2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
2.1. Các quan điểm cơ bản trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
nhiều phương án khác nhau. Mỗi phương án mang lại mức hiệu quả khác nhau với
mức chi phí khác nhau. Việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối, hiệu quả tương đối giúp doanh nghiệp lựa chọn được phương án kinh doanh tối ưu nhất. 1.5.4. Căn cứ vào lợi ích nhận được, có hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu
dài.
Căn cứ vào lợi ích nhận được trong các khoảng thời gian dài hay ngắn mà người ta phân chia thành hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài. Hiệu quả trước mắt là hiệu quả được xem xét trong một thời gian ngắn. Hiệu quả lâu dài là hiệu quả được
xem xét trong một thời gian dài. Doanh nghiệp cần phải tiến hành các hoạt động kinh doanh sao cho nó mang lại cả lợi ích trước mắt cũng như lâu dài cho doanh nghiệp. Phải kết hợp hài hoà lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, không được chỉ vì
lợi ích trước mắt mà làm thiệt hại đến lợi ích lâu dài của doanh nghiệp 2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
2.1. Các quan điểm cơ bản trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh củadoanh doanh
nghiệp
Quan điểm 1:
Nhà kinh tế học người Anh, Adam Smith, cho rằng: “Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, doanh thu tiêu thụ hàng hóa”. Theo quan điểm này, Adam Smith đã đồng nhất hiệu quả với chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh. Hạn chế của quan điểm này là kết quả sản xuất kinh doanh có thể được tăng lên do
tăng chi phí hay do mở rộng sử dụng các nguồn lực sản xuất. Nếu với cùng một kết quả sản xuất kinh doanh có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này cũng có hiệu quả. Quan điểm này chỉ đúng khi kết quả sản xuất kinh doanh tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ của chi phí đầu vào của sản xuất.
Quan điểm 2:
Cho rằng “Hiệu quả kinh doanh là tỉ lệ giữa phần trăm tăng thêm của phần kết quả
và phần tăng thêm của chi phí”, quan điểm này đã xác định hiệu quả trên cơ sở so sánh tương đối giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nhưng xét trên quan điểm của triết học Mác - Lê nin thì sự vật hiện tượng đều có quan hệ ràng buộc có tác động qua lại lẫn nhau chứ không tồn tại một cách riêng
lẻ. Hơn nữa sản xuất kinh doanh là một quá trình tăng thêm có sự liên kết mật thiết
với các yếu tố có sẵn. Chúng trực tiếp hoặc gián tiếp tác động làm kết quả sản xuất
kinh doanh thay đổi. Hạn chế của quan điểm này là nó chỉ xem xét hiệu quả trên cơ sở so sánh phần trăm tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí, nó không xem xét đến phần chi phí và phần kết quả ban đầu. Do đó theo quan điểm này chỉ đánh giá được hiệu quả của phần kết quả sản xuất, mà không đánh giá được
toàn bộ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Quan điểm 3:
Quan điểm này cho rằng “Hiệu quả kinh doanh được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó”. Quan điểm này có ưu điểm là phản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh tế. Nó gắn với toàn bộ chi phí, coi như hiệu quả là sự phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên quan điểm này chưa phản ánh tương quan về lượng và chất giữa kết quả và chi phí. Để phản ánh trình độ sử dụng của các nguồn lực chúng ta phải cố định một
trong hai yếu tố hoặc kết quả đầu ra hoặc chi phí bỏ ra, nhưng trên thực tế thì các yếu tố không ở trạng thái tĩnh mà luôn biến đổi và vận động.
Quan điểm 4:
Theo quan điểm này “Hiệu quả kinh doanh được xác định bới tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí hay yếu tố đầu vào bỏ ra để đạt được kết quả đó”. Ta có thể biểu diễn khái quát theo công thức
E = K/C Trong đó:
E là hiệu quả kinh doanh
K là kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh C là chi phí hay yếu tố đầu vào
Kết quả đạt được có thể đo bằng các chỉ tiêu như: giá trị tổng sản lượng, doanh thu
thuần, lợi nhuận thuần, lợi tức gộp... Còn yếu tố đầu vào bao gồm các nguồn lực tài sản, nguồn vốn, lao động được sử dụng trong kỳ kinh doanh.
Dựa trên cơ sở so sánh tương quan giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra hay các
nguồn lực trong sự vận động và biến đổi không ngừng của hoạt động sản xuất kinh
doanh.