Nhóm nhân tố liên quan đến hiệu quả công ty

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin về LN trên mỗi CP của các DN ngành công nghiệp niêm yết trên TTCK VN (Trang 43 - 49)

7. Kết cấu đề tài

2.6.3. Nhóm nhân tố liên quan đến hiệu quả công ty

(7) Khả năng thanh toán hiện hành

Mức độ CBTT về EPS cũng nhận sự tác động từ khả thanh được giải thích qua lý thuyết đại diện và lý thuyết tín hiệu. Hệ số thanh toán được sử dụng với mục đích

Giả

thuyết Nội dung giả thuyết

Lý thuyết liên quan

Kỳ vọng Nhóm giả thuyết các nhân tố liên quan đến quản trị công ty

chi trả các khoản nợ ngắn hạn qua phương pháp chuyển hoá tài sản ngắn hạn thành tiền lưu động không bao gồm hàng tồn kho. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho kết quả là công ty có khả năng thanh toán càng cao sẽ sẵn sàng CBTT trên BCTC để minh chứng cho thực trạng kinh doanh tốt. Nhóm tác giả khác lập luận rằng khả năng thanh toán thấp, công ty có nhu cầu CBTT nhiều hơn đế minh bạch thông tin cũng như biện minh về thực trạng của công ty cho nhiều chủ thể quan tâm công ty, đặc biệt là các cổ đông. Như vậy, đề tài cần kiểm chứng những ý kiến trái chiều bằng giả thuyết:

H7: Doanh nghiệp có khả năng thanh toán càng cao thì mức độ CBTT về EPS càng lớn.

(8) Đòn bẩy tài chính

Lý thuyết đại diện ngụ ý rằng các doanh nghiệp có chỉ số đòn bẩy tài chính cao sẽ làm giảm chi phí đại diện. Sự giám sát của các bên liên quan (chủ nợ, cổ đông) tăng cao trong trường hợp doanh nghiệp có tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao. Để đảm bảo quyền lợi, các chủ nợ sẽ gây sức ép để doanh nghiệp công bố nhiều thông tin. Ngược lại, để thuyết phục các chủ nợ dễ dàng hơn, các doanh nghiệp CBTT để tìm kiếm các nguồn tín dụng có “lãi” nhất. Vì vậy, đối với việc gia tăng tỷ lệ đòn bẩy tài chính, doanh nghiệp có nhiều nỗ lực cho việc CBTT nhằm giảm thiểu chi phí giám sát giữa cổ đông và Ban giám đốc. Theo đó, đề tài đưa ra giả thuyết:

H8: Doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính càng cao thì mức độ CBTT về EPS càng lớn.

(9) Khả năng sinh lời

Tương tự như những chỉ số tài chính khác, khả năng sinh lời của một doanh nghiệp cũng được nhà đầu tư đặt lên vị trí hàng đầu. Khả năng sinh lời là thước đo đánh giá bằng tiền dựa trên khoảng thời gian tham chiếu, mang ý nghĩa hiệu quả công ty trong một thời kỳ nhất định. Theo ba lý thuyết nền tảng, khả năng sinh lời cao là một tín hiệu tích cực trong việc đảm bảo an ninh tài chính, sử dụng lợi thế cạnh tranh của công ty trong giai đoạn huy động vốn - mở rộng quy mô kinh doanh; và có khả năng trả cổ tức cho các nhà cổ đông. Qua đó, tác động tích cực đến mệnh giá cổ phiếu doanh nghiệp niêm yết trên thị trường vốn.

39

Một quan điểm trái chiều được đưa ra, các công ty hoạt động kinh doanh kém hiệu quả cũng sẽ CBTT trên BCTC để giải thích diễn biến công ty đang đối mặt với công chúng cũng như các cổ đông lớn. Lập luận theo hai quan điểm trên, đề tài đưa ra giả thuyết khả năng sinh lời càng cao, doanh nghiệp càng CBTT về EPS rộng rãi.

H9: Doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao thì mức độ CBTT về EPS càng cao.

(10) Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Theo lý thuyết đại diện, doanh nghiệp sử dụng tài sản cố định có thể làm giảm đi chi phí giám sát của những bên liên quan (chủ nợ, cổ đông). Bởi vì, trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, mất khả năng thanh toán nợ thì người cho vay sẽ nắm quyền sở hữu tài sản cố định. Tuy nhiên, khi tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn (đặc biệt với ngành sản xuất công nghiệp thì chiếm tỷ trọng cao hơn), doanh nghiệp có cơ hội trong việc thế chấp các tài sản đảm bảo cao để “giao tiếp” các nguồn vốn từ bên ngoài. Mặt khác, doanh nghiệp có nhiều tài sản cố định cũng CBTT nhiều hơn để tác động đến việc quyết định của nhà đầu tư. Vì vậy, đề tài đưa ra giả thuyết

H10: Các doanh nghiệp có hiệu suất sử dụng tài sản cố định càng nhiều thì mức độ CBTT về EPS nhiều hơn

Dựa trên nội dung các lý thuyết nền tảng, đề tài đã hình thành 10 giả thuyết mô tả mối liên hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT về EPS, như bảng ... dưới đây:

Bảng 2.1: Các giả thuyết nghiên cứu và mối quan hệ với các lý thuyết nền tảng có liên quan

H1 Hội đồng quản trị càng nhiều thành viên thìCBTT về EPS càng lớn Lý thông tin bấtđối xứng + H2 Chủ tịch Hội đồng quản trị kiểm Tổng Giám đốc

sẽ làm giảm mức độ CBTT về EPS

Lý thuyết đại

diện -

Nhóm giả thuyết các nhân tố liên quan đến đặc điểm công ty

H3

Quy mô công ty càng lớn thì mức độ CBTT về EPS càng nhiều

Lý thuyết bất cân

H4 Công ty niêm yết cổ phiếu trên HOSE sẽCBTT về EPS nhiều hơn trên HNX. Lý thuyết tínhiệu + H5 Công ty có thời gian niêm yết càng dài thì mứcđộ CBTT về EPS càng cao Lý thuyết tínhiệu + H6 Doanh nghiệp được đơn vị kiểm toán trong

nhóm Big4 sẽ CBTT về EPS cao hơn

Lý thuyết đại

diện +

Nhóm giả thuyết các nhân tố liên quan đến hiệu quả công ty

H7

Doanh nghiệp có khả năng thanh toán hiện hành càng cao thì mức độ CBTT về EPS càng cao

Lý thuyết đại

diện +

H8 Doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính càng cao thì mức độ CBTT về EPS càng cao

Lý thuyết đại

diện +

H9 Doanh nghiệp có khả năng sinh lời càng lớnthì mức độ CBTT về EPS càng cao Lý thuyết tínhiệu +

H10

Doanh nghiệp có hiệu suất sử dụng tài sản cố định càng nhiều thì mức độ CBTT về EPS nhiều hơn

Lý thuyết tín

hiệu +

(Nguồn: Tác giả xây dựng)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đề cập những hiểu biết nền tảng về những vấn đề liên quan đến CBTT dựa trên nội dung thông tư của các cơ quan ban hành. Đồng thời, chương 2 diễn giải các lý thuyết cơ sở của đề tài như lý thuyết đại diện, lý thuyết bất đối xứng thông tin, lý thuyết tín hiệu. Trong đó, lý thuyết đại diện và lý thuyết bất đối xứng thông tin giúp chúng ta giải thích nguồn gốc của hành vi công thông tin, nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn trong quan hệ đại diện và sự không cân xứng thông tin giữa các chủ thể tham gia thị trường. Dựa trên cơ sở phân tích các lý thuyết nền tảng, kết quả công trình nghiên cứu trước đây, đề tài đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 1 biến phụ thuộc là mức độ ảnh hưởng của CBTT về EPS và 10 biến độc lập tương ứng với 10 nhân tố được đưa vào mô hình và chia th ành 3 nhóm, bao gồm:

(1) Nhóm nhân tố liên quan đến quản trị công ty: quy mô HĐQT, sự kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT với CEO;

(2) Nhóm nhân tố liên quan đến đặc điểm công ty: quy mô công ty, niêm yết trên sàn HOSE, thời gian niêm yết, đơn vị kiểm toán độc lập;

(3) Nhóm nhân tố liên quan đến hiệu quả công ty: khả năng thanh toán, đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời, hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty.

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin về LN trên mỗi CP của các DN ngành công nghiệp niêm yết trên TTCK VN (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w