Tổng quan sự phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn từ 2015 đến nay —

Một phần của tài liệu 828 những nhân tố ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư trên TTCK VIệt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 34 - 36)

5. Ket cấu bài nghiên cứu

4.1.1. Tổng quan sự phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn từ 2015 đến nay —

TTCK Việt Nam đi vào hoạt động đã góp phần hoàn thiện cơ cấu của thị trường tài chính, tạo ra một kênh huy động vốn dài hạn cho đầu tư phát triển và góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Qua 20 năm xây dựng và phát triển, cơ cấu TTCK Việt Nam khá tương đối hoàn thiện với đầy đủ 3 mảng thị trường cổ phiếu, trái phiếu, phái sinh. Quy mô vốn hóa, thanh khoản của thị trường đều được cải thiện không ngừng. Những năm trở lại đây, TTCK Việt Nam càng ngày càng được cải thiện hơn về cả mặt số lượng và chất lượng.

Biểu đồ 3.1: Vốn hóa thị trường (tỷ đồng)

Quy mô vốn thị trường tới năm 2019 là hơn 5,5 triệu tỷ đồng, trong đó giai đoạn từ 2016 tới 2017 tăng mạnh với 57,22%. Tuy những tháng đầu năm 2020 có sự sụt giảm do dịch bệnh viêm phổi Covid 19, nhưng điều sụt giảm này là điều tất yếu của thời kì kinh tế gặp khó khăn. Nhìn chung quy mô vốn của toàn thị trường đều có những bước phát triển rõ rệt. Bên cạnh đó, số lượng tham gia của các doanh nghiệp cổ phần càng ngày càng làm tăng sức hấp dẫn của thị trường. Số lượng doanh nghiệp

niêm yết, đăng kí giao dịch tới tháng 04/2020 là 1.636 doanh nghiệp. Các đợt chào cổ phiếu bán lần đầu của các doanh nghiệp niêm yết đều thu hút được rất nhiều NĐT từ nước ngoài đến trong nước, nhất là các đầu tư tổ chức lớn. Điều này đã càng thúc đẩy sự phát triển của quy mô và hoạt động giao dịch trên thị trường.

Trong năm 2019, đã có thêm hai sản phẩm mới đó là Sản phẩm chứng quyền

có đảm bảo (bắt đầu giao dịch từ ngày 28/06/2019) và sản phẩm hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ (bắt đầu giao dịch từ ngày 04/07/2019) được giao dịch trên sàn chứng khoán Việt Nam. Các sản phầm này cũng được khá nhiều các NĐT quan tâm.

TTCK Việt Nam đã dần khẳng định được vai trò trong việc điều tiết và giúp ổn định nền kinh tế vĩ mô, đóng góp vào việc cải thiện tính minh bạch và công khai của nền kinh tế. Hiện nay, các doanh nghiệp khi niêm yết đã áp dụng nhiều chuẩn mực về quản trị, công bố thông tin, chế độ báo cáo, đã góp phần tạo nên chất lượng về quản trị doanh nghiệp và độ tin cậy, minh bạch của các báo cáo tài chính đã được cải thiện đáng kể.

Với những hấp dẫn, càng ngày càng chất lượng, minh bạch, công khai của TTCK mang lại, TTCK Việt Nam sẽ là một kênh huy động vốn và đầu tư hiệu quả đối với cả doanh nghiệp và là cả những người tham gia đầu tư.

4.1.2. TTCK Việt Nam là thị trường cận biên

Thị trường cận biên được tạo ra bởi Farida Khambata, là thị trường vốn kém

tiên tiến ở các nước đanh phát triển. Thị trường cận biên là một quốc gia phát triển hơn các quốc gia kém phát triển nhất nhưng vẫn quá nhỏ, có nhiều rủi ro cho vốn, hoặc thanh khoản quá thấp, liên kết yếu và mức độ cởi mở còn kém để được xếp hạng

là thị trường mới nổi. Mặc dù, thị trường cận biên ít có khả năng tiếp cận và rủi ro hơn so với các thị trường khác nhưng vẫn có nhiều cơ hội tiềm năng để đầu tư. Đặc biệt thị trường này khá hấp dẫn với những NĐT đang tìm kiếm lợi nhuận dài hạn lớn,

nâng hạng thị trường mới nổi, nhưng vẫn còn một số những yếu tố cần chú ý hơn. Với

Việt Nam, số lượng công ty niêm yết là 1.636 công ty, con số này tương đối đáng kể, thanh

khoản thị trường liên tục được gia tăng và vượt qua được yêu cầu về thanh khoản. Bên

cạnh đó, việc nới lỏng sở hữu của đầu tư nước ngoài trên các doanh nghiệp Việt

Nam là

chưa đáp ứng. Chính vì hạn chế này, nên đây chính là nút thắt cuối cùng cho những điều

kiện để nâng thứ hạng cho Việt Nam lên thị trường mới nổi. Hơn nữa, đặc điểm thị trường

cận biên của Việt Nam là những lúc định giá không hợp lý ở một số cổ phiếu do thao túng

thị trường và lượng cổ phiếu tự do thấp cần được cải thiện, để đảm bảo trở thành thị trường

mới nổi đáng tin cậy MSCI.

Một phần của tài liệu 828 những nhân tố ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư trên TTCK VIệt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w