Tiến hành kiểm kê quỹ định kì hoặc đột xuất

Một phần của tài liệu 329 hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán với người mua và người bán tại công ty cổ phần bảo dưỡng công trình dầu khí,khoá luận tốt nghiệp (Trang 80)

7. Kết cấu đề tài

3.4.3. Tiến hành kiểm kê quỹ định kì hoặc đột xuất

Trong thực tế, sổ sách kế toán và sổ quỹ tiền mặt có thể xảy ra chênh lệch. Khi đó, kế toán cần kiểm tra đối chiếu để tìm ra sai xót và xử lý. Nếu không kiểm kê quỹ thường

Khóa luận tôt nghiệp GVHD TS Đào Nam Giang

xuyên thì làm giảm khả năng phát hiện sai sót, chênh lệch không được phát hiện sớm nên sẽ mất nhiều thời gian kiểm tra hoặc gây ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn của công ty. Kiểm tra quỹ thường xuyên giúp cho sớm tìm ra những chênh lệch sai sót. Kiểm tra quỹ đột xuất làm giảm khả năng kế toán có thể chiếm dụng vốn của công ty. Do đó, công ty cần tiến hành kiểm tra quỹ thường xuyên, đột xuất hoặc khi bàn giao quỹ. Biên bản kiểm kê quỹ phải ghi rõ thời điểm kiểm kê và có đầy đủ chữ kí của các bên tham gia

kiểm kê.

Trước khi tiến hành kiểm kê quỹ, thủ quỹ phải kiểm tra các sổ quỹ, phiếu thu, phiếu

chi và tính số tồn dư quỹ đến thời điểm kiểm kê. Mọi khoản chênh lệch đều phải báo lên ban giám đốc để tìm cách xử lý.

Bảng kiểm kê quỹ cần lập thành 2 bản, một bản thủ quỹ giữ, một bản lưu tại bộ phận kế toán làm cơ sở cho lần kiểm tra sau.

Các khoản thừa quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, kế toán ghi:

Có TK 338: J

ST

T Tên chứng từ Số chứng từ Tên nhà cung cấp Nội dung

Có TK 111:

3.4.4. Cố định kế toán dự án

Công ty chuyên làm về các dự án nhưng lại không cố định kế toán dự án mà mỗi dự án lại để 1 kế toán làm kế toán dự án. Điều này dễ dẫn đến sự không chuyên môn trong công việc.

Công ty cần tuyển một kế toán chuyên phụ trách các dự án của công ty. Khi đó, kế toán dự án sẽ có chuyên môn vững vàng, đảm bảo được công việc diễn ra một cách nhanh

chóng, chính xác.

Khi có kế toán dự án chuyên trách cũng đảm bảo các chứng từ, hóa đơn được hoàn thiện đầy đủ, tránh tình trạng khi hoàn ứng mới hoàn thiện hóa đơn chứng từ. Ngoài ra, khi hoàn ứng, số lượng chứng từ là rất nhiều, do đó, để hạn chế sự không thống nhất giữa

SV Đặng Thị Quỳnh Lớp: K19KTD

Khóa luận tôt nghiệp GVHD TS Đào Nam Giang

các bên liên quan trong nội bộ công ty, cũng như giảm bớt sự gian lận, biển thủ công ty cần quy định lập “Phiếu giao nhận chứng từ” giữa kế toán dự án và Ke toán tiền.

Biểu 3.1: Phiếu giao nhận chứng từ PHIẾU GIAO NHẬN CHỨNG TỪ Bên giao:

Tên nhân viên:... Bộ phận:...

Bên nhận:

Tên nhân viên:... Bộ phận:... Hôm nay, ngày tháng năm hai bên cùng nhau bàn giao chứng từ với nội

Số dự phòng cần trích lập

Đại điện bên giao Đại diện bên nhận

Ngoài ra, tùy thuộc vào quy mô dự án, với những dự án lớn, thời gian dự án diễn ra ngắn, công ty cần bố trí thêm kế toán phối hợp cùng kế toán dự án để đảm bảo hoàn thành công việc đúng thời hạn.

3.4.5. Trích lập dự phòng phải thu khó đòi

Với đặc điểm kinh doanh thuộc lĩnh vực xây dựng, bảo dưỡng việc thu hồi công nợ của khách hàng thường diễn ra chậm. Nên các khoản phải thu luôn tiềm ẩn rủi ra thanh toán. Vì thế để chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất có thể ảnh hưởng đến

Khóa luận tôt nghiệp GVHD TS Đào Nam Giang

Mức lập dự phòng phải thu khó đòi theo quy định của chế độ tài chính hiện hành được thực hiện như sau:

- 30% giá trịđốivới khoản nợ phải thuquá hạntừ 6 tháng đến dưới 1 năm

- 50% giá trịđốivới khoản nợ phải thuquá hạntừ 1 năm đến dưới 2 năm

- 70% giá trịđốivới khoản nợ phải thuquá hạntừ 2 năm đến dưới 3 năm

- 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên

Khi lập dự phòng nợ phải thu khó đòi công ty phải thực hiện theo đúng nguyên tắc:

Phải có bằng chứng đang tin cậy về các khoản nợ phải thu khó đòi như khách hàng bị phá sản, thiệt hại lớn về tài sản... nên không hoặc khó có khả năng thanh toán, công ty tiến hành đòi nợ nhiều lần mà vẫn không thu được nợ.

Mức dự phòng phải thu khó đòi

Số nợ cần trích lập

dự phòng X Tỷ lệ % dự phòng cầntrích lập Để phản ánh tình hình biến động của các khoản dự phòng phải thu khó đòi, kế toán sử dụng TK 2293 “Dự phòng phải thu khó đòi”

Kết cấu tài khoản 2293:

Bên Nợ: Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi

Bên Có: Số dự phòng phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí quản lí doanh nghiệp Số dư bên Có: Số dự phòng các khoản phải thu khó đòi hiện có cuối kỳ.

Có TK 2293: J

Nếu số dự phòng cần trích lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập ở cuối niên độ kế toán trước, kế toán hoàn nhập dự phòng:

Nợ TK 2293: 1 Phần chênh lệch dự phòng phải thu khó đòi giữa hai kì kế toán Có TK 642:1

Khóa luận tôt nghiệp GVHD TS Đào Nam Giang

3.4.6. Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ

Khi lập báo cáo tài chính, kế toán cần đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại thời điểm báo cáo:

- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 1112, 1122, 128, 331,...: ~| Số tiền lãi do đánh giá lại

Có TK 413:

- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 413: ~| Số tiền lỗ do đánh giá lại

Có TK 1112, 1122, 128, 331, ...:

Kế toán xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ:

-Kết chuyển tỷ giá hối đoái vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi: Nợ TK 413:

Có TK 515:

- Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái vào chi phí tài chính, ghi: Nợ TK 635:

Có TK 413:

Kế toán trưởng là người tổng hợp dữ liệu từ các kế toán viên, do đó khi lập báo cáo

tài chính, kế toán trưởng cần phải kiểm tra xem các kế toán viên đã hạch toán bút toán đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ hay chưa. Nếu chưa đánh giá lại, kế toán trưởng cần chỉ đạo kế toán viên thực hiện bút toán để đảm bảo thông tin trên báo cáo tài chính là trung thực, hợp lý.

Vì cuối năm TK 331 chi tiết theo nhà cung cấp Hydroprocessing Asociates International của công ty vẫn còn số dư ngoại tệ, do đó công ty cần đánh giá lại khoản mục này.

Do công ty giao dịch tại ngân hàng Vietcombank nên công ty sẽ sử dụng tỷ giá bình quân cuối kì của ngân hàng Vietcombank để đánh giá lại khoản mục này. Tỷ giá bình quân cuối kì năm 2019 tại ngân hàng Vietcombank là 23.230 chênh lệch so với tỷ

Khóa luận tôt nghiệp GVHD TS Đào Nam Giang

Cuối kì kế toán hạch toán:

Nợ TK 331: 174.483,97 x (23.260-23.230) = 5.234.519 Có TK 413: 174.483,97 x (23.260-23.230) = 5.234.519 Kết chuyển lãi tỷ giá cuối kì:

Nợ TK 413: 5.234.519 Có TK 515: 5.234.519

3.5. Kiến nghị

3.5.1. Kiến nghị với nhà nước

Năm 2020 là một năm mà tất cả các doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng của dịch bênh Covid-19, tốc độ nền tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và trên thế giới đều chậm lại. Do đó, trong thời gian tới, nhà nước cần có chính sách cụ thể hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng trở lại.

Nhà nước cần có ngay những giải pháp kịp thời như: Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020, gia hạn thời gian nộp thuế, hỗ trợ các doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất thấp,.. .đào điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn để khôi phục sản xuất kinh doanh.

Đặc biệt chính phủ cần đưa ra mức thuế nhập khẩu nguyên vật liệu mà trong nước chưa có khả năng sản xuất hợp lí hơn giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp. Cụ thể ở đây là những vật tư dùng cho thay thế, sửa chữa các tháp dầu khí.

Trong thời gian tới, nhà nước cũng nên sớm có kế hoạch mở lại các đường bay quốc tế, trước hết là khu vực Đông Nam Á, rồi các khu vực khác, tạo điều kiện cho các chuyên gia nước ngoài có thể vào Việt Nam làm việc. Với Công ty cổ phần bảo dưỡng công trình dầu khí thì đây là một việc hết sức quan trọng, vì khi các chuyên gia có thể sang Việt Nam thì công ty mới có thể tiếp tục các dự án của mình.

Nhà nước cũng nên có những chính sách thiết thực hỗ trợ người lao động trong những doanh nghiệp ít chịu ảnh hưởng của dịch hơn như: giảm tiền điện, nước trong thời

gian từ tháng 3-6.

Nhà nước cũng cần tăng cường tuyên truyền giáo dục trách nhiệm xã hội và hoàn thiện pháp lí, luôn nêu cao tinh thần bảo vệ môi trường. Nhà nước cần đưa ra các quan

Khóa luận tôt nghiệp GVHD TS Đào Nam Giang

điểm về trách nhiệm của doanh nghiệp với môi trường để đảm bảo nền kinh tế Việt Nam

phát triển bền vững.

3.5.2. Kiến nghị với hiệp hội kế toán kiểm toán Việt Nam

- Hiện nay, ở Việt Nam còn ít các buổi giao lưu nghề nghiệp kế toán giữa kế toán của các công ty với nhau. Do đó, Hiệp hội kế toán Việt Nam nên tổ chức những buổi hội

thảo để tạo ra những buổi giao lưu chia sẻ giữa những người làm kế toán. Trong các buổi

giao lưu, mọi người có thể đưa ra các khó khăn mà mình thường xuyên gặp phải để nhận

được những kinh nghiệm từ những người đã trải qua, đặc biệt là đối với những kế toán trẻ, mới ra trường.

- Ngoài ra, hội cũng nên lập ra các hòm thư tiếp nhận các ý kiến của những kế toán

về những quy định không còn phù hợp với tình hình kinh tế để đưa ra những những ý kiến phù hợp giúp Bộ tài chính đưa ra các quy định hợp lí hơn.

3.5.3. Kiến nghị với Bộ tài chính

Bộ tài chính cần tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các chính sách, cơ chế để phát triển

các nghiệp vụ kế toán phù hợp với thực tế và tiến tới theo chuẩn mực kế toán quốc tế tạo

điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập trên thị trường quốc tế.

Bộ tài chính cũng cần thường xuyên có các chương trình hỗ trợ trực tiếp cho doanh

nghiệp trong việc thực hiện các chế độ, chuẩn mực. Do hiện nay nhiều chế độ, chuẩn mực chỉ quy định một cách chung chung dẫn đến nhiều doanh nghiệp còn thực hiện sai. Ngoài ra, bộ tài chính cũng nên mở các lớp đào tạo, cập nhật ngắn hạn về những thay đổi chính sách kế toán, chuẩn mực kế toán, hệ thống tài khoản, chính sách thuế,.. cho đối tượng là kế toán của các doanh nghiệp.

Bộ tài chính cũng cần xây dựng một hành lang pháp lý đồng bộ hơn, tránh chồng chéo. Chú trọng phát triển dự án về nguồn vốn để các doanh nghiệp có thể tiếp cận được

nguồn vốn giá rẻ, mở rộng ra thị trường quốc tế.

3.5.4. Kiến nghị với Công ty

Công ty cần nhận thức được vai trò của bộ máy kế toán là vô cùng quan trọng, từ đó có được sự quan tâm xứng đáng để hoàn thiện công tác kế toán. Việc hoàn thiện

Khóa luận tôt nghiệp GVHD TS Đào Nam Giang

Công ty cũng cần thường xuyên cập nhật và phổ biến thông tin, cho nhân viên tham

gia các lớp đào tạo kĩ năng, nghiệp vụ để nâng cao trình độ của nhân viên.

Công ty cần xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt để quản lý hoạt động của mình, tránh lãng phí, mất mát tài sản, có biện pháp xử phạt nghiêm minh với những trường hợp gian lận, biển thủ công quỹ của công ty.

Công ty cũng cần đẩy mạnh các chiến lượng Maketing để xây dựng hình ảnh và quảng bá thương hiệu của công ty. Ngoài ra, việc xây dựng chiến lược Maketing cũng tạo điều kiện để công ty có khả năng trúng thầu cao hơn, giúp cho công ty có nhiều dự án hơn, mở rộng thị trường cũng như lĩnh vực kinh doanh của mình.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng kế toán vôn bằng tiền và các khoản thanh toán với người mua và người bán ở chương II. Trong chương III, em đã trình bày các vấn đề:

Nêu lên định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới, đưa ra những yêu cầu của việc cần phải hoàn thiện công tác kế toán.

Trên cơ sở đó em đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán vôn bằng tiền và các khoản thanh toán với người mua và người bán nhằm nâng cao khả năng

quản lý nguồn vôn của công ty.

Em cũng đưa ra một sô kiến nghị với nhà nước, với bộ tài chính để có thể hoàn thiện hơn công tác kế toán của Việt Nam.

Khóa luận tôt nghiệp GVHD TS Đào Nam Giang

KẾT LUẬN

Trong điều kiện kinh doanh của nền kinh tế thị trường như hiện nay để đứng vững và không ngừng phát triển là một vấn đề hết sức khó khăn đối với mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt, trong tình hình kinh tế năm 2020, công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 đã và đang gây ra. Kế toán với vai trò là công cụ quan trọng để quản lý kinh tế tài chính ở các doanh nghiệp rất cần được thay đổi và hoàn thiện cho phù hợp với xu thế trên toàn cầu giúp doanh nghiệp quản lý được mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh.

Là một sinh viên chuyên ngành kế toán, qua thời gian thực tập ở Công ty cổ phần bảo dưỡng công trình dầu khí, em đã hiểu rõ hơn về sự vận động của dòng tiền trong doanh nghiệp, em cũng hiểu rõ hơn công tác kế toán trên lý thuyết vận dụng vào thực tế như thế nào, cụ thể là công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán cho người mua và người bán. Em thấy công tác kế toán về cơ bản đã tuân thủ theo chế độ tài chính và các chuẩn mực kế toán hiện hành. Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán khá đầy đủ, đáp

ứng được yêu cầu phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tuy nhiên bên cạnh

đó vẫn còn tồn tại những hạn chế, vì vậy em đã đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện Công tác kế toán vốn bằng tiền. Song do trình độ còn hạn chế, khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến, nhận xét của thày cô, công ty và các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công ty cổ phần bảo dưỡng công trình dầu khí, các anh chị trong phòng kế toán của công ty đã hướng dẫn và cung cấp số liệu, chứng từ cần thiết giúp em hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa kế toán - kiểm toán trường Học viện ngân hàng, đặc biệt cảm ơn TS. ĐÀO NAM GIANG đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình làm khóa luận để em có thể hoàn thành một cách tốt nhất.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày tháng năm 2020 Sinh viên

Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái ST T dòn g TK đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày ,tháng Nợ Có 12/6/2019 BN00143 12/6/2019 Nộp tiền BHXH tháng 06.2019 X 338 00 14.500.0 X 642 11.000 X 1121 14.511.000 13/09/201 9 BC00352 13/09/2019 Thu tiền tạm ứng CT Anh Phát X 1121 4.456.738.4 40 X 131 4.456.738.4 40 7/10/2019 BN00374 7/10/2019 Tạm ứng mua đèn CT Songhong___________ X 331 00 52.800.0

Một phần của tài liệu 329 hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán với người mua và người bán tại công ty cổ phần bảo dưỡng công trình dầu khí,khoá luận tốt nghiệp (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w