong tương lai.

5.2. Giải pháp và kiến nghị

Trên thực tế, chúng ta thấy không phải tỷ số P/E càng cao thì sẽ tốt hay nên đầu tư ngay vào cổ phiếu của công ty đó. Ta cũng thấy rằng không có một giá trị P/E quy chuẩn chung cho tất cả các công ty và doanh nghiệp niêm yết cũng như không có một giá trị chung tiêu chuẩn nào cho hệ số P/E. Bởi chỉ số P/E của doanh nghiệp được quyết định điều chỉnh dựa trên nhiều yếu tố khác nhau.

5.2.1. Đối với nhà đầu tư

Thứ nhất, khi đưa ra quyết định đầu tư vào một cổ phiếu ngành thép thì nên chú trọng đến yếu tố giá trị sổ sách. Vì theo kết quả nghiên cứu, yếu tố này có tác động ngược chiều ảnh hưởng mạnh nhất làm chỉ số P/E giảm. Từ đó giúp nhà đầu tư so sánh được sự chênh lệch giữa giá trị thị trường và giá trị ghi sổ của cổ phiếu để đưa ra quyết định chính xác về danh mục chứng khoán của mình.

Thứ hai, nhà đầu tư nên chọn những doanh nghiệp ngành thép có tài chính mạnh và có thể sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Hơn nữa, nên chú ý về việc sử dụng nợ quá nhiều của doanh nghiệp, xem xét xem mục đích sử dụng nợ có hợp lý hay không, đặc biệt là trong những giai đoạn kinh tế khó khăn như ngày nay. Dịch bệnh

Covid-19 luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, khiến nhiều doanh nghiệp nói chung mất khả năng thanh toán hoặc thậm chí phá sản. Do đó, đầu tư vào những doanh nghiệp như thế có thể nguy hiểm vì nguy cơ lỗ nặng hoặc mất trắng.

Thứ ba, nhà đầu tư nên chọn những cổ phiếu của doanh nghiệp có lợi nhuận cao. Doanh nghiệp làm ăn có lời, chứng tỏ họ hoạt động khá tốt, dẫn đến tình hình kinh doanh được cải thiện. Lợi nhuận cao cũng có thể làm tăng thu nhập trên vốn cổ phần, tuy tỷ số P/E lúc này sẽ giảm, nhưng đây là một dấu hiệu tích cực cho triển vọng của doanh nghiệp nói chung và của cổ phiếu doanh nghiệp đó nói riêng.

5.2.2. Đối với doanh nghiệp

Thứ nhất, xác định lại cấu trúc nợ vay. Có thể hiểu rằng tỷ lệ nợ càng cao chứng tỏ các hoạt động của công ty phụ thuộc nhiều vào các khoản nợ, rủi ro phá sản càng lớn. Còn nếu như nợ thấp quá chứng tỏ công ty không tài trợ cho hoạt động kinh doanh từ nguồn vốn bên ngoài, nên lợi nhuận giảm. Vậy duy trì các khoản nợ ở mức ổn định hoặc tạo thêm điều kiện để thanh toán nợ dài hạn hơn giúp doanh nghiệp có thể tận dụng tốt chúng vào hoạt động kinh doanh, cũng như trấn an và tạo lòng tin cho nhà đầu tư về hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ hai, nâng cao lợi nhuận và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí xuống thấp nhất có thể, đa dạng hóa các loại mặt hàng nhằm tăng doanh thu, từ đó cải thiện tình hình lợi nhuận. Ngoài ra, tận dụng tối đa lợi thế về mặt sản xuất, đầu tư trang thiết bị, máy móc, dây chuyền để tạo ra những sản phẩm thép hoàn hảo nhất mang lại nguồn lợi cao. Thêm vào đó, rà soát lại các chính sách bán hàng để nâng cao sản lượng tiêu thụ, làm tốt công tác dự báo để có chính sách bán hàng hợp lý, nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài, đặc biệt vượt qua khó khăn trong giai đoạn đại dịch.

Thứ ba, nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên rõ ràng, minh bạch và luôn trung thực về các thông tin trên báo cáo tài chính, tính toán chỉ số tài chính chính xác, không gian lận để thu hút và tạo niềm tin cho khách hàng và nhà đầu tư. Trên thực tế, hầu hết các thông tin mà các doanh nghiệp thép công khai trên các trang web về báo cáo tài chính và các chỉ số có liên quan đều đã được kiểm toán rõ ràng. Doanh nghiệp nên tiếp tục phát huy ưu điểm này để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, tích cực và củng cố hơn về lòng tin cho khách hàng và những người đã đang và có ý định rót vốn vào doanh nghiệp.

Thứ tư, có tỷ lệ chi trả cổ tức hợp lý, có thể tăng tỷ lệ này để thu hút nhà đầu tư, từ đó nguồn vốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Chính sách chi trả cổ tức chính là một trong những nhân tố thu hút nhà đầu tư đầu tư vào cổ phiếu doanh nghiệp. Tăng tỷ lệ này ở một mức hợp lý vừa giúp cho doanh nghiệp gia tăng nguồn vốn, vừa giúp cho việc tăng sức hấp dẫn của cổ phiếu công ty đó.

5.2.3. Đối với nhà nước

Vì thép là ngành đang rất hot trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng là một trong số những ngành mũi nhọn, các doanh nghiệp thép rất dễ dàng nhận được sự chú ý và ủng hộ của các nhà đầu tư khi tham gia thị trường. Vậy nhà nước nên:

Thứ nhất, có chính sách, công cụ để bảo vệ sản xuất trong nước. Ban hành các văn bản luật chặt chẽ về tiêu chuẩn chất lượng cho các sản phẩm ngành thép tại Việt Nam, đồng thời có các biện pháp mạnh tay để ngăn chặn việc tạo ra các sản phẩm kém chất lượng. Để đảm bảo chất lượng thép trong nước, Chính phủ cần làm chặt chẽ hoạt động kiểm soát chất lượng thép tại các công ty, nếu có gian lận nên răn đe và phạt mạnh tay. Điều này giúp đảm bảo được chất lượng thép trong nước, bảo vệ và tăng khả năng cạnh tranh cho mặt hàng thép tại Việt Nam.

Thứ hai, có chính sách tài trợ cho các doanh nghiệp thép gặp khó khăn đặc biệt là trong thời kì đại dịch như hiện nay. Trong bối cảnh toàn quốc cũng như toàn thế giới chống chọi lại với Covid nói chung, Chính phủ nên tạo các gói hỗ trợ và có biện pháp chỉ đạo cho các tổ chức tín dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho doanh nghiệp thép sản xuất kinh doanh. Điều này không những giúp doanh nghiệp đảm bảo sản xuất mà còn giúp cho người lao động đảm bảo cuộc sống, tránh khỏi nguy cơ thất nghiệp.

KẾT LUẬN CHUNG

Bài nghiên cứu trên đây nhìn chung đã cho thấy những nhân tố có sức ảnh hưởng đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty ngành thép trên TTCK Việt Nam, đã hoàn thành được mục tiêu ban đầu của bài luận đề ra.

Khóa luận đã hoàn thành nhưng chắc hẳn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Đây cũng là lần đầu tiên tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính và trong thời gian khá ngắn, tác giả cũng nghiên cứu thêm về mô hình kinh tế lượng nên sẽ không tránh khỏi sai sót. Do đó, tác giả rất mong nhận được nhiều sự góp ý, đánh giá từ phía thầy cô để khóa luận này được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Afza, Talat. “Determinants of Price-Earnings Ratio: The Case of Chemical

Sector of Pakistan Dr.” (2012).

[2] Dutta, K.D., Saha, M., & Das, D.C. (2018, Determinants of P/E Ratio: An Empirical Study on Listed Manufacturing Companies in DSE. International Journal of Scientific and Research Publications (IJSRP). 8.10.29322/IJSRP.8.4.2018.p7624. [3] Đinh Kim Thúy, Trần Văn Hoàng, Đặng Khánh Linh, Quách Ngọc Lâm (2017), Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài NCKH, Học viện Ngân Hàng.

[4] Faezinia, V. (2012). The Quantitative Study of Effective Factors on Price earning ratio in Capital Market of IRAN, Journal of Finance, 3(10). pp. 56-72.

[5] Hứa Quang Trí (2012), Các yếu tố quyết định đến hệ số P/E của các công ty phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

(HOSE), Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

[6] Huỳnh Bá Hải Sơn (2012), Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ số P/E tại thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh.

[7] K. K. Johan, L. Filip (2017), “A quantitative study of the P/E ratio on the

Một phần của tài liệu 825 nhân tố ảnh hưởng tới tỷ số giá trên thu nhập của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết trên TTCK VN (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w