Lợi ích của giáo dục STEAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình giáo dục steam trong dạy học chương i chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật sinh học 11 trung học phổ thông​ (Trang 36 - 39)

I. Lý do chọn đề tài

8. Cấu trúc đề tài

1.2.6. Lợi ích của giáo dục STEAM

Chúng ta dƣờng nhƣ quên rằng sự đổi mới thực sự không đến từ một phƣơng trình toán học, công nghệ hay các loại hóa chất mới, nó đến từ những nơi nhƣ nghệ thuật, thiết kế, hay đơn giản hơn nó đến từ chính con ngƣời chúng ta. Đổi mới trong cuộc sống của mọi ngƣời nói chung và trong các ngành khoa học nói riêng luôn gắn liền với những trải nghiệm của con ngƣời, bằng một phƣơng thức nào đó, dù trực tiếp hay gián tiếp. Những trải nghiệm của con ngƣời có đƣợc thông qua việc tƣơng tác với những gì liên quan đến nghệ thuật nhƣ nghe nhạc, hay chiêm ngƣỡng một tác phẩm nghệ thuật… Chính nghệ thuật giúp bạn nhìn nhận sự việc bằng một cách thức tự nhiên, dễ tiếp nhận hơn, và trong một không gian cởi mở hơn. Thế giới của chúng ta đƣợc xây dựng nên bởi những nhà tƣ duy phân tích. Tuy nhiên, những nghệ sĩ hay nhà thiết kế – những nhà tƣ duy trực giác lại là ngƣời mở ra cho chúng ta vô vàn khả năng. Những sự đổi mới to lớn ra đời khi chúng ta biết kết hợp lối tƣ duy phân tích và tƣ duy trực giác lại với nhau.

Việc đƣa STEAM vào trƣờng trung học mang lại nhiều lời ích, phù hợp với định hƣớng đổi mới giáo dục. Học sinh tham gia học tập STEAM ngoài những lợi ích mà STEM mang lại còn có thêm những lợi ích nổi trội:

Suy nghĩ vƣợt khuôn khổ: Sự khéo léo và khả năng sáng tạo của các

HS đƣợc STEAM khơi dậy, giúp các em phát minh ra những ý tƣởng và dự án mang tính đổi mới. Nếu không nhờ vào sự sáng tạo, những

bƣớc phát triển vƣợt bậc gần đây trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và giáo dục kỹ thuật số sẽ không thể xảy ra. Chỉ những ngƣời sáng tạo mới có thể nghĩ ra những công nghệ đột phá này, họ hiểu rằng trí não con ngƣời có thể nghĩ ra việc gì, thì việc đó sẽ có khả năng trở thành hiện thực. Khi học sinh tham gia vào các hoạt động kết hợp các yếu tố khác nhau của STEAM, bản thân mỗi học sinh luôn đặt ra các câu hỏi để khám phá câu trả lời, áp dụng những gì đã học và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Học sinh học cách tạo ra một tác phẩm nên phải đặt câu hỏi về cách thức hoạt động, thử các kỹ thuật khác nhau để làm cho sản phẩm đạt yêu cầu, trải nghiệm quá trình sáng tạo

Cảm thấy an toàn để thể hiện ý tƣởng sáng tạo và sáng tạo: Trong

các hoạt động giáo dục STEAM, học sinh đƣợc học trong một môi trƣờng an toàn, nơi mà các em có thể thoải mái thất bại rồi thử lại lần nữa. Phƣơng pháp STEAM đề cao giá trị của sự thất bại nhƣ một công cụ giảng dạy quý giá, nó cho các em biết coi trọng thất bại, và chấp nhận nó nhƣ một phần tất yếu của quá trình học. Điều này giúp học sinh rèn luyện sự tự tin và tính bền bỉ, hai đức tính không thể thiếu để các em có thể vƣợt qua những khó khăn sau này. Bởi dù sao đi nữa, khó khăn và thất bại là một phần tất yếu trên con đƣờng dẫn đến thành công.

Cảm thấy thoải mái khi học thực hành: Trong khi một số học sinh

lớn lên đƣợc dạy cách xây dựng và sửa chữa mọi thứ và đƣợc học nhiều thao tác để làm điều đó, thì những học sinh khác lại không đƣợc tiếp xúc với những cơ hội học tập quan trọng này. Các chƣơng trình STEAM cung cấp cho học sinh cơ hội tham gia học tập thực hành, trải nghiệm. Học sinh thƣờng sử dụng các vật liệu và công cụ khác nhau để khám phá cách thức hoạt động của một cái gì đó, cách xây dựng và cách khắc phục. Phƣơng pháp giáo dục STEAM cân bằng để tất cả học

sinh có đƣợc những kỹ năng quan trọng này, bất kể giới tính, tình trạng kinh tế xã hội…

Làm chủ việc học tập của mình: Việc đặt các học sinh lại với nhau

trong các nhóm có thể tạo ra các nhóm mạnh mẽ trong đó các học sinh học cách giúp đỡ lẫn nhau để tìm ra cách sử dụng các thế mạnh và kỹ năng khác nhau của mỗi ngƣời. Với kiến thức, sự nhiệt tình và kỹ năng của mỗi học sinh có thể giúp cho mục tiêu của nhóm đƣợc hoàn thành.

Tăng cƣờng kỹ năng chuyển nhƣợng: Giúp học sinh kết nối, hợp tác

với nhau, nhiều chƣơng trình, dự án STEAM liên quan đến làm việc nhóm, học sinh trao đổi ý tƣởng và thảo luận về cách giải quyết vấn đề. Thông qua các hoạt động này, học sinh học cách phân chia trách nhiệm, thỏa hiệp, lắng nghe và khuyến khích lẫn nhau. Một số học sinh và đặc biệt ở lứa tuổi nhỏ có thể tiếp cận STEAM với sự phấn khích hơn những học sinh khác.

Hiểu những cách mà khoa học, toán học, nghệ thuật và công nghệ phối hợp với nhau: Các dự án STEAM đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ

một cách có hệ thống các vấn đề, áp dụng thông tin học đƣợc để tìm ra các giải pháp tốt nhất. Các chƣơng trình cũng thu hút học sinh nhìn nhận qua các góc nhìn khác nhau, tập trung vào các chi tiết trong khi học cách lùi lại và nhìn vào bức tranh lớn hơn

Ngày càng tò mò về thế giới xung quanh và cảm thấy đƣợc trao quyền để thay đổi nó tốt hơn: Giải quyết vấn đề không phải chỉ với

một phƣơng pháp duy nhất. Các học sinh/sinh viên Mỹ không có xu hƣớng làm tốt nhƣ các quốc gia khác khi đặt trong trƣờng hợp đánh giá đo lƣờng các kỹ năng toán học, khoa học và giải quyết vấn đề. Các bài học STEAM cung cấp cho học sinh cơ hội giải quyết vấn đề theo những cách độc đáo bởi vì buộc phải sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau để giải quyết các vấn đề xuất hiện. Bằng cách trải nghiệm, thử và

sai, học cách chấp nhận rủi ro và tìm ra cách \xử lý, học sinh thoát khỏi cách tiếp cận thƣờng đƣợc sử dụng là áp dụng một phƣơng pháp hoặc công thức đã biết để giải quyết một vấn đề theo từng bƣớc. Với STEAM, học sinh phải giải quyết theo những cách sáng tạo hơn.

Khuyến khích học sinh nữ khám phá các lĩnh vực STEAM: Một

trong những hạn chế của STEM là có sự chênh lệch giữa tỷ lệ HS nam và nữ tƣơng đối lớn. Với chƣơng trình STEAM, các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, phát triển các dự án STEAM giúp các học sinh nữ làm quen với các lĩnh vực này ngay từ khi còn nhỏ. Tiếp xúc sớm có thể tăng cơ hội khám phá những lĩnh vực này hơn nữa khi lớn lên và các chƣơng trình STEAM chất lƣợng cao vẫn sẽ mang lại lợi ích cho tất cả học sinh có thể có đƣợc những kỹ năng cần thiết thế kỷ 21 này.

Học tập về nghệ thuật: Sử dụng nghệ thuật trong các dự án STEAM

giúp học sinh hiểu đƣợc sự đa dạng nghệ thuật, một phần không thể thiếu của các sản phẩm liên quan đến kỹ thuật, công nghệ và toán học. Nghệ thuật có thể giúp tăng sự tham gia của học sinh với chƣơng trình STEAM vì học sinh có thể kết nối các loại hình nghệ thuật yêu thích (nhƣ nghệ thuật hội họa và âm nhạc) với các chƣơng trình kỹ thuật nhƣ xây dựng, ứng dụng hoặc lập trình robot và liên tục đổi mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình giáo dục steam trong dạy học chương i chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật sinh học 11 trung học phổ thông​ (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)