Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu 798 nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 32 - 39)

2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

2.3.1. Nhân tố chủ quan

• Quy mô:

Quy mô của doanh nghiệp có thể được hiểu là quy mô về nguồn vốn, quy mô tài sản, quy mô mạng lưới tiêu thụ ...

Theo kết quả nghiên cứu của John Rand và Finn Tar (2002) (1), Baard, V.C. và Van den Berg, A. (2004) (2), Zeitun và Tian (2007) (25) thì quy mô của doanh nghiệp có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong bài nghiên cứu “Capital Structure and Firm Performance: A Case of Textile Sector of Pakistan” của các tác giả Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto và Ghulam Abbas (2012) (4) cấu trúc vốn có ảnh hưởng ngược chiều đến mức độ hoạt động của công ty ngành dệt may.

• Tốc độ tăng trưởng doanh thu:

Tăng trưởng là một trong những điều kiện cơ bản để doanh 7 nghiệp có thể đạt được các mục tiêu của mình trong suốt cuộc đời hoạt động sản xuất kinh doanh. Tăng trưởng giúp cho doanh nghiệp tích lũy về nguồn vốn và cơ sở vật chất máy

móc để đầu tư mở rộng sản xuất đồng thời tạo dựng được uy tín đối với khách hàng

cũng như với các nhà cung cấp, các nhà đầu tư.

Theo nghiên cứu của Zeitun và Tian (2007) (25), tốc độ tăng trưởng có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Bài nghiên cứu “The determinants of profitability of Malaysia publicly listed companies” của Ulfana Nisa Adlina (13) chỉ ra rằng tăng trưởng doanh thu có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh.

• Quản trị nợ phải thu khách hàng:

Để đánh giá khả năng quản lý các khoản nợ PTKH của doanh nghiệp người ta thường sử dụng chỉ tiêu số vòng quay nợ PTKH và kỳ thu tiền bình quân. Nghiên cứu của Marian Siminica, Daniel Circiumaru, Dalia Simion (2011) (9) cho thấy khả năng quản trị nợ phải thu khách hàng có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp.

• Đầu tư tài sản cố định

Tài sản cố định trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD. Theo các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Zeitun và Tian (2007) (25), Onaolapo và Kajola (2010) (3), Marian Siminica, Daniel Circiumaru, Dalia Simion (2011) (9); Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto và Ghulam Abbas (2012) (4) cho thấy tỷ trọng tài sản cố định có tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

• Cơ cấu vốn:

Theo lý thuyết Modigliani và Miller, lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu và các nghiên cứu

thực nghiệm trên thế giới như nghiên cứu của Zeitun và Tian (2007) (25), Onaolapo và Kajola (2010) (3), Fozia Memon et al (2012) (4) có thể thấy được việc lựa chọn và sử dụng nguồn vốn như thế nào sẽ có tác động đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

Nghiên cứu “Capital structure and corporate performance: evidence from Jordan” của Rami Zeitun và Gary G. Tian (25) chỉ ra cấu trúc vốn có ảnh hưởng lớn và nghịch chiều với hoạt động kinh doanh của công ty

Tác giả Racheal Njwen Besong trong bài nghiên cứu “The Determinants of Profitability: Evidence from Japanese Automobile and Parts Industry” (19) đưa ra

kết quả nợ dài hạn có tác động nghịch chiều với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

• Rủi ro kinh doanh:

Theo lý thuyết kinh tế của F.B Hawley, lý thuyết cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận

(risk - return tradeoff) và nghiên cứu thực nghiệm của Fozia Memon, Niaz Ahmed

Bhutto và Ghulam Abbas (2012) (4) cho thấy khi rủi ro càng cao thì hiệu quả hoạt động kinh doanh càng tăng.

Tuy nhiên, nghiên cứu thực nghiệm của Rami Zeitun và Gary Gang Tian (2007) (25) đưa ra kết luận khi rủi ro càng tăng thì hiệu quả hoạt động kinh doanh lại càng

giảm.

• Thời gian hoạt đông của doanh nghiệp:

Thông thường các doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong một lĩnh vực kinh doanh

sẽ có được nhiều kinh nghiệm đồng thời tích lũy được nguồn vốn. Theo kết quả nghiên cứu của Panco, R. và Korn, H. (1999) (10), Neil Nagy (2009) (11) thì thời gian hoạt động là nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp

• Thuế:

Trong bài nghiên cứu “Capital Structure and Firm Performance: A Case of Textile Sector of Pakistan” của các tác giả Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto và Ghulam Abbas (2012) (4) các công ty trả nhiều thuế hơn, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn.

• Tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP):

Tỷ lệ tăng trưởng GDP phản ánh tổng sản phẩm quốc nội năm sau tăng trưởng bao

nhiêu % so với năm trước. Một nền kinh tế tăng trưởng cao cũng giúp cho các DN

làm ăn hiệu quả hơn. (Phạm Ánh Tuyết, 2017) (6) đã chỉ ra tỷ lệ tăng trưởng kinh tế có quan hệ cùng chiều với ROA

• Tỷ lệ lạm phát:

Tỷ lệ lạm phát (CPI) là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Theo Phạm Ánh Tuyết (2017) (6), tỷ lệ lạm phát có quan hệ cùng chiều với ROA.

- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm - Đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh

- Công tác tổ chức đảm bảo nguyên vật liệu 2.3.2. Nhân tố khách quan

• Các nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh

Nhân tố môi trường kinh doanh bao gồm nhiều nhân tố như là: Đối thủ cạnh tranh,

thị trường, cơ cấu ngành, tập quán, mức thu nhập bình quân của dân cư... - Đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp được chia thành hai loại. Đối thủ cạnh tranh sơ cấp: Cùng tiêu thụ các sản phẩm đồng nhất;

Đối thủ cạnh tranh thứ cấp: Sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm có khả năng thay

thế.

Neu đối thủ cạnh tranh mạnh hơn thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn rất lớn trong việc nang cao hiệu quả kinh doanh.

Bởi vì, doanh nghiệp lúc này chỉ có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu tăng vòng quay của vốn, yêu cầu doanh nghiệp phải tổ chức lại bộ máy hoạt động phù hợp tối ưu hơn, hiệu quả hơn để tạo cho doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh về giá cả, chất lượng, chủ loại, mẫu mã...

Như vậy, đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời thúc đẩy sự tiến bộ trong kinh doanh, tạo ra động lực phát triển của doanh nghiệp.

Việc xuất hiện càng nhiều đối thủ cạnh tranh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh

của doanh nghiệp sẽ càng khó khăn và sẽ bị giảm một cách tương đối. - Nhân tố Thị trường

Nhân tố thị trường ở đây bao gồm: Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp.

Nhân tố thị trường sẽ có tác động trực tiếp và mang tính quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp.

Đối với thị trường đầu vào: Cung cấp các yếu tố cho quá trình sản xuất như nguyên

vật liệu, máy móc thiết bị... Cho nên nó tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm,

tính liên tục và hiệu quả của quá trình sản xuất.

Còn đối với thị trường đầu ra quyết định doanh thu của doanh nghiệp trên cơ sở chấp nhận hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Thị trường đầu ra sẽ quyết định tốc độ tiêu thụ, tạo vòng quay vốn nhanh hay chậm từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tập quán dân cư và mức độ thu nhập bình quân dân cư

Đây là một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nó quyết định mức độ chất lượng, số lượng, chủng loại, hình dáng, kích thước của hàng hóa,

dịch vụ, v.v...

Doanh nghiệp cần phải nắm bắt và nghiên cứu để phù hợp với nhu cầu, thói quen tiêu dùng, mức thu nhập bình quân của nhiều tầng lớp dân cư.

Những yếu tố này tác động một cách gián tiếp lên quá trình sản xuất cũng như công tác marketing và cuối cùng là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường

Đây chính là tiềm lực vô hình của doanh nghiệp tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình, nó tác động rất lớn tới sự thành bại của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Sự tác động này là sự tác động phi lượng hóa bởi vì chúng ta không thể tính toán, định lượng được.

Một thương hiệu, hình ảnh, uy tín tốt về doanh nghiệp liên quan đến hàng hóa, dịch vụ chất lượng sản phẩm, giá cả, v.v... Đây được xem là cơ sở tạo dựng sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm của doanh nghiệp, mặt khác sẽ tạo cho doanh nghiệp một ưu thế lớn trong việc tạo nguồn vốn, hay mối quan hệ với bạn hàng...

Với mối quan hệ rộng sẽ tạo cho doanh nghiệp nhiều cơ hội, nhiều đối tác và từ đó

doanh nghiệp có thể lựa chọn được những cơ hội, phương án kinh doanh tốt nhất cho mình.

• Nhân tố môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố như thời tiết, khí hậu, mùa vụ, tài nguyên

thiên nhiên, vị trí địa lý...

- Nhân tố thời tiết, khí hậu, mùa vụ

Các nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến qui trình công nghệ, tiến độ thực hiện kinh doanh của các doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng mang tính chất mùa vụ như: Nông, lâm, thủy sản, đồ may mặc, giày dép... Với những điều kiện thời tiết, khí hậu và mùa vụ nhất định thì doanh nghiệp phải có chính sách cụ thể phù hợp với điều kiện đó.

Và như vậy khi các yếu tố này không ổn định sẽ làm cho chính sách hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không ổn định, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả

kinh doanh của doanh nghiệp. - Nhân tố tài nguyên thiên nhiên

Nhân tố này ảnh hưởng chủ yếu đến các DN hoạt động trong lĩnh vực khai thác tài

nguyên thiên nhiên.

Một khu vực có nhiều tài nguyên thiên nhiên, với trữ lượng lớn và có chất lượng tốt sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh tốt cho các doanh nghiệp khai thác.

Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất nằm trong khu vực này mà có nhu cầu đến loại tài nguyên, nguyên vật liệu này cũng sẽ gặp được nhiều thuận lợi hơn, giúp nâng cao hiệu quả trong kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nhân tố vị trí địa lý

Đây là nhân tố không chỉ tác động đến công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà còn tác động đến các mặt khác trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: Giao dịch, vận chuyển, sản xuất...

Các nhân tố này tác động đến hiệu quả kinh doanh thông qua sự tác động lên các chi phí tương ứng.

• Môi trường chính trị - pháp luật

Môi trường chính trị - pháp luật có chi phối mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Sự ổn định chính trị được xác định là một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt

Sự thay đổi của môi trường chính trị có thể ảnh hưởng có lợi cho một nhóm doanh

nghiệp này nhưng lại kìm hãm sự phát triển nhóm doanh nghiệp khác hoặc ngược lại.

Hệ thống pháp luật hoàn thiện, không thiên vị là một trong những tiền đề ngoài kinh tế của kinh doanh.

Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Có thể nói, môi trường chính trị - luật pháp có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bằng việc tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua hệ thống công cụ luật pháp, cộng cụ vĩ mô...

• Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng

Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin

liên lạc, điện, nước...đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp kinh doanh ở khu vực có hệ thống giao thông thuận lợi, điện, nước đầy đủ, dân cư đông đúc và có trình độ dân trí cao sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí kinh doanh... kết quả là nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

Ngược lại, ở nhiều vùng nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo có cơ sở hạ tầng yếu kém, không thuận lợi cho việc cho mọi hoạt động như vận chuyển, mua bán hàng hóa... các doanh nghiệp hoạt động với hiệu quả kinh doanh không cao. Thậm

chí có nhiều vùng sản phẩm làm ra mặc dù rất có giá trị nhưng không có hệ thống giao thông thuận lợi vẫn không thể tiêu thụ được dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp.

Trình độ dân trí tác động rất lớn đến chất lượng của lực lượng LĐXH nên tác động

Chương 2: Thiết kế mô hình 1. Tổng quan ngành hàng tiêu dùng Việt Nam

Một phần của tài liệu 798 nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 32 - 39)