• Quy mô của doanh nghiệp
Bảng trên cho thấy quy mô của doanh nghiệp không tác động tới HQKD, điều này không phù hợp với giả thuyết đưa ra và nghiên cứu của Zeitun và G. G. Tian (2007).
Quy mô DN lớn có thể làm tăng lợi nhuận tuy nhiên tốc độ tăng của lợi nhuận không đủ lớn để tác động làm tăng HQKD của doanh nghiệp qua chỉ tiêu ROA.
• Tốc độ tăng trưởng DN
Nhân tố tốc độ tăng trưởng DN, cụ thể là doanh thu tăng không tác động đến HQKD. Kết quả này không giống với giả thuyết và kết quả nghiên cứu của Zeitun & Tian (2007). Nguyên nhân dẫn tới điều này có thể là do chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính... tăng lên, trong khi đó tốc độ tăng của doanh thu không nhiều khiến cho doanh thu có tăng nhưng lợi nhuận thì không tăng, dẫn tới ROA không có thay đổi rõ rệt.
• Đòn bẩy tài chính
Theo kết quả tỷ lệ nợ ảnh hưởng âm tới HQKD của DN, phù hợp với giả thuyết và nghiên cứu của Onaolapo và Kajola (2010).
Hệ số nợ có khả năng gia tăng lợi nhuận của DN bởi lợi thế từ tấm lá chắn thuế khiến chi phí sử dụng vốn vay thấp hơn. Tuy nhiên, hệ số nợ có tác động hai mặt, nợ là đòn bẩy để DN khuếch đại doanh thu, từ đó gia tăng tăng lợi nhuận, tuy nhiên nếu sử dụng các khoản nợ không hiệu quả thì cũng dễ dàng làm cho DN phá sản.
Kết quả nghiên cứu hệ số nợ và hiệu quả kinh doanh có ảnh hưởng ngược chiều nhau cho thấy các doanh nghiệp trong ngành Du lịch sử dụng nợ chưa hiệu quả, lợi ích thu được từ việc vay nợ chưa thể bù đắp cho các chi phí phát sinh từ nợ. Một trong những
nguyên nhân dẫn tới việc sử dụng nợ chưa hiệu quả xuất phát từ bản thân doanh nghiệp quá lệ thuộc vào vay nợ. Việc sử dụng nợ vay càng nhiều sẽ càng làm tăng nguy cơ không đủ khả năng thanh toán các khoản lãi vay và hoàn trả nợ gốc.
• Cơ cấu tài sản
Kết quả cho thấy việc đầu tư tài sản cố định tác động ngược chiều tới hiệu quả HĐKD. Kết quả này trùng khớp với giả thuyết và nghiên cứu của R. Zeitun và G. G. Tian (2007). Điều này cho thấy các DN đầu tư nhiều vào tài sản cố định nhưng không sử dụng hết công suất do đó không cải thiện được hiệu quả kinh doanh.
• Quản trị các khoản phải thu
Quản trị các khoản phải thu, cụ thể là số vòng quay các khoản phải thu không tác động đến HQKD. Kết quả này trái với giả thuyết và nghiên cứu Marian Siminica, Daniel
Circiumaru, Dalia Simion (2011). Nguyên nhân có thể do vốn thu hồi từ khách hàng là không đủ để duy trì hoạt động nên phải tìm nguồn hỗ trợ từ bên ngoài, do đó dù DN có số vòng quay lớn nhưng chưa đủ để đánh giá HQKD.