Khuyến nghị đối với người sử dụng thông tin về EPS

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin về LN trên mỗi CP của các DN ngành công nghiệp niêm yết trên TTCK VN (Trang 81 - 85)

7. Kết cấu đề tài

5.1.3. Khuyến nghị đối với người sử dụng thông tin về EPS

(Dành cho nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư tổ chức, tổ chức tín dụng, đề tài gọi chung là nhà đầu tư).

Sự tác động thuận chiều của “chủ thể kiểm toán”, “khả năng sinh lời”, “hiệu suất sử dụng tài sản” đến mức độ CBTT về EPS của DNNY ngành công nghiệp được coi là minh chứng giúp các nhà đầu tư, đánh giá các chỉ số liên quan thận trọng và đưa ra những kết luận tốt hơn. Khi các 03 yếu tố trên có đạt kết quả tốt, nhóm DN ngành công nghiệp sẽ CBTT về EPS nhiều hơn, nhà đầu tư có thể coi đây là một tín hiệu tích cực từ nhóm mã chứng khoán công nghiệp. Qua đó nhà đầu tư có thể nhận định mức độ trung thực, tính tin cậy mà DN ngành công nghiệp đem lại.

5.2. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Với mục tiêu tìm hiểu những nhân tố tác động đến mức độ CBTT về EPS, đối tượng hướng đến là các DNNY ngành công nghiệp để xem xét sự khác biệt với các

chỉ số khác cũng như ngành nghề kinh doanh khác. Trên cơ sở kết quả thực chứng từ đề tài, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhận thấy trong quá trình làm hoàn thiện nghiên cứu. Mặc dù, sử dụng phương pháp định tượng, sử dụng các số liệu trên BCTC đã kiểm toán và lựa chọn các phương pháp tối ưu nhất, đề tài vẫn không tránh khỏi những hạn chế:

Thứ nhất, tính đến thời điểm viết bài và quá trình tham khảo, đã có một nghiên

cứu tiên phong mang tính tổng quát về chỉ số CBTT cho EPS áp dụng cho 200 công ty niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX. Trên cơ sở đó, đối tượng đề tài nghiên cứu chỉ đi sâu vào một ngành công nghiệp, một ngành có nhiều đặc điểm riêng (số lượng DNNY nhiều nhất, khối lượng TSCĐ lớn, kích thước quy mô lớn) so với các ngành còn lại. Hạn chế về thời gian và trình độ nên đề tài giới hạn thực hiện nghiên cứu trên báo cáo thường niên đã kiểm toán năm 2019, chứ chưa thử nghiệm được các báo cáo niên độ, báo cáo quý, báo cáo hợp nhất, do đó, kết quả nghiên cứ u mang tính ứng dụng một khoảng thời gian nhất định. Từ những hạn chế còn tồn đọng, đề tài hi vọng những nghiên cứu sau có thể mang tính tổng quát ứng ụng cao hơn như mở rộng quy mô các DN trên toàn sàn, hoặc đi sâu vào một nhóm ngành có chung đặc điểm (xây dựng - công nghiệp, dầu khí - khoáng sản,) thời gian nghiên cứu trong giai đoạn nhiều năm, dữ liệu đầu vào thuộc nhiều báo cáo (báo cáo niên độ, báo cáo quý, báo cáo hợp nhất).

Thứ hai, mô hình hồi quy cho kết quả chỉ có 54,8% giải thích sự ảnh hưởng

cúa các nhân tố, và còn tận 45,4% đến từ các nhân tố khác không có trong mô hình. Vì vậy, các nghiên cứu sau có thể tìm thêm nhân tố phù hợp kiểm nghiệm, hoặc nghiên cứu một tổ hợp các nhân tố, có thể chia nhỏ một nhân tố để nghiên cứu tập trung, ví dụ nghiên cứu về nhân tố quản trị công ty sẽ có những phân tố nhỏ hơn như: tỷ lệ vốn sở hữu nước ngoài, tỷ lệ vốn sở hữu Nhà nước, sự tập trung quyền lực ở một nhóm đối tượng, số lượng thành viên HĐQT,....

Thứ ba, đánh giá mức độ CBTT về EPS theo thang đo tổng hợp từ thông tư

120/2014 và 155/2015, đề tài dừng lại việc hoàn thiện mức độ bao quát “độ rộng” của thông tin. Việc phân tích “chiều sâu” mới có thể đem lại những suy luận, cũng như những khuyến nghị thực tế hơn. Các nghiên cứu tiếp theo có thể tìm ra nhiều

cách đo lường phù hợp hơn, chuẩn sát hơn (không vi phạm quy định của Bộ tài chính) để kiểm định mối tương quan giữa các biến để hoàn thiện đề tài nghiên cứu.

Thứ tư, đề tài sử dụng phần mềm SPSS 20.0 (IBM SPSS Statistics) chạy dữ

liệu cho số liệu bảng. Tuy nhiên, những nghiên cứu sau có thực hành trên các phiên bản mới của các phần mềm Stata, Eview cũng như những mô hình hồi quy khác FEM, REM, FEM (robust SE) để kết quả đạt độ khách quan nhất.

Cuối cùng, công bố thông tin là một vấn đề có phạm vi rất rộng, như trong

phần 1, đề tài đã giới thiệu: “công bố thông tin gồm có thông tin tài chính và phi tài chính”. Trong đó, mỗi loại lại chia thành 2 kiểu: công bố thông tin bắt buộc và công bố thông tin tự nguyện. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về thông tin phi tài chính, tuy nhiên tại Việt Nam, số lượng còn rất ít và chưa có những nghiên cứu hoàn thiện nhất. Ngoài bổ sung cho CBTT tài chính, các thông tin phi tài chính được thiết lập trên các báo cáo về trách nhiệm xã hội, kinh tế, xã hội DN hướng đến. Điều này phù hợp với thực trạng môi trường ô nhiễm, xã hội còn nhiều bất cập, DN nên có những đóng góp cho cộng đồng, qua đó khẳng định vị thế DN có “tâm - tầm”. Mặt khác, các nghiên cứu sau có thể đi sâu vào tìm hiểu mức độ CBTT tự nguyện của các doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Chương 5 là chương kết thúc cuối cùng của đề tài. Mang tính khái quát, chương 5 thay mặt tác giả đưa ra những khuyến nghị cho 03 đối tượng: các nhà đầu tư, các DNNY, các cơ quan hoạch định chính sách về những điều chỉnh có liên quan đến việc DN ngành công nghiệp công bố thông tin về lãi trên mỗi cổ phần.

Qua quá trình hoàn thiện đề tài, tác giả tự rút ra những hạn chế còn giới hạn nghiên cứu về đối tượng nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu, thời gian nghiên cứu và nhân tố nghiên cứu. Từ đây, đề tài bổ sung thêm một số hướng nghiên cứu tiếp theo cần phát triển, cần thực hiện trong khoảng thời gian gần nhất.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin về LN trên mỗi CP của các DN ngành công nghiệp niêm yết trên TTCK VN (Trang 81 - 85)