5. Ket cấu bài nghiên cứu
2.3.3. Các nhân tố thuộc bản thân NĐT
2.3.3.1. Tính cách NĐT
R Sadi và và các cộng sự (2011) đã kết luận rằng có một mối quan hệ chặt chẽ
giữa tính cách của các nhà đâu tư. Với mẫu nghiên cứu là 200 NĐT trên TTCK đã được chọn ngẫu nhiên và các dữ liệu cần thiết được thu thập thông qua các câu hỏi, sử dụng phân tích tham số và tương quan để kiếm tra tính chính xác của các giả thuyết. Kết quả là nhóm tác giả đã chứng minh rằng các lỗi nhận thức được cung cấp có mối tương quan đáng kể với các NĐT cá tính. Thêm một nghiên cứu nữa của MZ Tauni và các cộng sự (2017) đã sử dụng khung tính cách Big Five từ Costa và McCrae
(1992) và xem xét dữ liệu được thu thập từ 541 NĐT cá nhân trên TTCK Trung Quốc
đã chỉ ra được các mối quan hệ giữa các đặc điểm tính cách lớn tới hành vi giao dịch chứng khoán. Các NĐT có tính cởi mở thường giao dịch cổ phiếu thường xuyên hơn khi họ có được thông tin từ tư vấn tài chính trong khi các NĐT thái quá lại giao dịch cổ phiếu ít mạnh mẽ hơn khi họ sử dụng tư vấn tài chính. Các NĐT dễ dãi thì thường
quyết định đầu tư để không mắc phải những sai lầm và hối tiếc một cách không đáng có. Những người có tính cách bảo thủ trong đầu tư họ thường rất cố chấp và không bao giờ chấp nhận được lỗi lầm của mình, .... Những tính cách con người ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới nhà đâu tư trên TTCK. Có thể là tiêu cực hay tích cực, tùy thuộc vào tính cách nên có hay không nên có của chính cá nhân đầu tư.
2.3.3.2. Cảm xúc cá nhân
Cảm xúc sẽ tạo cho từng cá nhân NĐT có những nhìn nhận, đánh giá khác nhau về sự không chắc chắn (rủi ro). Trong khi rủi ro có thể nhận biết và đo lường được nhưng rủi ro là không thể được xác định, không thể đo lường và chưa được biết
đến (Ricaciardi 2008). Thêm một nghiên cứu của Shefrin (2002) và Lee (2006) cũng đã chứng tỏ mối quan hệ giữa cảm xúc và quán tính giá, cảm xúc phấn khích không vô thức bản thân nó có một động lực. Cảm xúc của cá nhân được kích thích bởi thông
tin, ví ụ thông tin tốt kích động những cảm xúc như phấn khích hay vui vẻ trong khi thông tin xấu kích động sự lo lắng và căng thẳng. Thông thường thị trường chậm trễn
trong việc phản ứng lại những tác động tạo ra từ thông tin xấu. 2.3.3.3. Năng lực NĐT
Trình độ chuyên môn được đánh giá rất cao và là một trong những yếu tố chính
để NĐT đưa ra những quyết định mua hay bán cổ phiếu của mình. Năng lực của NĐT
có thể được đánh giá trên góc độ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm đầu tư.
Có thể thấy rằng, mặc dù các NĐT độ học vấn cao, nên về nguyên lý thì xu hướng họ sẽ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động đầu tư trên thị trường tài chính. Tuy vậy, do kinh nghiệm đầu tư còn hạn chế, nên đây cũng là rào cản đối với các NĐT tham gia vào các hoạt động đầu tư.
Chính vì những sự thiếu hiểu biết, chưa biết cách tính toán định giá cổ phiếu, khả năng phân tích thị trường và kinh nghiệm đầu tư còn ít ỏi là một trong những
tư nào. Đến một thời điểm giá cổ phiếu họ nắm giữ giảm giá mạnh, thì họ bắt đầu lo sợ và lập tức bán chứng khoán đó đi ngay. Ở chiều ngược lại, các NĐT học sâu hơn về chứng khoán, trải qua những khóa học đào tạo cơ bản, nâng cao về phân tích cơ bản kĩ thuật, hay thậm chí là vượt qua kì thi CFA 3 levels sẽ khiến cho các NĐT tin tưởng hơn vào những quyết định đầu tư của mình, bởi NĐT có một cơ sở để trao niềm
tin đó chính là trình độ chuyên môn của họ, thứ mà không phải ai cũng dễ dàng đạt tới trình độ này. Kết hợp cùng với những kinh nghiệm lâu năm, các NĐT có thể sẽ có cơ hội dành chiến thắng hơn, nhanh chóng nhìn nhận ra được sự sai lầm của bản thân để bán đi những cổ phiếu không còn tiềm năng. Tuy nhiên, điều này cũng ảnh hưởng tiêu cực một phần tới tâm lý NĐT. Chính vì tự tin quá với trình độ chuyên môn, tự tin với khả năng nhận định phân tích thị trường hơn nhiều NĐT khác đã khiến
họ trở nên quá tự tin với quyết định của mình. Đồng thời, bảo thủ để bảo vệ quyết định sai lầm của mình là rất dễ sảy ra vì họ không chấp được bản thân đã sai vì sai sót do một giai đoạn tính toán phân tích nào đó.
2.3.3.4. Độ tuổi của NĐT
Tính cách của mỗi con người sẽ phát triển từ từ, dần dần và khó có thể nhận ra, cho đến khi tới 80 tuổi (theo BBC Tương lai, người đã đọc rất nhều nghiên cứu khoa học về tuổi tác và tính cách). Hay nói một cách khác, ở mỗi độ tuổi khác nhau tính cách sẽ là khác nhau, do đó, nhu cầu cũng khác nhau. Trong đầu tư cũng vậy, tùy
từng lứa tuổi, các NĐT cũng có những phong cách đầu tư riêng.
Theo một phân tích được tạp chí Hiệp hội Tâm lý học Hòa Kì công bố thời gian ảnh hưởng tới sự tò mò của hơn 47.190 người sống ở Hoa Kỳ và Châu Âu. Hiểu
một cách đơn giản hơn, khi con người càng già đi, thì càng ít cởi mở hơn để khám phá những điều mới. Điều này hoàn toàn hợp lý với các NĐT khi ở từng độ tuổi khác
nhau, việc phân bổ tài sản của họ cũng khác nhau. Tuổi trẻ thường năng động, xong pha hết mình nên các NĐT trẻ thường có một danh mục đầu tư đa dạng hơn so với
2.3.3.5. Giới tính của NĐT
Mỗi giới tính khác nhau đều có một đặc trưng tính cách riêng. Nữ giới thì thường chu đáo, cẩn thận và an toàn hơn nam giới. Các NĐT nữ trên TTCK thường lựa chọn đầu tư an toàn, mức độ chấp nhận rủi ro thấp. Ngược lại, các NĐT nam lại thường chọn đầu tư các cổ phiếu mang lại lợi nhuận đột biến với mức độ chấp nhận rủi ro cao hơn. Bởi vậy tỷ lệ thành công trong giao dịch của nữ giới sẽ nhiều hơn nam
giới. Tạp chí Tài chính lưu vực Thái Bình Dương năm 2008 đã công bố một nghiên cứ của L Feng cùng cộng sự về đề tài NĐT cá nhân và sự tương đồng về giới tính trong một TTCK mới nổi đã chỉ ra rằng đàn ông nắm giữ danh mục đầu tư lớn hơn, đàn ông ban đầu giao dịch mạnh mẽ hơn phụ nữ và đàn ông có tỷ lệ bán cao hơn 20,73% so với phụ nữ. BM Barber và T Odean (2001) khi nghiên cứu về giới tính, sự
tự tin thái quá và đầu tư chứng khoán cũng đã có kết luận NĐT nam dễ bị tự tin hơn NĐT nữ, đặc biệt là trong môi trường am thống trị như tài chính. Mô hình NĐT quá tự tin dự đoán rằng, vì đàn ông quá tự tin hơn phụ nữ, đàn ông sẽ giao dịch nhiều hơn
và thực hiện kém hơn đàn bà. Thêm một nghiên cứu nữa của Ralpha Estes (1988) có kết luận rằng phụ nữ có niềm tin thấp hơn đáng kể và một nhiệm vụ đầu tư so với nam giới. Nhìn chung, mỗi giới sẽ có những ưu điểm riêng, giới tính sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới tính cách NĐT, do đó tâm lý là khác nhau.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Các tâm lý bầy đàn, tự tin thái quá, sợ rủi ro, bi quan và hối tiếc có thể tồn tại ở hầu hết các nhà đâu tư mà nhiều khi chính bản thân NĐT lại không nhận ra được. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới tâm lý NĐT trên TTCK và các nhân tố này có thể
CHƯƠNG 3: SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Số liệu nghiên cứu
Tác giả đã tiến hành khảo sát và phân tích các dữ liệu thu được từ cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi. Đối tượng khảo sát là các cá nhân NĐT đang tham gia giao dịch trên TTCK Việt Nam. Tác giả đã thu được tổng cộng 143 phiếu trả lời, sau khi kiểm tra lại các phiếu trả lời, có 9 phiếu không đủ độ tin cậy về thông tin nên không được đưa vào mẫu. Quy mô mẫu là 134 NĐT cá nhân.
3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người và của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu. Nghiên cứu định tính cung cấp thông tin toàn diện về các đặc điểm của môi trường xã hội nơi nghiên cứu được tiến hành. Đời sống xã hội được
nhìn nhận như một chuỗi các sự kiện liênkết chặt chẽ với nhau mà cần được mô tả một cách đầy đủ để phản ánh được cuộc sống thực tế hàng ngày. Nghiên cứu định tính dựa trên một chiến lược nghiên cứu linh hoạt và có tính biện chứng. Phương pháp này cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng mà các nhà nghiên cứu có thể chưa bao quát được trước đó.
Các phương pháp nghiên cứu định tính được phát triển và sử dụng đầu tiên trong các nghiên cứu nhân chủng học, một bộ môn khoa học xã hội. Các nhà nhân chủng học đi đến các cộng đồng mà họ muốn nghiên cứu và sống ở đó một thời gian dài để quan sát người dân và tìm hiểu những nguyên nhân chi phối hành vi ứng xử của họ. Để có được những thông tin sâu,các nhà nhân chủng học thường sử dụng các kỹ thuật như phỏng vấn phi cấu trúc, thu thập lịch sử đời sống, thảo luận nhóm và nghiên cứu trường hợp. Thoạt tiên, những kỹ thuật này được phát minh nhằm thu thập những thông tin mô tả, phi định lượng. Ngày nay, các kỹ thuật đó được sử dụng rộng rãi không chỉ trong phạm vi của nhân chủng học mà còn ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, phương pháp này hoàn toàn phù hợp khi nghiên cứu về
những nhân tố ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
3.2.2. Phương pháp định lượng
Dữ liệu thu thập được sử dụng trong phân tích thống kê mô tả. Sau đó, tác giả sẽ sử dụng phương pháp phân tích định lượng là phân tích nhân tố khám phá (EFA).
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA): là phương pháp phân tích giúp nhận diện các khía cạnh hay nhân tố giải thích được các liên hệ tương quan trong
một tập biến.
Các tác giả Mayers, L.S., Gamst, G., Guarino A.J. (2000) đề cập rằng: Trong phân tích nhân tố, phương pháp trích Pricipal Components Analysis đi cùng với phép
xoay Varimax là cách thức được sử dụng phổ biến nhất.
Theo Hair & ctg (1998, 111), Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực củaEFA:
• Factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu • Factor loading > 0,3 được xem là quan trọng
• Factor loading > 0,3 được xem là có ý nghĩa thực tiễn
Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu: • Hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0.5
• 0.5 ≤ KMO ≤ 1: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp.
• Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05): Đây là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.
• Phần trăm phương sai trích (Percentage of variance) > 50%: Thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát. Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì
Bằng việc sử dụng phân tích EFA, tác giả luận án kì vọng khám phá, nhận diện
và đo lường các nhóm yếu tố cấu thành yếu tố tâm lý của NĐT trên TTCK Việt Nam:
Nhóm 1: Tâm lý tự tin thái quá được giải thích qua các thuộc tính sau:
+ NĐT tự tin vào khả năng thực hiện tốt hơn các NĐT khác khi lựa chọn chứng khoán.
+ NĐT tự tin vào khả năng định giá, phân tích, đánh giá thị trường của mình. Nhóm 2: Tâm lý bầy đàn được giải thích qua các thuộc tính sau:
+ NĐT tin tưởng lời tư vấn đầu tư của các công ty chứng khoán và của các chuyên gia phân tích đầu tư chứng khoán.
+ Các báo cáo nhận định thị trường của các công ty chứng khoán + Tin tưởng vào thông tin giao dịch của NĐT nước ngoài
Nhóm 3: Tâm lý sợ thua lỗ, không muốn mất mát được giải thích qua các thuộc tính sau
CHƯƠNG 4. TÂM LÝ NĐT TRÊN TTCK VIỆT NAM VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG GIAI ĐOẠN TỪ 2015 ĐẾN NAY 4.1. Đặc điểm TTCK Việt Nam.
4.1.1. Tổng quan sự phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn từ 2015 đến nay
TTCK Việt Nam đi vào hoạt động đã góp phần hoàn thiện cơ cấu của thị trường tài chính, tạo ra một kênh huy động vốn dài hạn cho đầu tư phát triển và góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Qua 20 năm xây dựng và phát triển, cơ cấu TTCK Việt Nam khá tương đối hoàn thiện với đầy đủ 3 mảng thị trường cổ phiếu, trái phiếu, phái sinh. Quy mô vốn hóa, thanh khoản của thị trường đều được cải thiện không ngừng. Những năm trở lại đây, TTCK Việt Nam càng ngày càng được cải thiện hơn về cả mặt số lượng và chất lượng.
Biểu đồ 3.1: Vốn hóa thị trường (tỷ đồng)
Quy mô vốn thị trường tới năm 2019 là hơn 5,5 triệu tỷ đồng, trong đó giai đoạn từ 2016 tới 2017 tăng mạnh với 57,22%. Tuy những tháng đầu năm 2020 có sự sụt giảm do dịch bệnh viêm phổi Covid 19, nhưng điều sụt giảm này là điều tất yếu của thời kì kinh tế gặp khó khăn. Nhìn chung quy mô vốn của toàn thị trường đều có những bước phát triển rõ rệt. Bên cạnh đó, số lượng tham gia của các doanh nghiệp cổ phần càng ngày càng làm tăng sức hấp dẫn của thị trường. Số lượng doanh nghiệp
niêm yết, đăng kí giao dịch tới tháng 04/2020 là 1.636 doanh nghiệp. Các đợt chào cổ phiếu bán lần đầu của các doanh nghiệp niêm yết đều thu hút được rất nhiều NĐT từ nước ngoài đến trong nước, nhất là các đầu tư tổ chức lớn. Điều này đã càng thúc đẩy sự phát triển của quy mô và hoạt động giao dịch trên thị trường.
Trong năm 2019, đã có thêm hai sản phẩm mới đó là Sản phẩm chứng quyền
có đảm bảo (bắt đầu giao dịch từ ngày 28/06/2019) và sản phẩm hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ (bắt đầu giao dịch từ ngày 04/07/2019) được giao dịch trên sàn chứng khoán Việt Nam. Các sản phầm này cũng được khá nhiều các NĐT quan tâm.
TTCK Việt Nam đã dần khẳng định được vai trò trong việc điều tiết và giúp ổn định nền kinh tế vĩ mô, đóng góp vào việc cải thiện tính minh bạch và công khai của nền kinh tế. Hiện nay, các doanh nghiệp khi niêm yết đã áp dụng nhiều chuẩn mực về quản trị, công bố thông tin, chế độ báo cáo, đã góp phần tạo nên chất lượng về quản trị doanh nghiệp và độ tin cậy, minh bạch của các báo cáo tài chính đã được cải thiện đáng kể.
Với những hấp dẫn, càng ngày càng chất lượng, minh bạch, công khai của TTCK mang lại, TTCK Việt Nam sẽ là một kênh huy động vốn và đầu tư hiệu quả đối với cả doanh nghiệp và là cả những người tham gia đầu tư.
4.1.2. TTCK Việt Nam là thị trường cận biên
Thị trường cận biên được tạo ra bởi Farida Khambata, là thị trường vốn kém
tiên tiến ở các nước đanh phát triển. Thị trường cận biên là một quốc gia phát triển hơn các quốc gia kém phát triển nhất nhưng vẫn quá nhỏ, có nhiều rủi ro cho vốn, hoặc thanh khoản quá thấp, liên kết yếu và mức độ cởi mở còn kém để được xếp hạng
là thị trường mới nổi. Mặc dù, thị trường cận biên ít có khả năng tiếp cận và rủi ro