Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu 798 nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30 - 32)

2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

2.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cá biệt

- Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp

Là một chỉ số cho biết cứ một đồng nguyên giá bình quân TS tham gia vào hoạt động kinh doanh sản xuất thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần hoặc làm ra được bao nhiêu giá trị sản lượng

- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản cố định là chỉ số để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp. Đối với TSCĐ, chỉ số này cho biết mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp trong một kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu và các tài sản được

sử dụng bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ càng cao chứng tỏ TSCĐ được luân chuyển hiệu quả. Còn nếu chỉ tiêu này thấp, chứng tỏ tài sản luân

chuyển chậm.

- Hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả thu được sau khi đẩy nhanh tốc độ luân

chuyển vốn lưu động qua các giai đoạn của quá trình sản xuất. Tốc độ này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn và ngược lại. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá chất lượng công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh nói chung của doanh nghiệp. Thông qua chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho phép các nhà quản

lý tài chính doanh nghiệp có một cái nhìn chính xác, toàn diện về tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của đơn vị mình từ đó đề ra các biện pháp, các chính sách các quyết định đúng đắn, phù hợp để việc quản lý và sử dụng đồng vốn - Hiệu suất sử dụng lao động của doanh nghiệp

Số lượng và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản trong sản xuất, góp phần quan trọng trong năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng lao động biểu hiện ở năng suất lao động, mức sinh lời của lao động và hiệu suất tiền lương. Hiệu suất sử dụng lao động thể hiện mối tương quan giữa doanh thu bình quân một

2.2.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp

• Khả năng sinh lợi từ các họat động của doanh nghiệp - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS) được tính bằng cách lấy Lợi nhuận sau thuế chia cho Doanh thu thuần. Chỉ tiêu này cho biết với một đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng lớn thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần SXKD

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong một kỳ nhất định được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận sau thuế trong kỳ chia cho doanh thu trong kỳ. Tỷ suất này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này

mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên, tỷ

số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình

quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia. Mặt khác, tỷ số này và số vòng quay

tài sản có xu hướng ngược nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người phân tích tài

chính thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản.

• Khả năng sinh lợi của tài sản - Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA)

Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế)

của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (có thể là 1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay một năm) chia cho bình quân tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp trong cùng kỳ. Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp

làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo

ra thu nhập của doanh nghiệp.

trong so sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác

cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ.

• Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu - Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ số này được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho vốn chủ sở hữu bình quân. ROE là một chỉ số quan trọng đối với các nhà đầu tư tiềm năng. Vì họ muốn xem công ty sẽ sử dụng tiền của họ để tạo ra lợi nhuận hiệu quả như thế nào. Tỷ lệ này thường được sử dụng để so sánh sức khỏe của một doanh nghiệp với các doanh nghiệp cùng ngành và với thị trường rộng lớn hơn. ROE được coi là tốt hay xấu có thể phụ thuộc vào ROE trung bình trong ngành của công ty. Một số ngành có xu hướng có ROE cao hơn những ngành khác (hoặc yêu cầu ít vốn tự có hơn để hoạt động). Do đó, so sánh ROE thường có ý nghĩa nhất giữa các công ty trong cùng ngành.

Một phần của tài liệu 798 nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30 - 32)