Việt Nam là nước có tiềm năng lớn trong việc phát triển ngành du lịch với những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mang đậm văn hóa bản sắc dân tộc và sự phong phú
trong ẩm thực đường phố Việt Nam. Trong vòng 6 năm qua, du lịch VN đã có những bước chuyển mình hết sức mạnh mẽ, lượng du khách nước ngoài và khách nội địa không
Năm 2015, do ảnh hưởng của sự kiện “Giàn khoán Hải Dương 981” từ năm 2014,
du lịch Việt Nam chững lại trong 13 tháng, phải đến cuối năm 2015 mới dần dần khôi phục. Sự tăng trở lại đó là nhờ lượng khách du lịch nội địa gia tăng vào những tháng cuối năm 2015, nhất là vào các kỳ nghỉ lễ. 90,000 60% 80,000 70,000 60,000 50,000 40,000 30,000 20,000 10,000 0 50% 40% 30% 20% 10% 0%
Lượng khách nội địa (nghìn lượt khách)
O Tốc độ tăng trưởng (%)
Năm 2016 là một năm ghi nhận nhiều thành công của “ngành công nghiệp không
khói”. Lần đầu tiên Việt Nam đón hơn 10 triệu lượt khách quốc tế, tương ứng tăng 26.8%
so với cùng kỳ năm 2015. Góp phần vào sự tăng trưởng này là chính sách miễn thị thực đối với một số nước Châu Âu như Anh, Đức, Pháp... Do vậy mà năm 2016, lượng du khách từ Châu Âu tăng lên khoảng 20% so với năm 2015.
Đến năm 2019 du lịch Việt Nam đã đạt kỷ lục về lượt khách quốc tế, ghi nhận 18 triệu lượt khách, so với cùng kỳ năm 2015 tăng 16.2%. Khách nội địa cũng không ngừng
tăng, đạt 85 triệu lượt, trong đó có 43.5 triệu khách lưu trú, tăng 6.3% so với cùng kỳ năm 2018, tổng thu từ du lịch đạt khoảng 726 nghìn tỷ đồng. Thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc là hai thị trường tiềm năng, lượng du khách Trung Quốc đạt hơn 5,8 triệu
Như vậy trong vòng 6 năm, khách nội địa tăng gấp hơn 2 lần, từ 38.5 triệu lượt năm 2014 lên 85 triệu lượt năm 2019 khách quốc tế cũng tăng gấp hơn 2 lần, từ mức 7.8
triệu lượt khách năm 2014 đến 18 triệu lượt khách năm 2019.
Để đạt được những thành tích như vậy là nhờ việc luôn cải tiến, cơ sở vật chất của Việt Nam hiện nay sánh ngang với thị trường Đông Nam Á nói riêng và khu vực Châu Á nói chung, các sản phẩm du lịch bắt đầu có khai thác yếu tố sáng tạo, ứng dụng công nghệ trong thời đại số hóa, các điểm đến mới, khu du lịch mới cũng được mở rộng.
Ngoài ra, công tác quảng bá, truyền thông của Việt Nam được cải thiện đáng kể. Việc tham gia các hội chợ du lịch quốc tế lớn như: Travex, KOTFA hay Tourism Expo.. .đã góp phần đưa hình ảnh du lịch và con người Việt Nam đã đến gần hơn với bạn bè quốc tế. Sự phát triển của ngành du lịch đóng góp tích cực vào GDP Việt Nam, đồng thời mở ra cơ hội việc làm cho các lao động trong cả nước.
Nhờ những kết quả đáng tự hào trên mà năm 2019 mà Việt Nam được xếp hạng là 1 trong 10 nước có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới. Cùng với đó Việt Nam cũng liên tiếp nhận được những giải thưởng danh giá như: Điểm đến di sản hàng đầu thế giới 2019; Điểm đến văn hóa hàng đầu Châu Á 2019; Điểm đến ẩm thực hàng đầu Châu Á Thái Bình Dương 2019;.
Bên cạnh những thành tự đạt được, du lịch Việt Nam cũng phải đối mặt với những
thách thức không hề nhỏ. Mặc dù lượng khách du lịch tăng trưởng qua các năm nhưng tỷ lệ khách quay trở lại thấp, chưa tới 40%. Một số nguyên nhân có thể kể đến là trải nghiệm của du khách chưa thực sự mới mẻ, vấn đề an ninh ở một số điểm du lịch còn nhiều bất cập hay nhân lực chưa được đào tạo bài bản. Ngoài ra tình trạng ô nhiêm môi