Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu 798 nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 73 - 89)

Quản lí các khoản nợ phải thu

Quản lí nợ công khách hàng một cách chặt chẽ nhưng vẫn phải đảm bảo mức linh hoạt nhất định. Đối với những đối tác, khách hàng lâu năm, thân quen, có mức uy tín cao trong việc trả nợ nên mềm dẻo, tạo các điều kiện thuận lợi trong việc cung ứng dịch vụ và sản phẩm nhằm giữ chân khách hàng, qua đó gây dựng được hình ảnh tốt đẹp cho doanh nghiệp. Đối với đối tượng khách hàng mới hoặc khách hàng mức độ uy tín kém trong việc thanh toán các khoản nợ đúng kì hạn cần phải có kế hoạch quản lí chặt chẽ, theo sát, tránh trường hợp nợ cũ chưa trả hết đã phát sinh khoản nợ mới.

Chính sách cũng như hệ thống quản lí khoản nợ phải thu khách hàng ở mỗi công ty có thể khác nhau, tùy thuộc vào các điều kiện của công ty. Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu này, tác giả đưa ra lời khuyên cho các công ty nên sử dụng các tiêu chí về khả năng thanh toán như khả năng thanh toán nhanh, hệ số nợ, khả năng thanh toán hiện hàng... qua đó phân loại khách hàng và mức độ rủi ro.

Dựa trên hệ thống phân loại này, các doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc linh hoạt hay chặt chẽ trong việc quản lí nợ của từng đối tượng khách hàng. Cùng với đó cũng giúp doanh nghiệp theo sát được các khoản nợ và có những phương án sử lí kịp thời trong trường hợp xấu.

Đầu tư và sử dụng tài sản cố định hợp lí

Tài sản cố định là một trong những yếu tố rất quan trọng đối với ngành hàng tiêu dùng. Việc kinh doanh có hiệu quả hay không phụ thuộc vào mức độ hiệu quả sử dụng tài sản đó chứ không phụ thuộc vào giá trị của tài sản. Ngoài ra, một số các nhân tố khác như nền kinh tế có thể dẫn đến việc đầu tư tài sản cố định kém hiệu quả. Cùng với đó, đối với ngành hàng tiêu dùng thì đầu tư và sử dụng tài sản cố định còn mang tính lâu dài. Chính vì những lí do trên, cần chú ý và tính toán cẩn thận khi xét duyệt mua tài sản cố định, tránh sử dụng tài sản cố định không đúng mục đích, gây lãng phí kém hiệu quả. Bên cạnh đó, cùng cần chú đến cách ghi nhận tài sản cố định, lựa chọn nhà cung cấp, lắp đặt.

Để đảm bảo tài sản có thể vẫn hành tốt và sử dụng trong thời gian dài, cũng cần chú ý đến việc bảo trì, bảo dưỡng, tu sửa tài sản cố định định kỳ. Việc sửa chữa, bảo dưỡng theo kế hoạch có thể giúp doanh nghiệp tránh các hư hỏng lớn, gây gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc bảo trì cũng giúp tăng tuổi thọ của tài sản cố định và đảm bảo công suất, chất lượng.

Xây dụng cơ cấu vốn hợp lí

Một trong số những nguyên nhân dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả có thể kể đến là những bất cập trong cơ cấu vốn. Một ví dụ cụ thể như trong cơ cấu vốn vay, tỷ trọng vốn vay dài hạn trên tổng vốn vay thấp, trong khi tỷ trọng vốn vay ngắn hạn trên tổng vốn vay cao có thể gây ra những hạn

chế trong việc đầu tư dài hạn của doanh nghiệp và tệ hơn có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Chính vì thế, để đảm bảo đầu tư dài hạn mang lại hiệu quả cao cũng như đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn sắp đến kì trả nợ, doanh nghiệp cần phải phân bổ hợp lí về mặt tỷ trọng giữa các nguồn vốn vay.

Ngoài ra việc đa dạng hóa các kênh huy động vốn cũng là một vấn đề cần chú ý đến. Để thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư, hình ảnh của công ty cần phải được cải thiện về mức độ uy tín, có thể được thể hiện qua các kế hoạch và chiến lược rõ ràng trong tương lai, mục tiêu mang lại hiệu quả lâu dài trong các bản báo cáo tài chính, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo mức độ trung thực. Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần phải thể hiện được năng lực quản trị. Bằng cách nâng cao, cải thiện các yếu tố trên, doanh nghiệp có thể gây dựng được hình ảnh tốt hơn, uy tín hơn đối với các nhà đầu tư và dễ dàng hơn trong việc huy động vốn.

Mở rộng quy mô một cách có định hướng và tính toán

Một kế hoạch mở rộng quy mô có tính định hướng có thể giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh so với đối thủ và đạt được mức hiệu quả trong việc sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên nếu như vấp phải một số hạn chế trong quá trình mở rộng có thể tác động tiêu cực đến doanh nghiệp. Bài nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị như sau

Một trong những sai lầm của doanh nghiệp khi mở rộng sản xuất kinh doanh chính là không áp dụng quy trình gây dựng thành công trước đó hoặc áp dụng không hiệu quả, dẫn đến sự lãng phí trong việc đầu tư mở rộng và gây thiệt hại về kinh tế. Về vấn đề này, các doanh nghiệp cần lưu tâm đến những yếu tố tạo nên thành công của họ trước đó, có thể về thương hiệu, chất lượng... và các yếu tố thanh đổi thường xuyên như tâm lý khách hàng. để từ đó có những phân tích và đánh giá để lên kế hoạch, cũng như các bước triển khai để mở rộng quy mô có hiệu quả.

Dòng tiền cũng là một yếu tố cần chú ý đến khi mở rộng. Cần xác định, tính toán lợi nhuận có thể đạt được so với chi phí đầu vào khi mở rộng quy mô, lên khung thời gian hoàn vốn cho các kế hoạch mở rộng, đảm bảo nguồn lực hiện tại đủ khả năng vận hành khi mở rộng.

Ngoài ra tìm hiểu kĩ thị trường cũng là yếu tố nên quan tâm trước khi quyết định mở rộng quy mô. Nhiều doanh nghiệp đã phạm phải sai lầm khi mở rộng kinh doanh sản xuất mà chưa nghiên cứu kĩ thị trường và đưa ra những nhận định, đánh giá không sát với thực tế như tính toán của doanh nghiệp. Về vấn đề này, doanh nghiệp cần phải đầu tư cả tài chính lẫn thời gian để nghiên cứu thị trường một cách kĩ càng, từ đó có các chiến lược hợp lí để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cũng như các giải pháp cho những thay đổi trên thị trường.

Cân bằng đánh đổi lợi nhuận và rủi ro kinh doanh

Nguyên tắc đánh đổi rủi ro có thể được hiểu là khi rủi ro của một khoản đầu tư càng cao thì lợi nhuận mà nhà đầu tư kì vọng sẽ càng lớn, hay nói cách khác phần lợi nhuận tăng thêm là phần thưởng cho việc chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên có nhiều trường hợp phần lợi nhuận đạt được không cao so với rủi ro mà doanh nghiệp phải chấp nhận dẫn đến sự kém hiệu quả trong việc sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy có thể thấy rằng không phải rủi ro cao bao giờ cũng đồng nghĩa với lợi ích nhận được lớn.

Nhà quản lí tài chính cần phải nắm bắt được yếu tố này để có thể lựa chọn ra các phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh khác nhau phù hợp với tình hình tài chính cũng như kết quả mong muốn đạt được. Một nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận có thể tham khảo là: Nếu hai phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh có mức tỉ suất lợi nhuận kì vọng giống nhau, thì doanh nghiệp nên chọn cơ hội đầu tư có mức rủi ro thấp hơn. Ngược lại nếu hai phương án có cùng mức rủi ro, thì doanh nghiệp nên chọn phương án có lợi nhuận kì vọng cao hơn.

Ket luận chung Ket quả đạt được

Bài nghiên cứu đã tổng hợp các lý luận về hiệu quả hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả, khái quát về tình hình, thực trạng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng Việt Nam. Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng trả lời được câu hỏi nghiên cứu ban đầu: nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến

hiệu quả hoạt động và đưa ra kết quả 6 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra một số khuyến nghị cụ thể như trên nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.

Hạn chế

Bài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh còn giới hạn trong giai đoạn 8 năm từ 2013 đến 2020 và mới chỉ đánh giá 44 doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng có đầy đủ dữ liệu, chưa bao gồm phân tích, đánh giá của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng khác còn thiếu dữ liệu để nghiên cứu, qua đó kết quả thống kê còn chưa phản ảnh thật sự tổng thể.

Các yếu tố khác như yếu tố thị trường, yếu tố riêng biệt của doanh nghiệp như trình độ quản lý, công tác quản lý, đào tạo... chưa được tính đến trong mô hình.

Dữ liệu của mô hình được lấy từ báo cáo tài chính của 44 doanh nghiệp, tuy nhiên chất lượng báo cáo ở Việt Nam còn chưa cao, còn chứa nhiều thông tin chưa rõ ràng, minh bạch, còn xuất hiện sai lệch thông tin làm ảnh hưởng đến kết quả thống kê.

Đề xuất cho hướng đi các nghiên cứu tiếp theo

Xuất phát từ những hạn chế, tác giả đề xuất những kiến nghị, gợi ý hướng đi cho các nghiên cứu tiếp theo

Thời gian nghiên cứu cần phải gia tăng lên, lấy thêm mẫu để xem xét tổng thể các biến động ngành rõ nét hơn, sát sao hơn từ đó đưa ra các kết quả đặc thù với sai số nhỏ hơn.

Mở rộng phạm vi nghiên cứu và nghiên cứu thêm các biến dự báo khác để nâng cao tính đại diện tổng thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hansen, H., Rand, J.and Tar, F. (2002), SME Growth and Survival in Vietnam: Did Direct Government Support Matter?

2. Baard, V.C. and Van den Berg, A. (2004), “Interactive Information Consulting System for South African Small Businesses”, South African Journal of Information Management, Vol.6, No.2.

3. Onaolapo and Kajola (2010), Capital structure and firm performance: Evidence from Nigeria October 2010 European Journal of Economics, Finance and Administrative Sciences

4. Memon, F., Bhutto, N. A. and Abbas, G. (2012), Capital Structure and Firm Performance: A Case of Textile Sector of Pakistan.

5. Panco, R., and Korn, H. (1999), “Understanding Factors of Organizational Mortality: Considering Alternatives to Firm Failure”

6. Phạm, Ánh Tuyết (2017), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh;

7. Tzelepis, D. and Skuras, D. (2004), “The effects of regional capital subsidies on rm performance: an empirical study”, Journal of Small Business and Enterprise Development, 11(1), pp.121-129.

8. Pouraghajan, A. and Malekian, E. (2012), “The Relationship between Capital Structure and Firm Performance Evaluation Measures: Evidence from the Tehran Stock Exchange”, International Journal of Business and Commerce, 1(9), pp.166- 181.

9. Buse, L., Siminica, M., Circiumaru, D., Simion, D., Ganea, M. (2010), “Analiza economico-nanciara. Ed. Craiova: Sitech”, Procedia Economics and Finance,22, pp.282-286.

10. Panco, R., and Korn, H (1999), “Understanding Factors of Organizational Mortality: Considering Alternatives to Firm Failure”

11. Nagy, N. (2009), Determinants of Profitability: What factors play a role when assessing a firm’s return on assets?

12. Iacobelli, A. (2007), Determinants of Profitability: Empirical Evidence from the Largest Global Banks

13. Adlina, U. N. (2015), The determinants of the profitability of Malaysian public listed companies.

14. Hoàng, Tùng (2016), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dầu khí ở Việt Nam.

15. Jens, A. and Schwellnus, C. (2008). Do Corporate Income Taxes Reduce Productivity and Investment at the Firm Level? Cross-Country Evidence from the Amadeus Dataset.

16. Mayende, S. (2013). The Effects of Tax Incentives on Firm Performance: Evidence from Uganda. Journal of Politices and Law; 6(4), 95-107.

17. Rohaya, M. N., NurSyazwani M. F. and Nor’Azam, M. (2010). Corporate Tax Planning: A study on Corporate Effective Tax Rates of Malaysian Listed Companies. International Journal of Trade, Economics and Finance, 1(2), 1-5.

18. Ali, M., Ibrahim, P. (2018). Inflation and Companies’ Performance: A Cross- Sectional Analysis. Journal of Computational and Theoretical Nanoscience

24(6):4750-4755

19. Njwen Besong, R. (2017). The Determinants of Profitability: Evidence from Japanese Automobile and Parts Industry

20. Petriaa, N., Caprarub, B., Ihnatovc, I. (2015). Determinants of banks’ profitability: evidence from EU 27 banking systems

21. Khaled Al-Jafari, M. and Al Samman, H. (2015). Determinants of profitability: Evidence from industrial companies listed on Muscat Securities Market

22. Pratheepan, T. (2014). A panel data analysis of profitability determinants empirical from Sri Lanka manufacturing companies

23. Asimakopoulos, I., Samitas, A., Papadogonas, T. (2009). Firm-specific and economy wide determinants of firm profitability Greek evidence using panel data, vol. 35, issue 11, 930-939

Variable VIF 1/VI F RISK 3.22 O .108491 ≡IZΞ S . 58 O . 116556 DT A DT 2.34 O .427606 E TAX 2.291.95 O .436668O .512336 GD P INF 1.751.74 O .O.570976575238 TANG 1.42 O .703826 SHOR T KTBQ 1.1.2221 O .819971O .827479 TEARINB 1.19 O .841624 GROWT H 1.11 O .903421

24. Phạm, Thị Hồng Quyên, Nguyễn, Thị Thanh Bình, Trần, Thị Thanh Nhàn (2019). Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thừa Thiên - Huế

25. Zeitun, R. and Tian, G.G. (2007) , vol 1 Australian Acounting Business and Financial Journal.

26. Nguyễn, Lê Thanh Tuyền (2013). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.

27. Võ, Thị Tuyết Hằng (2015). Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty ngành Xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.

28. Nguyễn, Quốc Nghị và Mai, Văn Nam (2011). Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Cần Thơ. Tạp chí khoa học, 19b 122-129.

29. Frisch,H. (1990). Inflation: defintion and measurement. In Therories of inflation (2nd ed., pp.10-29). Cambridge Univ. Press.

30. Hall, R.E. (1982). Inflation: Cause and Effects. Chicago: The University of Chicago Press.

PHỤ LỤC

Bảng kết quả kiểm định tự tương quan

pwcorr ROA ROE SIZE GROWTH TANG DTA GDP INF KTBQ TAX RISK SHORT DTE YEARINB

ROA ROE SIZE GROWTH TANG DTA GDP

ROA ROE SIZE GROWTH TANG DTA GDP INF KTBQ TAX RISK SHORT DTE Y^≡ARINB 1 . OOOO O . 4057 O -1201 O - 0193 O -1027 -O - 4405 -O .0275 -O . 0359 -O .4196 O .4Ễ43 O - 3369 O -OΘ71 -O - 2332 O -1341 INF 1.OOOO O - 1151 O - 0059 O - 0551 O - 0142 -O .0045 -O . 0207 -O .2175 O .2175 O - 345θ O - 0156 -O . 4905 O . 0949 KTBQ 1.OOOO O .0532 -O _0222 O.0933 -O . 0450 -O _0493 -O . 0342 O . 6023 O.0910 -O _2374 O _0501 0.1462 TAX 1.OOOO -O.0381 -O . 0370 O . 0950 O . 0295 -O . 0485 -O . 0314 -O .0413 O . 0215 -O .0628 -O . 1383 RISK 1.OOOO -O . 22Θ4 O .0913 O .1169 -O .1438 O . 0566 O . 1891 -O . 2111 -O . 0857 -O . 0164 SHORT 1.OOOO O .0083 -O . 0205 O .1285 -O .2035 -O .0907 -O . 0203 O . 2433 -O . 0164 OIE 1.OOOO 0.6422 -O .0335 -O . 0245 -O .0780 0.0260 O . 0549 -O . 0433 TΞARINB INF KTBQ TAIi RISK SHORT DTE TH ARTNB

Bảng kiểm định đa cộng tuyến

. τreg ROA SIZE GROWTH TANG □TA G□P INF KTBQ TAX RISK SHORT □TE YEARINB S ource SS d= MS Nu xnib er of ob≡ = 349 Model 10249.7350 12 85 4 . 144648 bPto > F = O .OOOO Besidual 13578.0781 336 40.4109467 R-S QXiared = O . 4302 Adj O 4 0 98 Γl.— S QXia Total 23827.8139 348 68.4707295 Ro ot MSE = 6.357 RO

A Coe f . Ξtd. Erc■- t p> I t I [95% Con

e Interval] SIZE -3.727445 .755004 4 - . 94 OOOO -5.212575 -2.242315 GROWT H TANG -6.592261.8665805 2.79986.84992 1- . 02 O309 - .8052541 2.538415 2 . 35 O019 -12.09972 -1.084799

Một phần của tài liệu 798 nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 73 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w