Nguyên nhân hình thành tâm lý NĐT trên TTCK Việt Nam

Một phần của tài liệu 828 những nhân tố ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư trên TTCK VIệt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 41)

5. Ket cấu bài nghiên cứu

4.3. Nguyên nhân hình thành tâm lý NĐT trên TTCK Việt Nam

4.3.1. Đặc điểm của môi trường đầu tư chứng khoán Việt nam

4.3.1.1. Mức độ rủi ro thông tin cao

Rủi ro có 02 loại bao gồm rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống. Trong đó:

tính chất ngành nghề kinh doanh, ... không ảnh hưởng tới các doanh nghiệp và các ngành nghề kinh doanh khác.

+ Rủi ro có hệ thống: là rủi ro do sự biến động chung của tỷ suất lợi nhuận trên thị trường bởi các yếu tố như: tình hình kinh tế, sự thanh đổi các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, biến động thị trường thế giới, ... có tác động tới hầu hết các lĩnh vực kinh doanh.

Rủi ro thông tin là một trong những rủi ro chính trong đầu tư, nằm trong rủi ro phi hệ thống, được hiểu là: (1) Rủi ro trong việc truyền tin và bảo vệ tin, chủ yếu là thông tin từ bên trong một tổ chức tạo ra cơ hội và điều kiện giao dịch gây những tổn thất cho đối tượng tiếp cận chậm hoặc không được tiếp cận. (2) Rủi ro trong việc tiếp nhận thông tin chủ yếu là từ các thông tin bên ngoài. Rủi ro thông tin thì được thể hiện qua các dạng chính như sau:

+ Thông tin bất đối xứng: số lượng thông tin của mỗi người có là khác nhau, có những người biết được nhiều thông tin hơn người khác và có thể nắm bắt cơ hội từ các thông tin đó. Thường những NĐT nhỏ lẻ nắm bắt thông tin chậm hơn hoặc không tiếp cận được thông tin nên không thể giao dịch kịp thời. + Loạn thông tin: Trong khi các NĐT chưa tiếp cận được các thông tin cần thiết

và quan trọng thì trên thị trường đã có nhiều những thông tin khác không có giá trị hoặc phản ánh sai sự thật khiến cho các NĐT càng bị chậm trễ và khó khăn trong việc xử lý thông tin.

Bên cạnh đó, những nghiên cứu trước đây của Xuân Anh và công sự (2016), Tiến Mạnh và các cộng sự (2017) cũng đã có kết luận tằng không có bằng chứng nào cho thấy TTCK Việt Nam ở một trong ba dạng thị trường hiệu quả (yếu, trung bình và mạnh). Do đó yếu tố độc lập khi đưa ra quyết định đầu tư vẫn chưa thực sự rõ ràng, các NĐT không phải là các NĐT hợp lý (Nguyễn Thế Hiển (2012))

Trên TTCK Việt Nam có rất nhiều những kênh thông tin và các NĐT có thể truy cứu thông tin một cách rất dễ dàng, có thể là những webside về chứng khoán, từ những nhà mối giới, diễn đàn chứng khoán hay là những thông tin từ những NĐT khác, .. .Ngoài ra còn có rất nhiều những báo cáo đánh giá từ những chuyên gia, môi giới, . mà NĐT có thể truy cập để tham khảo cho việc ra quyết định đầu tư của

mình. Cũng bởi do có quá nhiều nguồn thông tin, có thể là thông tin một chiều hay đa chiều đều khiến cho NĐT chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức để đánh giá một cách chính xác. Do vậy, các NĐT Việt Nam rất dễ có tâm lý rủi ro hoặc không muốn mất cơ hội làm giàu mà quyết định đầu tư theo phần đông những người đồng ý với thông tin đó.

4.3.1.2 Vai trò dẫn dắt của NĐT chuyên nghiệp hạn chế.

Các NĐT chuyên nghiệp là các NĐT được quy định rõ trong điều 11, Luật chứng khoán Việt Nam ban hành năm 2019. Cụ thể:

NĐT chứng khoán chuyên nghiệp là NĐT có năng lực tài chính hoặc có trình

độ chuyên môn về chứng khoán bao gồm:

+ “Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, tổ chức

tài chính quốc tế, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, tổ chức tài chính nhà nước được mua chứng khoán theo quy định của pháp luật có liên quan; + Công ty có vốn điều lệ đã góp đạt trên 100 tỷ đồng hoặc tổ chức niêm yết, tổ

chức đăng ký giao dịch;

+ Người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán;

+ Cá nhân nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch có giá trị tối thiểu là 02 tỷ đồng theo xác nhận của công ty chứng khoán tại thời điểm

cá nhân đó được xác định tư cách là NĐT chứng khoán chuyên nghiệp.

+ Cá nhân có thu nhập chịu thuế năm gần nhất tối thiểu là 01 tỷ đồng tính đến thời điểm cá nhân đó được xác định tư cách là NĐT chứng khoán chuyên nghiệp theo hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế hoặc chứng từ khấu trừ thuế của tổ chức, cá nhân chi trả.”

tư chuyên nghiệp. Sự thiếu vắng của những NĐT chuyên nghiệp có tổ chức, đặc biệt là quỹ đầu tư chuyên nghiệp hay các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp đều được bộc lộ qua các đợt biến động lớn của thị trường, làm giảm đi sự thiếu ổn định của TTCK Việt Nam.

4.3.1.3. Các hoạt động dịch vụ hỗ trợ NĐT của TTCK còn yếu.

Hiện nay, môi giới chứng khoán là một công việc vẫn đang rất hấp dẫn với nhiều người đam mê với chứng khoán. Chất lượng của các môi giới của các CTCK cũng được cải thiện rõ rệt, tuy nhiên vẫn còn nhiều những hạn chế. Theo như nghiên cứu của Lê Ngọc Cường (2019) từ Đại học Thương Mại đã chỉ ra một số những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ môi giới trong đó có dịch vụ hỗ trợ. Hiện nay công nghệ trí tuệ nhân tạo đã được các công ty chứng khoán áp dụng khá nhiều, góp phần làm công cụ hỗ trợ đầu tư cho các NĐT. Nhưng về khía cạnh dịch vụ hỗ trợ vẫn

chưa hiệu quả, còn chưa kịp thời và chi tiết. Những NĐT nhỏ lẻ hoặc mới tham gia thị trường với số vốn tương đối nhỏ càng bị thiếu sự quan tâm của các chuyên gia tư vấn và môi giới về các dịch vụ cần thiết để có những kiến thức cơ bản nền tảng ban đầu trong việc đầu tư chứng khoán.

4.3.1.4. Thị trường quy mô nhỏ, dễ bị thao túng

Qua 20 năm hoạt động của TTCK, hiện tượng thao túng giá diễn ra khá phổ biến. Có những vụ thao túng đi vào lịch sử phải kể đến như thông tin nội gián của cổ phiếu KSH (CTCP Tập đoàn khoáng sản Việt Nam) hay gần đây nhất là thông tin thao túng cổ phiếu FTM được cả truyền hình thời sự VTV quan tâm. Như vậy, với thị trường như TTCK Việt Nam, tuy quy mô vốn được cải thiện nhưng vẫn còn nhỏ nên việc thao túng một cổ phiếu là hoàn toàn có thể, chỉ cần có một tiềm lực tài chính

đủ mạnh.

Đối với thị trường phái sinh tại ngày đáo hạn hợp đồng tương lai thường có những hiện tượng lạ. Tuy nhiên chưa thể kết luận là thị trường bị thao túng. Trên thực

tế ở thị trường phái sinh hiện nay, khối lượng khớp hợp đồng tương lai mỗi phiên dao

4.3.1.5. NĐT nước ngoài giữ vai trò dẫn dắt thị trường

Như đã phân tích ở mục 3.2.1.1, tác giả đã tìm ra nhân tố trong nhóm tâm lý bầy đàn của NĐT trên TTCK Việt Nam trong đó bao gồm cả những thông tin giao dịch của NĐT nước ngoài. Vì vậy, NĐT Việt Nam thường chịu ảnh hưởng tâm lý từ những giao dịch của các NĐT nước ngoài. Từ tháng 3 năm 2018, xu hướng mua bán của khối ngoại đã tác động đáng kể tới tâm lý các NĐT. Theo hiệu ứng bầy đàn, các NĐT đã quyết định chạy theo xu hướng này, khiến giá VNINDEX liên tục lập đỉnh mới trong vòng hơn 1 tháng. Việc mua bán theo khối ngoại sẽ có có thể là những có hội sáng cho các NĐT bởi khối ngoại có cách định giá và phân tích cổ phiếu rõ ràng, thường mua bán những cổ phiếu có vốn hóa lớn. Nhưng việc “hướng ngoại” sẽ tác động tới tâm lý của các NĐT và dẫn đến những quyết định đầu tư lệch lạc như là mua

đuổi giá.

4.3.1.6. Khung pháp luật bảo vệ NĐT chưa đồng bộ.

Các quy định về bảo vệ quyền lợi của NĐT được quy định ở Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và Luật Chứng khoán. Các quy định bảo vệ quyền lợi của NĐT theo luật doanh nghiệp được quy định cho từng điều khoản, Luật đầu tư theo điều 13 và luật chứng khoán theo điều 9, điều 22, điều 46, điều 49, điều 65, điều 68 và điều 133. Tuy nhiên các quyền lợi vẫn còn hạn chế rời rạc và chưa có tính đồng nhất, vẫn còn sơ khai, việc tuân thủ chưa chặt chẽ kể cả công ty đại chúng hay các thành viên thị trường. Thể hiện ở các khía cạnh như: điều khoản đảm bảo đầu tư có sự thay đổi của Pháp luật đã được quy định tại điều 13, Luật đầu tư. Nhưng mới chỉ dừng lại ở sự thay đổi của pháp luật về ưu đãi đầu tư, trong khi đó, các NĐT cần nhiều hơn thế đó là đảm bảo quyền sở hữu tài sản, đảm bảo đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, ...

4.3.2. Đặc điểm NĐT trên TTCK Việt Nam

4.3.2.1. Chưa được đào tạo các kiến thức nền tảng về tài chính doanh nghiệp

và kinh

doanh chứng khoán

Điều này thực tế minh chứng cho việc nhiều NĐT khi tham gia TTCK chưa có những

kiến thức nền tảng về tài chính-ngân hàng và các kiến thức cơ bản về chứng khoán. Bên cạnh đó, không phải NĐT nào cũng có thể nhận xét, đánh giá phân tích hoàn hảo một cơ hội đầu tư. Thêm nữa, việc am hiểu về các chỉ số vĩ mô, sử dụng nhiều phương pháp định giá khác nhau, ... thì không phải NĐT nào cũng nắm chắc. Thông thường, chỉ có các chuyên gia kinh tế mới hiểu và phân tích được những yếu tố trên vì nó sẽ chỉ ra xu hướng lên hay xuống của chứng khoán. Đây có thể được coi như một loại rủi ro vì khi NĐT nào loại bỏ được càng nhiều rủi ro này thì các quyết định của họ trở nên chính xác hơn.

Thiếu hiểu biết trong đầu tư thật sự rất nguy hiểm, với chính bản thân NĐT và với chị trường chứng khoán. Khi đó, phản ứng dây chuyển và tâm lý bầy đàn rất dễ xảy ra. Nếu những tâm lý này quá mạnh mẽ, thì hành vi của họ ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới TTCK Việt Nam.

4.3.2.2. Mang đặc tính văn hóa Á đông

Với sự ảnh hưởng của địa lý, lịch sử và truyền thống văn hóa mà tính cách của người Việt Nam mang những nét đặc trưng của người Á Đông. Cũng có một số công trình nghiên cứu về tâm lý và văn hóa dân tộc Việt Nam, tiêu biểu như “Việt Nam văn hóa sử cương” của Đào Duy Anh. Ông đã đưa ra những nhận xét về người Việt Nam như “về tinh thần thì người Việt Nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay thấy ít có người có trí tuệ lỗi lạc phi thường. Sức kí ức thì phát đạt lắm, mà giàu trí nghệ thuật hơn trí khoa học, giàu trực giác hơn luận lí. Phần nhiều người có tính ham học, song thích văn chương phụ hoạ hơn thực học, thích thành sáo và hình thức hơn là tư tưởng hoạt động. Não tưởng tượng thường bị não thực tiễn hoà hoãn bớt, cho nên dân tộc Việt Nam ít người mộng tưởng, mà phán đoán thường có vẻ thiết thực lắm. Cảm giác hơi chậm chạp, song giỏi chịu đau đớn, cực khổ hay nhẫn nhục. Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí, hay thất vọng, khoe khoang trang hoàng bề ngoài, ưa hư danh. Thường thì nhút nhát và chuộng hoà bình, song ngộ sự thì cũng biết hi sinh vì đại nghĩa. Não sáng tác thì ít nhưng mà bắt chước, thích ứng và dung hoá thì rất tài. Người Việt Nam lại rất trọng lễ giáo, song cũng có não tinh vặt, hay bài bác chế nhạo. Đó là lược kể những tính chất tinh thần phổ thông nhất của người

Việt Nam, cũng có tính nguyên lai từ thời thượng cổ mà có thay đổi chút ít, cũng có tính do lịch sử và trạng thái xã hội hun đúc dần thành, cho nên ta đừng xem những tính chất ấy là bất di bất dịch”. Viện Nghiên cứu xã hội Mĩ đã nghiên cứu về con người Việt Nam và đưa ra những nhận xét mang tính gợi mở cho việc nghiên cứu tính cách con người Việt Nam như: “người Việt Nam cần cù lao động, song dễ thoả mãn nên tâm lí hưởng thụ còn nặng; thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động; khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít khi quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm); vừa thực tế, vừa mơ mộng, nhưng không có ý thức nâng lên thành lí luận; ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, nhưng ít khi học “đến đầu đến đuôi” nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không còn là mục tiêu tự thân của nhiều người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn học vì sĩ diện, để kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí đam mê); xởi lởi chiều khách song không bền; tiết kiệm, nhưng cũng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời, ...); có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn. Trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này ít khi xuất hiện; yêu hoà bình, nhẫn nhịn, nhưng nhiều khi hiếu chiến, hiếu thắng vì những lí do tự ti lặt vặt, đánh mất đại cục; thích tụ tập nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo thành sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng).”

Có thể thấy, người Việt Nam đều có những đặc điểm tốt và đặc điểm xấu, song những đặc điểm trên đều ảnh hưởng phần nào tới tính cách của các NĐT Việt Nam. Bên cạnh đó, những vấn đề về tâm linh hay phong thủy, tử vi, ... đều là những quan niệm đặc trưng của người Việt Nam. Trong đầu tư, phong thủy là một yếu tố được rất nhiều NĐT quan tâm. Còn có nhiều các nhà phong thủy gia trên thị trường nổi tiếng như Phạm Cương, Minh Nhật, Tuấn Kiệt, ... Rõ ràng, đối với TTCK Việt nam đều có một sức ảnh hưởng lớn từ các nền văn hóa truyền thống Á Đông.

4.3.2.3. Danh mục đầu tư thiếu đa dạng.

Theo kết quả thống kê khảo sát 134 NĐT trên TTCK Việt Nam, có tới 23 NĐT có danh mục đa dạng hóa chiếm 22.8%, 75 NĐT không có danh mục đa dạng

hóa dễ dàng chiếm 64,3%. Như vậy, theo kết quả trên các NĐT Việt Nam phần lớn đều có danh mục chưa được đa dạng hóa để giảm thiểu rủi ro (biến động giảm tỷ suất

sinh lợi của TS này sẽ được bù đắp bởi biến động tăng tỷ suất của sinh lời của TS khác). Việc này có thể được thực hiện tốt bởi các tổ chức đầu tư vì họ có một đội ngũ

phân tích chuyên nghiệp, chiến lược và triết lý đầu tư rõ ràng. Đối với các NĐT cá nhân nhỏ lẻ thì để đa dạng hóa danh mục là rất khó. Đòi hỏi một kiến thức lớn và am hiểu về các giá trị của các loại tài sản.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Qua kết quả điều tra của 134 NĐT trên TTCK Việt Nam, tác giả đã xác định được 03 nhóm tâm lý chủ yếu đó là: (i) nhóm tâm lý bầy đàn, (ii) nhóm tâm lý tự tin thái quá, (iii) nhóm tâm lý ngại rủi ro. Theo những phân tích có rất nhiều những yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý NĐT từ những nhân tố thuộc về bản thân NĐT và những nhân tố thuộc về môi trường đầu tư, từ đó ảnh hưởng tới những quyết định đầu tư

CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ YẾU TỐ TÂM LÝ CỦA NĐT TRÊN TTCK VIỆT NAM

5.1. Định hướng phát triển TTCK bền vững tới 2025

Theo quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 28/02/2019 của Thủ tướng Chính

Một phần của tài liệu 828 những nhân tố ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư trên TTCK VIệt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w