Các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu 774 nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đầu tư SCIC,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 39)

7. Kết cấu của đề tài

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động kinh doanh

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp có thể được chia thành hai nhóm yếu tố chính: yếu tố vĩ mô và yếu tố vi mô. Trong đó, những yếu tố vĩ mô là yếu tố khách quan mà doanh nghiệp không thể điều chỉnh và kiểm so át được, còn các yếu tố vi mô là yếu tố chủ quan thuộc bản thân của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể kiể m soát và điều chỉnh được nó.

hướng khác nhau, vừa tạo ra cơ hội vừa hạn chế khả năng thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. HĐKD đòi hỏi phải thường xuyên nắm bắt được các yếu tố này, xu hướng hoạt động và sự tác động của các yếu tố đó lên toàn bộ HĐKD của doanh nghiệp.

Các yếu tố khách quan bao gồm các yếu tố về chính sách nhà nước (chính trị, pháp luật), văn hoá, xã hội, công nghệ, kỹ thuật, kinh tế, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và quan hệ kinh tế, đây là những yếu tố mà doanh nghiệp k hông thể kiểm soát được đồng thời nó có tác động chung đến tất cả các doanh nghiệp trên thị trường. Nghiên cứu những yếu tố này doanh nghiệp không nhằm để điều khiển nó theo ý kiến của mình mà tạo ra khả năng thích ứng một cách tốt nhất với xu hướng vận động của mình để đạt được lợi nhuận cao nhất.

Chính sách nhà nước:

Các yếu tố thuộc môi trường chính trị và pháp luật tác động mạnh đến việc hình thành, khai thác cơ hội kinh doanh và thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. On định chính trị là tiền đề quan trọng cho HĐKD, thay đổi về chính trị có thể gây ảnh hưởng có lợi cho doanh nghiệp này hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp khác. Hệ thống pháp luật hoàn thiện và sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, tránh tình trạng gian lận, buôn lậu, tham ô, ...

Mức độ ổn định về chính trị và pháp luật của một quốc gia cho phép doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ rủi ro của môi trường kinh doanh và ảnh hưởng của nó đến doanh nghiệp như thế nào, vì vậy nghiên cứu các yếu tố chính trị và luật pháp là yêu cầu không thể thiếu được khi doanh nghiệp tham gia vào thị trường. Một vài chính sách nhà nước ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp có thể kể đến như:

Chính sách tài khóa:

Chính sách tài khóa thường liên quan đến những thay đổi tr ong chính sách thuế và chi tiêu. Thuế thấp hơn có nghĩa là thu nhập khả dụng hơn cho người tiêu dùng và nhiều tiền mặt hơn cho các doanh nghiệp đầu tư vào công việc và thiết bị. Các chương trình chi tiêu kích thích, có bản chất ngắn hạn và thường liên quan đến các dự án cơ sở hạ tầng, cũng có thể giúp thúc đẩy nhu cầu kinh doanh bằng cách tạo 29

ra việc làm ngắn hạn. Tăng thuế thu nhập hoặc tiêu dùng thường có nghĩa là thu nhập khả dụng ít hơn, theo thời gian, có thể làm giảm tốc độ HĐKD.

Ve chính sách tài khóa mở rộng: Theo nguyên tắc chung, chính phủ càng chi tiêu, chủ doanh nghiệp càng có lợi. Chi tiêu chính phủ nhiều hơn nghĩa là chi tiêu của người tiêu dùng nhiều hơn. Một lượng lớn chi tiêu của chính phủ đi qua các nhà thầu độc lập cho những thứ như xây dựng đường, cầu, ... Các nhà thầu và nhân viên của họ cũng là người tiêu dùng của hàng hóa và dịch vụ khác nhau, thêm vào nhu cầu. Đặc biệt, nếu chi tiêu chính phủ cao hơn cùng với thuế doanh nghiệp thấp hơn, như là một phần của chính sách tài khóa mở rộng mạnh mẽ, các doanh nghiệp nhỏ sẽ được hưởng doanh số cao hơn trong khi trả ít hơn cho cơ quan thuế, dẫn đến lợi nhuậ n ròng cao.

về chính sách tài khóa thắt chặt: Chính sách này đòi hỏi chi tiêu ít hơn và nhiều thuế hơn, cả hai đều đạt điểm mấu chốt của doanh nghiệp nhỏ. Để chi tiêu ít hơn, các chính phủ thường sa thải công nhân hoặc ít nhất là đóng băng việc thuê nhân viên mới. Hợp đồng được thu nhỏ lại, trong khi một số dự án không có tính phê phán cao sẽ bị hoãn hoặc hủy bỏ. Kết quả cuối cùng là nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ ít hơn và doanh số thấp hơn. Nếu chính phủ cũng tăng thuế, ảnh hưởng đối với doanh nghiệp nhỏ là rất lớn.

Chính sách tiền tệ:

Những thay đổi về lãi suất ngắn hạn ảnh hưởng đến lãi suất dài hạn, chẳng hạn như lãi suất thế chấp. Lãi suất thấp có nghĩa là chi phí lãi suất thấp hơn cho d oanh nghiệp và thu nhập khả dụng cao hơn cho người tiêu dùng. Sự k ết hợp này thường có nghĩa là lợi nhuận kinh doanh cao hơn. Tỷ lệ thế chấp thấp hơn có thể thúc đẩy nhiều hoạt động mua nhà, thường là tin tốt cho ngành xây dựng. Tỷ lệ thấp hơn cũng có nghĩa là tái cấp vốn nhiều hơn cho các khoản thế chấp hiện có, điều này cũng có thể cho phép người tiêu dùng xem xét các giao dịch mua khác.

Lãi suất cao có thể có tác động ngược lại cho các doanh nghiệp: chi phí lãi cao hơn, doanh thu thấp hơn và lợi nhuận thấp hơn. Thay đổi lãi suất có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và chi tiêu của người tiêu dùng. Thay đổi tỷ giá cũng có thể tác động đến tỷ giá hối đoái - tỷ giá cao hơn làm tăng giá trị của đồng Đô-la so với các loại tiền tệ khác, giúp giảm chi phí nhập khẩu và tăng chi phí xuất khẩu cho các doanh

nghiệp Hoa Kỳ; tỷ lệ thấp hơn có thể có tác động ngược lại, cụ thể là chi phí nhập khẩu cao hơn và chi phí xuất khẩu thấp hơn.

Hệ thống thuế và mức thuế:

Sự thay đổi của hệ thống thuế hoặc mức thuế có thể tạo ra những cơ hội hoặc nguy cơ đối với các doanh nghiệp vì nó làm cho mức chi phí hoặc thu nhập của doanh nghiệp thay đổi.

Kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Nen kinh tế quốc dân tăng trưởng với tốc độ cao sẽ tác động đến các doanh nghiệp theo hai hướng. Thứ nhất, do tăng trưởng làm cho thu nhập của các tầng lớp dân cư dẫn đến khả năng thanh toán cho nhu cầu của họ, điều này dẫn tới đa dạng hóa các loại nhu cầu và xu hướng phổ biến là tăng cầu. Thứ hai, do tăng trưởng kinh tế làm cho khả năng tăng sản lượng và mặt hàng của nhiều doanh nghiệp đã làm tăng hiệu quả kinh doanh với lợi nhuận của các doanh nghiệp này. Từ đó làm tăng khả năng tích lũy vốn nhiều hơn, tăng về đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh làm cho môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn.

Nền kinh tế quốc dân ổn định, các HĐKD cũng giữ ở mức ổn định. Khi nền kinh tế quốc dân suy thoái, nó sẽ tác động theo hướng tiêu cực đối với các doanh nghiệp.

Lạm phát:

Lạm phát là việc giá cả các hàng hóa tăng lên so với mức giá thời điểm trước (vật giá leo thang). Khi giá trị của hàng hóa và dịch vụ tăng lên, đồng nghĩa với sức mua của đồng tiền giảm đi. Khi đó, với cùng một lượng tiền nhưng người tiêu thụ mua được ít hàng hóa hơn so với trước đó. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá đồng tiền nội tệ so với các loại tiền tệ khác.

Khi tỷ lệ lạm phát cao sẽ làm cho giá đầu vào và đầu ra biến động kh ông ngừng, chi phí sản xuất sẽ tăng lên làm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm đi. Từ đó, giá bán hàng hóa sẽ tăng làm giảm cầu hàng hóa dẫn đến sức tiêu thụ giảm, doanh nghiệp sẽ thu được ít lợi nhuận hơn. Sự mất giá của đồng tiền làm cho vô hiệu hoá hoạt động hạch toán kinh doanh. Hiệu quả sản xuất - kinh doanh ở một vài doanh 31

nghiệp có thể thay đổi gây ra những biến động về kinh tế. Neu một doanh nghiệp nào đó có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lạm phát sẽ có nguy cơ phá sản rất lớn.

Khi tỷ lệ lạm phát thấp có thể sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế. Từ đó sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đi vay để mở rộng sản xuất, sản lượng sẽ tăng lên. Ngoài ra cũng khuyến khích tiêu dùng, cầu tiêu dùng tăng lên, do đó hàng hoá bán chạy và cũng làm sản lượng tăng, dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng lên.

Lãi suất:

Lãi suất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế có ảnh hưởng đến xu thế của tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư. Do vậy, lãi suất cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp. Lãi suất tăng sẽ hạn chế nhu cầu vay vốn để đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới mức lời của các doanh nghiệp. Đồng thời, khi lãi suất tăng cũng sẽ khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn và do vậy làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm xuố ng.

Khoa học công nghệ:

Trong phạm vi môi trường kinh tế quốc dân, yếu tố kỹ thuật - công nghệ cũng đóng vai trò ngày càng quan trọng, mang tính chất quyết định đối với khả năng cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh và tăng mức lợi nhuận của các doanh nghiệp.

Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật - công nghệ ở mọi lĩnh vực đều tác động trực tiếp đến HĐKD của các doanh nghiệp có liên quan. Với trình độ khoa học công nghệ như hiện nay ở nước ta, hiệu quả của các hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ đã, đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ tới các doanh nghiệp. Xu thế hội nhập buộc các doanh nghiệp ở nước ta phải tìm mọi biện pháp để tăng khả năng cạnh tranh là giá cả, doanh nghiệp đạt được điều này nhờ việc giảm chi phí trong đó yếu tố công nghệ đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, các doanh nghiệp phải chú ý nâng cao nhanh chóng khả năng nghiên cứu và phát triển, không chỉ làm chủ công nghệ ngoại nhập mà phải có khả năng sáng tạo được kỹ thuật công nghệ tiên tiến.

Sự phát triển của công nghệ hiện nay gắn chặt với sự phát triển của công nghệ thông tin. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý sẽ góp phần nâng cao khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin, đặc biệt là những thông tin về thị trường,

xóa bỏ các hạn chế về không gian, tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp.

Điều kiện tự nhiên:

Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên n hiên, đất đai, sông biển, các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên rừng biển, sự trong sạch của môi trường, nước và không khí, ... Có thể nói, các điều kiện tự nhiên luôn là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống của con người (đặc biệt là các yếu tố của môi trường sinh thái), mặt khác nó cũng là một yếu tố đầu vào hết sức quan trọng của nhiều ngành kinh tế. Trong rất nhiều trường hợp, chính các điều kiện tự nhiên trở thành một yếu tố rất quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ.

Văn hóa xã hội:

Sự thay đổi của các yếu tố văn hoá xã hội một phần là hệ quả của sự tác động lâu dài của các yếu tố vĩ mô khác, do vậy nó thường xảy ra chậm hơn so với các yếu tố khác. Một số những đặc điểm mà các nhà quản trị cần chú ý là sự tác động của các yếu tố văn hoá xã hội thường có tính dài hạn và tinh tế hơn so với các yếu tố khác, thậm chí nhiều lúc khó mà nhận biết được. Mặt khác, phạm vi tác động của các yếu tố văn hoá xã hội thường rất rộng: " Nó xác định cách thức người ta sống, làm việc, sản xuất, và tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ".

Văn hóa xã hội còn tác động trực tiếp đến việc hình thành môi trường văn hóa của doanh nghiệp, văn hóa nhóm cũng như thái độ cư xử, ứng xử của các nhà quản trị, nhân viên tiếp xúc với đối tác kinh doanh cũng như khách hàn g. Như vậy, những hiểu biết về mặt văn hoá - xã hội sẽ là những cơ sở rất quan trọng cho các nhà quản trị trong quá trình quản trị chiến lược ở các doanh nghiệp. Các khía cạnh hình thành môi trường văn hoá xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các HĐKD như:

- Những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, nghề nghiệp. - Những phong tục, tập quán, truyền thống.

- Những quan tâm và ưu tiên của xã hội.

b. Yeu tố vi mô

Yeu tố vi mô là toàn bộ các yếu tố thuộc tiềm lực của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể kiểm soát ở mức độ nào đó và sử dụng để khai thác các cơ hội kinh doanh. Tiềm năng phản ánh thực lực của doanh nghiệp trên thị trường, đánh giá đúng tiềm năng cho phép doanh nghiệp xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn, đồng thời tận dụng được các cơ hội kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Các yếu tố vi mô bao gồm: nguồn tài chính, nguồn nhân lực, hệ thống cơ sở vật chất, ...

Nguồn tài chính: thể hiện trên tổng nguồn vốn (bao gồm VCSH, vốn huy động) mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng quản l ý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh. Sức mạnh tài chính thể hiện ở khả năng trả nợ ngắn hạn, dài hạn, các tỉ lệ về khả năng sinh lời của doanh nghiệp, ...

Nguồn nhân lực: thể hiện ở kiến thức, kinh nghiệm có khả năng đáp ứng cao yêu cầu của doanh nghiệp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp trung thành luôn hướng về doanh nghiệp có khả năng chuyên môn hoá cao, lao động giỏi có khả năng đoàn kết, năng động biết tận dụ ng và khai thác các cơ hội kinh doanh.

Hệ thống cơ sở hạ tầng: Cơ sở vật chất của doanh nghiệp là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp, là nền tảng cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng với thời gian và sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa học kĩ thuật hiện đại, cơ sở vật chất của doanh nghiệp cũng ngày càng bị mài mòn, hỏng hóc hoặc không phù hợp để chế tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thời đại. Do đó, doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất và hiện đại hoá sản phẩm của doanh nghiệp mình thì trong chiến lược đầu tư phải chú trọng cả việc hiện đại hoá và mở rộng cơ sở vật chất kĩ thuật phù hợp với định hướng sản xuất kinh doanh.

Tóm tắt chương I:

Trong chương I, khóa luận đã hệ thống hóa lại các cơ sở lý luận về hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp. Cụ thể, bài đã chỉ ra các loại hoạt động kinh doanh gồm: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư tài chính và các hoạt động khác; và chỉ ra được những điểm cơ bản nhất của ba loại hoạt động nói trên. Tiếp đó, nêu ra khái niệm, các chỉ tiêu đánh giá cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp. Dựa vào cơ sở lý luận đã đề cập, bài nghiên cứu sẽ đi sâu phân tích thực trạng của hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC giai đoạn 2016 - 2019 trong chương tiếp theo.

2014 29/06/2016

05/06/2017

Khăng định địa vị 03/04/2019

Nghiên cửu. Quỵêt định vê pháp lý không phải Điêu lệ tố chức và hoạt

hoàn thiện thâm quyên phê là Doanh nghiệp động sửa đổi của SIC

Một phần của tài liệu 774 nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đầu tư SCIC,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w