Thực trạng công bố thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin về LN trên mỗi CP của các DN ngành công nghiệp niêm yết trên TTCK VN (Trang 49 - 51)

7. Kết cấu đề tài

3.1. Thực trạng công bố thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh

nghiệp

ngành công nghiệp năm 2019 Thực trạng CBTT toàn ngành năm 2019

Kỳ khảo sát giai đoạn 01/05/2018 - 30/4/2019, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã điều tra hành vi CBTT dựa trên các quy định của Thông tư 155/2015/TT -BTC. Ket quả khảo sát được biểu thị theo sơ đồ hình 3.1, có 259/713 (tương ứng 36,33%) DNNY tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ CBTT trên SGDCK Hà Nội và SGDCK TP. Hồ Chí Minh.

Phụ lục 3.1: Danh sách 259 doanh nghiệp niêm yết đạt chuẩn CBTT năm 2019

(Nguồn: Vietstock & Fili)

Theo đồ thị, trong năm 2019, tổng số CTNY được khảo sát tăng 27 doanh nghiệp so với năm 2018. Tuy nhiên, số lượng CTNY đạt chuẩn nghĩa vụ CBTT lại giảm 7 doanh nghiệp so với năm 2018 và 114 doanh nghiệp so với năm 2017. Theo báo cáo đánh giá quản trị công ty, điểm CBTT đã được cải thiện từ mức đáp ứng 64,5% các tiêu chí về CBTT trong năm 2018 (tăng lên 4,9% trong năm 2019). Thực thi vai trò trách nhiệm của HĐQT, CTNY đã đáp ứng 49,7% các tiêu chí thực hành quản trị doanh nghiệp trong năm 2019 (tăng 3,3% trong so với năm 2018). Có thể thấy rằng, việc thay đổi quy định CBTT của Thông tư 155/2015/TT -BTC (có hiệu lực kể từ năm 2016) so với Thông tư 52/2012/TT-BTC do Bộ Tài chính đề ra đang tạo ra những thách thức cho khả năng đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ của các DNNY.

HÌnh 3.1: CTNY đạt chuẩn CBTT giai đoạn 2012-2019

(Nguồn: Vietstock & Fili)

Bên cạnh những kết quả tích cực, còn tồn tại tỷ trọng lớn vi phạm CBTT trên TTCK. Cụ thể, trong năm 2019, UBCKNN đã ghi nhận 462 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổng số tiền phạt lên đến 28 tỷ đồng. Hầu hết các vi phạm đều liên quan đến nội dung quen thuộc như không đăng ký chào mua công khai, báo cáo không đúng thời hạn, kết quả kinh doanh “đột ngột lãi” sau kiểm toán, người nội bộ giao dịch thu mua chứng khoán nhưng không CBTT,.. .Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhà đầu tư cá nhân và tổ chức và buộc UBCKNN huỷ niêm yết những doanh nghiệp vi phạm pháp luật.

Thực trạng CBTT ngành công nghiệp 2019

Đi đầu trong việc CBTT đạt chuẩn năm 2019 theo quy định của Bộ Tài chính của doanh nghiệp hoạt động ngành công nghiệp, phải kể đến những công ty tiêu biểu có mã chứng khoán như ACC, C32, C92, CIA,. Tổng số CTNY thuộc nhóm công nghiệp đảm bảo yêu cầu CBTT đạt 90/259 (tương ứnG 34,75%), danh sách cụ thể được thống kê theo phụ lục 3.2

Phụ lục 3.2: Danh sách CTNY thuộc ngành công nghiệp đạt chuẩn CBTT năm 2019

(Nguồn: Vietstock & Fili - Tác giả tổng hợp)

Đối với các doanh nghiệp ngành công nghiệp, SGDCK Hà Nội đã thông báo nhắc nhở trên toàn thị trường đối với hai doanh nghiệp CTCP Vận tải Petrolimex Hà Nội (PJC) và Công ty cổ phần SPI (SPI). Nguyên nhân, do các công ty này đều đã vi phạm quy định về công bố thông tin từ 3 lần trở lên kể từ ngày 1/1/2019.

Ngoài ra, Thanh tra UBCKNN quyết định xử phạt hành chính một loạt lãnh đạo cấp cao của một số doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK Hà Nội thuộc các nhóm xây dựng, đào tào & việc làm, chất thải và môi trường, bao bì đóng gói từ giấy, bao bì đóng gói từ nhựa như sau:

(1) Ông Phạm Minh Phúc - Chủ tịch HĐQT CTCP Xây dựng và Nhân lực Việt Nam (CMS) bị phạt số tiền 125 triệu đồng. Nguyên nhân: không đăng ký chào mua công khai.

(2) Ông Vũ Ngọc Nghĩa - Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc CTCP Môi trường và Công trình Đô thị Sơn Tây (STU) bị phạt số tiền125 triệu đồng, buộc phải từ bỏ quyền biểu quyết và phải chuyển nhượng số cổ phần giảm tỉ lệ

nắm giữ xuống dưới 25% số cổ phiếu đang lưu hành trong 6 tháng. Nguyên nhân: không đăng ký chào mua công khai.

(3) Bà Lê Thị Tâm - Cổ đông CTCP Vincem Bao bì Bỉm Sơn (BPC) bị phạt số tiền 25 triệu đồng. Nguyên nhân: do báo cáo không đúng thời hạn mua cổ phiếu ngày.

(4) Bà Nguyễn Thị Thắm - Cổ đông CTCP Nhựa Tân Phú (TPP) bị phạt số tiền 46 triệu đồng. Nguyên nhân: báo cáo không đúng thời hạn khi sở hữu 5% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành có quyền biểu quyết của công ty đại chúng và khi không còn là cổ đông lớn.

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cũng ghi nhận và xử phạt nghiêm ngặt với các công ty niêm yết trên SGDCK TP. Hồ Chí Minh, trong đó đáng lưu ý với một số doanh nghiệp liên tục vi phạm pháp luật có mã chứng khoán PXS, CTI, HCD, TNI, FCN,.. .Danh sách tổng hợp theo phụ lục 3.1 (trang...)

Phụ lục 3.3: Danh sách các CTNY vi phạm CBTT niêm yết trên sàn HOSE

(Nguồn: Website UBCKNN - Tác giả tổng hợp)

Sự việc trên xuất phát từ UBCKNN và SGDCK chưa đồng bộ các văn bản quy định rõ ràng khiến doanh nghiệp còn lúng túng chưa thực thi. Mặt khác, ý thức tuân thủ pháp luật của một số doanh nghiệp thiếu tự giác cao, còn nhiều yếu kém. Với mong muốn nâng hạng thị trường, tiệm cận thông lệ quốc tế, đòi hỏi các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp tham gia thị trường cần có những động thái tích cực hơn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin về LN trên mỗi CP của các DN ngành công nghiệp niêm yết trên TTCK VN (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w