Kế toán xác định KQHĐKD

Một phần của tài liệu 674 kế toán bán hàng, cung cấp dịch vụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH giải pháp thương hiệu adina việt nam (Trang 40)

❖ Nội dung

Ket quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế phản ánh kết quả cuối cùng của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Được tính là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động kinh tế mà doanh nghiệp đã thực hiện. Kết quả sẽ là lãi nếu doanh thu lớn hơn chi phí, và là lỗ nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí.

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.

Kết quả hoạt động kinh doanh được xác định như sau:

Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng, CCDV - Các khoản giảm trừ doanh thu Lợi nhuận HĐTC = Thu nhập HĐTC - Chi phí HĐTC

Lợi nhuận thuần từ HĐKD = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí QLDN + Lợi nhuận HĐTC

Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - Chi phí khác

Kết quả HĐKD = Lợi nhuận thuần từ HĐKD + Lợi nhuận khác ❖ Tài khoản sử dụng

Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Bên Nợ:

- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán; - Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác; - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp;

- Kết chuyển lãi.

Bên Có:

- Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán

Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Khánh Ly

- Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Kết chuyển lỗ.

Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ. ❖Sơ đồ hạch toán

TK 632 TK 911 TK 511

K/c giá vốn hàng bán K/c doanh thu thuần

TK 635

K/c chi phí HĐTC

TK 515 K/c doanh thu HĐTC

TK 421 phí QLDN TK. 811 → ∙ K/c chi phí khác TK 821 ___________ K/c chi phí thuế TNDN → ∙ K/c lỗ K/c lãi

1.3.5 Ke toán bán hàng, xác định kết quả HĐKD theo chuẩn mực quốc tế IFRS 15

1.3.8.1Giới thiệu về chuẩn mực

Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế IFRS 15: Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng được ban hành bởi Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế nhằm cung cấp một mô hình ghi nhận doanh thu toàn diện cho tất cả các hợp đồng với khách hàng, góp phần cải thiện khả năng so sánh trong ngành, giữa các ngành và trên thị trường vốn.

Mục tiêu của chuẩn mực IFRS 15 là thiết lập các nguyên tắc cho các đơn vị có thể áp dụng để báo cáo các thông tin hữu ích đến người sử dụng báo cáo tài chính về bản chất, số tiền, thời gian và sự không chắc chắn của các khoản doanh thu và dòng tiền thu được từ hợp đồng với khách hàng. Việc áp dụng Chuẩn mực IFRS 15 là bắt buộc kể từ năm báo cáo bắt đầu từ ngày 01/01/2018 tr ở về sau.

1.3.8.2Nội dung cơ bản của chuẩn mực IFRS 15

IFRS 15 định rõ cách thức và thời điểm mà người làm báo cáo theo IFRS sẽ ghi nhận doanh thu cũng như yêu cầu các đơn vị đó cung cấp cho người sử dụng báo cáo tài chính nhiều thông tin phù hợp hơn. Chuẩn mực cung cấp một mô hình năm bước dựa trên các nguyên tắc duy nhất để áp dụng cho tất cả các hợp đồng với khách hàng.

Bước 1: Xác định hợp đồng với khách hàng. Một hợp đồng với khách hàng được xác định là nằm trong phạm vi của IFRS 15 nếu thỏa mãn tất cả các điều kiện theo chuẩn mực đã đề ra.

Bước 2: Xác định nhiệm vụ thực hiện trong hợp đồng. Khi bắt đầu hợp đồng, đơn vị nên đánh giá hàng hóa hoặc dịch vụ đã được chuyển giao cho khách hàng, và xác định như một nghĩa vụ thực hiện

Bước 3: Xác định giá trị giao dịch. Giá giao dịch là số tiền mà đơn vị mong đợi sẽ nhận được từ việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Khi tiến hành xác định, đơn vị sẽ xem xét lại các hoạt động kinh doanh thông thường trước đây

Bước 4: Phân bổ giá trị giao dịch cho từng nhiệm vụ trong hợp đồng. Nếu một hợp đồng

bao gồm nhiều nghĩa vụ thực hiện, đơn vị sẽ phải phân bổ giá giao dịch cho các nghĩa

Sơ đồ 10: Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh

Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Khánh Ly

vụ thực hiện này bằng cách tham chiếu đến giá bán riêng lẻ của hàng hóa, dịch vụ. Neu giá bán riêng lẻ không thể xác định được một cách trực tiếp, đơn vị sẽ thực hiện ước tính. Bước 5: Ghi nhận doanh thu khi từng nhiệm vụ được hoàn thành. Doanh thu được ghi nhận khi khả năng kiểm soát được thông qua, theo thời gian hoặc tại một thời điểm

1.4 Các hình thức kế toán

1.4.1 Hình thức ghi sổ nhật ký chung

Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu tên sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức kế toán nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu là: Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt, sổ cái, các sổ kế toán chi tiết

Đây là mẫu sổ đơn giản, dễ thực hiện, thuận tiện cho việc phân công kế toán. Hình thức ghi sổ nhật ký chung được dùng phổ biến, thuận tiện cho việc ứng dụng tin học và sử dụng máy vi tính vào công tác kế toán.

1.4.2 Hình thức ghi sổ nhật ký - sổ cái

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là Sổ nhật ký - Sổ cái. Căn cứ để ghi vào sổ nhật ký - sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Hình thức sổ nhật ký - sổ cái gồm có các loại sổ kế toán là: Nhật ký - Sổ cái, các sổ kế toán chi tiết

Ưu điểm của hình thức này là số lượng sổ không nhiều, vì vậy giúp cho việc ghi chép nhanh gọn và giản đơn hơn, nhân viên kế toán không cần trình độ cao vẫn dễ dàng làm được, dễ theo dõi cân đối phát sinh và dễ tìm ra các sai sót nếu có.

Nhược điểm của hình thức này là mọi tài khoản đều ghi trên 1 sổ duy nhất nên hơi bất tiện, mọi nghiệp vụ đều ghi cùng một chỗ nên khó phân việc cho các nhân viên kế toán, việc in ấn sổ NKSC phức tạp và mất thời gian, các doanh nghiệp lớn có nhiều tài

Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Khánh Ly

khoản khó mà sử dụng. Hình thức NKSC phù hợp với doanh nghiệp loại nhỏ, doanh nghiệp vừa và lớn không nên sử dụng.

1.4.3 Hình thức chứng từ ghi sổ

Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.

Hình thức chứng từ ghi sổ không cần ghi chép nhiều như những hình thức ghi sổ kế toán khác, sổ sách dễ làm, dễ kiểm tra và đối chiếu. Tuy nhiên hình thức này đòi hỏi các nhân viên kế toán phải có trình độ đồng đều , nếu không rất dễ xảy ra sai sót. Hình thức chứng từ ghi sổ phù hợp với các doanh nghiệp vừa và lớn, nơi có đội ngũ kế toán có trình độ và nhiều nghiệp vụ phát sinh

1.4.4 Hình thức ghi sổ trên máy vi tính

Đặc trưng của hình thức ghi sổ trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong ba hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán theo quy định. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán nhưng phải được in đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.

Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Khánh Ly

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Ke toán bán hàng, CCDV và xác định kết quả HĐKD đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp thương mại. Dựa vào số liệu kế toán, các nhà quản trị sẽ biết được tình hình hoạt động của mình, từ đó đưa ra các chiến lược trong tương lai nhằm sử dụng tối ưu nguồn lực và tối đa hóa lợi nhuận. Để có số liệu chính xác cung cấp cho nhà quản trị, kế toán của doanh nghiệp cần nắm rõ nội dung, tài khoản sử dụng, cách hạch toán, chứng từ phù hợp trong hoạt động bán hàng, CCDV và xác định kết quả HĐKD. Chính vì thế, chương I của khóa luận đã trình bày đầy đủ, rõ nét về những khái niệm cơ bản, những vấn đề chung cũng như cách hạch toán, tài khoản sử dụng, chứng từ cần thiết để theo dõi biến động của các nghiệp vụ bán hàng, CCDV và xác định kết quả HĐKD một cách đúng đắn. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để đánh giá thực trạng kế toán bán hàng, cung cấp dịch vụ và xác định KQHĐKD tại Công ty TNHH Giải pháp thương hiệu ADINA ở chương II và gợi ý các giải pháp hoàn thiện ở chương III.

ST T

Chỉ tiêu 2018 2019 2020

Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Khánh Ly

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG, CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG

TY TNHH GIẢI PHÁP THƯƠNG HIỆU ADINA VIỆT NAM 2.1

Khái quát về Công ty TNHH Giải pháp thương hiệu ADINA Việt Nam 2.1.1 Quá trình hình thành và phát tri ển

Tên công ty: CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP THƯƠNG HIỆU ADINA VIỆT NAM Tên tiếng anh: ADINA VIỆT NAM BRAND SOLUTION COMPANY LIMITED Tên viết tắt: ADINA VIET NAM CO.,LTD

Mã số doanh nghiệp: 0107467125 Người đại diện: Nguyễn Trung Thông

Đăng ký lần đầu: ngày 09 tháng 06 năm 2016 Giấy phép đăng kí kinh doanh số: 0107467125

Địa chỉ: Số 14 ngõ 252 phố chợ Khâm Thiên, Phường Trung Phụng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Trụ sở giao dịch: Tầng 3, số nhà 32, ngõ 133 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 024 6659 6680 Trang web: Adina.com.vn Email: info@Adina.com.vn

Vốn điều lệ : 1.500.000.000 đồng (Một tỷ năm trăm triệu đồng) Lịch sử hình thành :

Công ty TNHH Giải Pháp Thương Hiệu Adina Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập từ ngày 09/06/2016 theo Luật doanh nghiệp Việt Nam, mã số 0107467125 do Sở đầu tư Thành phố Hà Nội cấp.

Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Khánh Ly

Công ty được thành lập và điều hành bởi đội ngũ kỹ sư, cử nhân giàu kinh nghiệ m trong lĩnh vực thiết kế tư vấn, thiết kế thương hiệu. Qua đó cam kết đủ năng lực tham gia cung cấp dịch vụ thiết kế thương hiệu theo yêu cầu của khách hàng trên phạm vi cả nước.

Qua 5 năm hình thành và phát triển, công ty đã và đang xây dựng cho mình một thương hiệu riêng. Với chủ trương không ngừng phát triển, cập nhật những kỹ thuật công nghệ mới, đào tạo và phát huy tối đa tính sáng tạo của nhân lực trong công ty.

Mục tiêu và chiến lược trong thời gian tới của công ty là : Tập trung cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao tới khách hàng, khẳng định chất lượng, uy tín và chuyên nghiệp của mình trên thị trường. Tiếp tục mở rộng phạm vi phân phối sản phẩm trên cả nước, duy trì tốt mối quan hệ với các đối tác của công ty. Trở thành đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế thương hiệu tại Việt Nam.

2.1.2 Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của doanh nghi ệp trong những nămgần đây gần đây

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2.414.706.623 2.889.200.957 1.536.834.990

2 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.414.706.623 2.889.200.957 1.536.834.990 3 Giá vốn hàng bán 793.199.700 1.510.735.403 645.778.524 4 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.621.506.923 1.378.465.554 891.056.466

5 Doanh thu hoạt động tài chính 378.593 520.912 1.043.595

6 Chi phí tài chính 0 28.525.119 29.205.819

7 Chi phí quản lý kinh doanh 1.658.727.521 1.322.510.249 885.726.867 8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh

9 Thu nhập khác 0 0 0

10 Chi phí khác 180.125 38.519 3.221.854

11 Lợi nhuận khác (180.125) (38.519) (3.221.854)

12 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

(37.022.130) 27.912.579 (26.054.479)

13 Chi phí thuế TNDN 5.231.599 11.361.020 0

14 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

(42.253.729) 16.551.559 (26.054.479)

( Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Giải pháp thương hiệu Adina Việt Nam) Nhìn vào số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Giải pháp thương hiệu Adina Việt Nam trong 3 năm gần đây ta có thể thấy tình hình kinh

doanh của công ty không ổn định qua các năm, nhất là năm 2020 các chỉ tiêu về doanh thu sụt giảm đáng kể do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 gây ra. Lợi nhuận của công ty cũng lên xuống thất thường, hầu như công ty kinh doanh lỗ hoặc có lãi thì cũng không đáng kể.

2.1.3Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh

❖Chức năng

Công ty TNHH Giải pháp thương hiệu Adina Việt Nam có lĩnh vực kinh doanh tương đối đa dạng, bao gồm các chức năng sau:

- Cung cấp giải pháp tư vấn chiến lược cho thương hiệu: cụ thể công ty thực hiện nghiên cứu đánh giá thương hiệu, phân tích thị trường cạnh tranh, tư vấn chiến lược khác biệt hóa, tư vấn định vị thương hiệu, tư vấn kiến trúc thương hiệu, tư vấn thuộc tính thương hiệu,...

- Cung cấp dịch vụ thiết kế thương hiệu: bao gồm thiết kế logo, đặt tên thương hiệu, đặt tên công ty, sáng tác slogan, thiết kế bao bì sản phẩm, thiết kế kiểu dáng sản

Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Khánh Ly

- Cung cấp dịch vụ nhận diện thương hiệu: cụ thể bao gồm thiết kế nhận diện thương hiệu cơ bản, doanh nghiệp, dự án, online; Thiết kế tài liệu bán hàng (Salekits), thiết kế nhận diện hệ thống bán lẻ POSM, thiết kế trang trí showroom, gian hàng

- Cung cấp dịch vụ thiết kế quảng cáo: bao gồm thiết kế báo cáo thường niên, profile, tờ rơi, biển bảng, website,..

- Cung cấp dịch vụ sáng tạo: cụ thể như viết nội dung báo cáo thường niên, quảng cáo, website; Chụp hình quảng cáo; Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa; Đăng ký bảo hộ quyền tác giả; Đăng ký mã vạch sản phẩm; In ấn chuyên nghiệp,...

❖Quy trình kinh doanh

Ký hợp đồng với khách hàng Khảo sát, lên một số ý tưởng dựa trên mong muốn của khách hàng Phác thảo ý tưởng, trình bày với khách hàng Hoàn thiện ý tưởng khách hàng lựa chọn Bàn giao sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Nhận thanh toán theo hợp đồng

Sơ đồ 11: Quy trình hoạt động kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp

❖Nhiệm vụ

Công ty TNHH Giải pháp thương hiệu Adina Việt Nam hướng đến những nhiệm vụ chính là:

- Cung cấp dịch vụ đảm bảo nhanh chóng và hiệu quả đối với các yêu cầu của khách hàng, đảm bảo sự hoạt động liên tục đối với các dịch vụ đó và cung cấp dịch vụ với giá cả hợp lý phù hợp chất lượng được hưởng

- Nâng cao chất lượng của sản phẩm, dịch vụ và điều quan trọng nhất là mang lại kết quả tốt cho khách hàng

Một phần của tài liệu 674 kế toán bán hàng, cung cấp dịch vụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH giải pháp thương hiệu adina việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w