a) Mục tiêu kiểm toán TSCĐ
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt nam số 200 (Ban hành kèm theo thông tư số 214/2012/TT - BTC ngày 06/12/2012 của Bộ Tài Chính), mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối Kiểm toán BCTC: “Mục tiêu của kiểm toán BCTC là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với báo cáo tài chính, thông qua việc kiểm toán đưa ra ý kiến về
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Hương
việc liệu báo cáo tài chính có được lập trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không. Đối với hầu hết các khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục mục đích chung, kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập và trình bày trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu , phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không. Một cuộc kiểm toán được thực hiện theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan sẽ giúp kiểm toán viên hình thành ý kiến kiểm toán đó”. Bên cạnh đó, mục tiêu kiểm toán tài chính còn giúp đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng của thông tin tài chính.
Các thủ tục kiểm toán TSCĐ nhằm hướng tới các mục tiêu sau:
❖ Mục tiêu kiểm toán đối với các nghiệp vụ về TSCĐ bao gồm:
- Sự phát sinh: Tất cả các nghiệp vụ TSCĐ được ghi sổ trong kỳ là phát sinh thực tế, không có các nghiệp vụ ghi khống
- Tính toán, đánh giá: Đảm bảo các nghiệp vụ TSCĐ được xác định theo đúng các
nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành và được tính đúng đắn không sai sót
- Đầy đủ: Các nghiệp vụ TSCĐ phát sinh trong kỳ đều được phản ánh và theo dõi đầy đủ trên các sổ kế toán
- Đúng đắn: Các nghiệp vụ TSCĐ phát sinh trong kỳ đều được phân loại đúng đắn theo quy định của của các Chuẩn mực, chế độ kế toán liên quan và quy định đặc thù của doanh nghiệp; Các nghiệp vụ này được hạch toán đúng trình tự và phương pháp kế toán
- Đúng kỳ: Các nghiệp vụ TSCĐ đều được hạch toán đúng kỳ phát sinh theo nguyên tắc kế toán dồn tích....
16
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Hương
❖ Mục tiêu kiểm toán đối với số dư các tài khoản TSCĐ bao gồm:
- Sự hiện hữu: Tất cả TSCĐ được doanh nghiệp trình bày trên BCTC là tồn tại thực tế tại thời điểm báo cáo. Số liệu trên các báo cáo phải khớp đúng với số liệu kiểm kê thực tế của doanh nghiệp
- Quyền và nghĩa vụ: Toàn bộ TSCĐ được báo cáo phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, đối với các TSCĐ thuê tài chính phải thuộc quyền kiểm soát lâu dài của doanh nghiệp trên cơ sở các hợp đồng thuê đã ký
- Đánh giá: Số dư các tài khoản TSCĐ được đánh giá theo đúng quy định của Chuẩn mực, chế độ kế toán và quy định cụ thể của doanh nghiệp
Trong trường hợp, trị giá gốc của các khoản đầu tư dài hạn cuối kỳ thấp hơn giá thị trường tại thời điểm lập báo cáo thì các khoản dự phòng phải được xác định một cách hợp lý dựa trên các căn cứ phù hợp
- Tính toán: Việc tính toán xác định số dư TSCĐ là đúng đắn không sai sót
- Đầy đủ: Toàn bộ TSCĐ cuối kỳ được trình bày đầy đủ trên các báo cáo tài chính
- Đúng đắn: TSCĐ cuối kỳ được trình bày đầy đủ trên các báo cáo tài chính
- Cộng dồn: số liệu lũy kế tính dồn trên các Sổ chi tiết TSCĐ được xác định đúng đắn để trình bày trên các Báo cáo tài chính
- Báo cáo: Các chỉ tiêu liên quan đến TSCĐ trên các BCTC được xác định đúng theo các quy định của Chuẩn mực, chế độ kế toán và không có sai sót
b) Mục tiêu kiểm toán chi phí khấu hao
Đối với chi phí khấu hao, mục tiêu kiểm toán chủ yếu là xem xét sự đúng đắn trong việc xác định mức khấu hao và phân bổ cho các đối tượng có liên quan. Điều này phụ thuộc vào phương pháp khấu hao cũng như các dữ liệu làm cơ sở cho việc tính toán và tiêu thức phân bổ chi phí khấu hao.
Đối với giá trị hao mòn lũy kế, mục tiêu kiểm toán là xem xét việc ghi nhận đầy đủ và đúng đắn giá trị hao mòn lũy kế tăng lên do khấu hao, giá trị hao mòn luyc kế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Hương
giảm đi do thanh lý, nhượng bán TSCĐ cũng như việc phản ánh chính xác vào từng đối tượng TSCĐ cụ thể.