Đặc điểm NĐT trên TTCK Việt Nam

Một phần của tài liệu 828 những nhân tố ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư trên TTCK VIệt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 45 - 49)

5. Ket cấu bài nghiên cứu

4.3.2. Đặc điểm NĐT trên TTCK Việt Nam

4.3.2.1. Chưa được đào tạo các kiến thức nền tảng về tài chính doanh nghiệp

và kinh

doanh chứng khoán

Điều này thực tế minh chứng cho việc nhiều NĐT khi tham gia TTCK chưa có những

kiến thức nền tảng về tài chính-ngân hàng và các kiến thức cơ bản về chứng khoán. Bên cạnh đó, không phải NĐT nào cũng có thể nhận xét, đánh giá phân tích hoàn hảo một cơ hội đầu tư. Thêm nữa, việc am hiểu về các chỉ số vĩ mô, sử dụng nhiều phương pháp định giá khác nhau, ... thì không phải NĐT nào cũng nắm chắc. Thông thường, chỉ có các chuyên gia kinh tế mới hiểu và phân tích được những yếu tố trên vì nó sẽ chỉ ra xu hướng lên hay xuống của chứng khoán. Đây có thể được coi như một loại rủi ro vì khi NĐT nào loại bỏ được càng nhiều rủi ro này thì các quyết định của họ trở nên chính xác hơn.

Thiếu hiểu biết trong đầu tư thật sự rất nguy hiểm, với chính bản thân NĐT và với chị trường chứng khoán. Khi đó, phản ứng dây chuyển và tâm lý bầy đàn rất dễ xảy ra. Nếu những tâm lý này quá mạnh mẽ, thì hành vi của họ ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới TTCK Việt Nam.

4.3.2.2. Mang đặc tính văn hóa Á đông

Với sự ảnh hưởng của địa lý, lịch sử và truyền thống văn hóa mà tính cách của người Việt Nam mang những nét đặc trưng của người Á Đông. Cũng có một số công trình nghiên cứu về tâm lý và văn hóa dân tộc Việt Nam, tiêu biểu như “Việt Nam văn hóa sử cương” của Đào Duy Anh. Ông đã đưa ra những nhận xét về người Việt Nam như “về tinh thần thì người Việt Nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay thấy ít có người có trí tuệ lỗi lạc phi thường. Sức kí ức thì phát đạt lắm, mà giàu trí nghệ thuật hơn trí khoa học, giàu trực giác hơn luận lí. Phần nhiều người có tính ham học, song thích văn chương phụ hoạ hơn thực học, thích thành sáo và hình thức hơn là tư tưởng hoạt động. Não tưởng tượng thường bị não thực tiễn hoà hoãn bớt, cho nên dân tộc Việt Nam ít người mộng tưởng, mà phán đoán thường có vẻ thiết thực lắm. Cảm giác hơi chậm chạp, song giỏi chịu đau đớn, cực khổ hay nhẫn nhục. Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí, hay thất vọng, khoe khoang trang hoàng bề ngoài, ưa hư danh. Thường thì nhút nhát và chuộng hoà bình, song ngộ sự thì cũng biết hi sinh vì đại nghĩa. Não sáng tác thì ít nhưng mà bắt chước, thích ứng và dung hoá thì rất tài. Người Việt Nam lại rất trọng lễ giáo, song cũng có não tinh vặt, hay bài bác chế nhạo. Đó là lược kể những tính chất tinh thần phổ thông nhất của người

Việt Nam, cũng có tính nguyên lai từ thời thượng cổ mà có thay đổi chút ít, cũng có tính do lịch sử và trạng thái xã hội hun đúc dần thành, cho nên ta đừng xem những tính chất ấy là bất di bất dịch”. Viện Nghiên cứu xã hội Mĩ đã nghiên cứu về con người Việt Nam và đưa ra những nhận xét mang tính gợi mở cho việc nghiên cứu tính cách con người Việt Nam như: “người Việt Nam cần cù lao động, song dễ thoả mãn nên tâm lí hưởng thụ còn nặng; thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động; khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít khi quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm); vừa thực tế, vừa mơ mộng, nhưng không có ý thức nâng lên thành lí luận; ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, nhưng ít khi học “đến đầu đến đuôi” nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không còn là mục tiêu tự thân của nhiều người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn học vì sĩ diện, để kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí đam mê); xởi lởi chiều khách song không bền; tiết kiệm, nhưng cũng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời, ...); có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn. Trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này ít khi xuất hiện; yêu hoà bình, nhẫn nhịn, nhưng nhiều khi hiếu chiến, hiếu thắng vì những lí do tự ti lặt vặt, đánh mất đại cục; thích tụ tập nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo thành sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng).”

Có thể thấy, người Việt Nam đều có những đặc điểm tốt và đặc điểm xấu, song những đặc điểm trên đều ảnh hưởng phần nào tới tính cách của các NĐT Việt Nam. Bên cạnh đó, những vấn đề về tâm linh hay phong thủy, tử vi, ... đều là những quan niệm đặc trưng của người Việt Nam. Trong đầu tư, phong thủy là một yếu tố được rất nhiều NĐT quan tâm. Còn có nhiều các nhà phong thủy gia trên thị trường nổi tiếng như Phạm Cương, Minh Nhật, Tuấn Kiệt, ... Rõ ràng, đối với TTCK Việt nam đều có một sức ảnh hưởng lớn từ các nền văn hóa truyền thống Á Đông.

4.3.2.3. Danh mục đầu tư thiếu đa dạng.

Theo kết quả thống kê khảo sát 134 NĐT trên TTCK Việt Nam, có tới 23 NĐT có danh mục đa dạng hóa chiếm 22.8%, 75 NĐT không có danh mục đa dạng

hóa dễ dàng chiếm 64,3%. Như vậy, theo kết quả trên các NĐT Việt Nam phần lớn đều có danh mục chưa được đa dạng hóa để giảm thiểu rủi ro (biến động giảm tỷ suất

sinh lợi của TS này sẽ được bù đắp bởi biến động tăng tỷ suất của sinh lời của TS khác). Việc này có thể được thực hiện tốt bởi các tổ chức đầu tư vì họ có một đội ngũ

phân tích chuyên nghiệp, chiến lược và triết lý đầu tư rõ ràng. Đối với các NĐT cá nhân nhỏ lẻ thì để đa dạng hóa danh mục là rất khó. Đòi hỏi một kiến thức lớn và am hiểu về các giá trị của các loại tài sản.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Qua kết quả điều tra của 134 NĐT trên TTCK Việt Nam, tác giả đã xác định được 03 nhóm tâm lý chủ yếu đó là: (i) nhóm tâm lý bầy đàn, (ii) nhóm tâm lý tự tin thái quá, (iii) nhóm tâm lý ngại rủi ro. Theo những phân tích có rất nhiều những yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý NĐT từ những nhân tố thuộc về bản thân NĐT và những nhân tố thuộc về môi trường đầu tư, từ đó ảnh hưởng tới những quyết định đầu tư

CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ YẾU TỐ TÂM LÝ CỦA NĐT TRÊN TTCK VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 828 những nhân tố ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư trên TTCK VIệt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w