7. Kết cấu đề tài
2.6.2. Nhóm nhân tố liên quan đến đặc điểm công ty
(3) Quy mô công ty
Sự ảnh hưởng tích cực của quy mô doanh nghiệp được thể hiện qua những lý do sau:
Một, quy mô doanh nghiệp là một phạm trù thể hiện độ lớn và cơ cấu công ty
hoạt động. Hầu hết các lý thuyết đại điện, lý thuyết bất đối xứng thông tin, lý thuyết tín hiệu đều đề cập nguyên nhân ảnh hưởng của nhân tố quy mô tới mức độ CBTT về EPS. Công ty có quy mô lớn thường sở hữu tần suất ký kết hợp đồng quan trọng và có giá trị lớn hơn các công ty có quy mô nhỏ hơn. Vì thế chủ sở hữu của các công ty sẽ cần nhiều nguồn lực từ Ban Giám đốc quản lý, tức là chịu phí đại diện cao hơn. Do đó, các công ty có quy mô lớn hơn sẽ CBTT về EPS nhiều hơn để tối thiểu chi phí đại diện.
Hai, với mục đích tăng tài sản và huy động vốn nhanh chóng, các công ty có
quy mô lớn sẽ CBTT về EPS càng nhiều để đưa tín hiệu hấp dẫn ra thị trường. Vì vậy, những công ty này CBTT tự nguyện để thoã mãn nhu cầu kêu gọi vốn tài trợ.
Ba, các cổ đông là người nắm giữ hợp pháp cổ phần của một công ty. Song việc
thống nhất ý kiến từ hàng ngàn cổ đông là một thử thách rất lớn khi mỗi cổ đông chỉ sở hữu vốn góp rất nhỏ. Chính vì thế, trong một doanh nghiệp có quy mô lớn, thông thường mọi quyết định thống nhất dựa trên kết quả tham mưu của Ban giám đốc. Điều này xảy ra mâu thuẫn thông tin ha i bên. Vì vậy, công ty càng sở hữu quy mô lớn sẽ CBTT về EPS nhiều hơn. Tổng hợp những ý kiến trên, đề tài đưa ra giả thuyết:
H3: Quy mô công ty càng lớn thì mức độ CBTT về EPS càng nhiều.
(4) Niêm yết trên sàn HOSE
Vận dụng lý thuyết tín hiệu, Sàn Giao dịch Chứng khoán mà doanh nghiệp quyết định niêm yết lần đầu được nhận định là một tín hiệu tích cực. Tại Việt Nam, Sàn Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh có những quy định về việc phát hành cổ phiếu thắt chặt hơn Sàn Giao dịch Chứng khoán Hà Nội như: quy mô công ty, vốn điều lệ, về tính thanh khoản,...Do đó, các CTNY tại đây sẽ phát tín hiệu tích cực CBTT về EPS để tăng tài sản và thu hút vốn dễ dàng từ nhà đầu tư tiềm năng, nhà đầu tư nước ngoài. Ngược lại, những công ty niêm yết trên sàn HNX sẽ ít hấp
dẫn nhà đầu tư hơn. Ke thừa kết quả nghiên cứu của Nguyễn Công Phương và cộng sự (2014) đã kiểm định tác động của doanh nghiệp niêm yết trên HOSE có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ CBTT trên BCTC, đề tài đưa ra giả thuyết:
H4: Các công ty niêm trên sàn HOSE CBTT về EPS nhiều hơn
(5) Thời gian niêm yết
Các doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu năm thường có thâm niên và thiết lập hệ thống BCTC tốt hơn nên việc CBTT sẽ đầy đủ và dễ dàng hơn so với các công ty mới niêm yết. Hơn nữa, các công ty mới niêm yết có thể chịu thiệt hại bất lợi khi cạnh tranh CBTT nhiều hơn. Vì vậy, theo tín hiệu, các doanh nghiệp có thời gian niêm yết lâu năm sở hữu lợi thế so với các công ty có thời gian niêm yết ít hơn. Do đó, CBTT thường diễn ra theo chiều hướng các doanh nghiệp “trẻ” CBTT ít hơn doanh nghiệp “già”. Đề tài giả thuyết đưa ra:
H5: Công ty có thời gian niêm yết càng dài thì mức độ CBTT về EPS càng cao.
(6) Đơn vị kiểm toán
Tác động của chủ thể kiểm toán độc lập đến mức độ CBTT về EPS được lý giải trên cơ sở áp dụng lý thuyết đại diện, lý thuyết tín hiệu, lý thuyết thông tin bất đối xứng. Ý kiến của kiểm toán viên kết hợp trợ lý kiểm toán thuộc nhóm Big4 (Ernst & Young, PricewaterhouseCoopers, Deloitte, KPMG) được đánh giá cao độ tin cậy về chất lượng thông tin. Các doanh nghiệp chọn đơn vị kiểm toán trong nhóm Big4 để thực kiện với lý do đảm bảo mức độ trung thực thông tin doanh nghiệp cung cấp và uy tín công ty gây dựng, qua đó khách hàng và nhà đầu tư có nhiều niềm tin hơn về doanh nghiệp. Thực tế, sự phụ thuộc nhà đầu tư vào chủ thể kiểm toán có quy mô lớn trên thế giới thường cao hơn so các chủ thể kiểm toán trong nước. Tín hiệu về sự ảnh hưởng tích cực của các đơn vị kiểm toán giúp doanh nghiệp CBTT về EPS nhiều hơn. Vì vậy, đề tài đưa ra giả thuyết:
H6: Doanh nghiệp được đơn vị kiểm toán trong nhóm Big4 sẽ CBTT về EPS nhiều hơn.