Quy trình chung kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại CALICO

Một phần của tài liệu 599 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH hãng kiểm toán calico thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 59)

2.2.1.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

a) Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của công ty

Để có nhận thức chung về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng đòi hỏi KTV phải có hiểu biết về tình hình kinh doanh của Công ty qua đó xác định những khoản mục trọng yếu. Với mỗi ngành nghề kinh doanh thì tỷ trọng TSCĐ sẽ là khác nhau, do đó KTV phải hiểu biết về ngành nghề kinh doanh đó để thực hiện công việc một cách hiệu quả hơn.

Để thu thập thông tin về tình hình kinh doanh của khách hàng, KTV chính đã kết hợp quan sát hoạt động kinh doanh, phỏng vấn ban quản lý và thu thập các văn bản như: Giấy phép thành lập, giấy chứng nhận ĐKKD, điều lệ Công ty, các BCTC, bảng CĐKT, biên bản thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế của năm hiện hành; biên bản các cuộc họp Cổ đông, hội đồng quản trị và ban giám đốc; các hợp đồng và cam kết quan trọng... Các thông tin về Công ty mà KTV cần tìm hiểu là: ngành nghề kinh doanh, cơ cấu bộ máy tổ chức, về cách hạch toán kế toán...

b) Phân công công việc

CALICO xem xét sơ bộ Báo cáo tài chính của công ty, thông tin về công ty và công ty mẹ (con), đánh giá chung về lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng như hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị và quyết định xem có chấp nhận kiểm toán hay không. Sau khi quyết định chấp nhận kiểm CALICO và Công ty khách hàng cùng kí kết hợp đồng kiểm toán và quyết định ngày cũng như nhóm kiểm toán.

c) Phân tích soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ

Một trong những công việc quan trọng nhất cần phải thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán chính là đánh giá hệ thống KSNB. Để có thể lập kế hoạch cho cuộc

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Hương

kiểm toán cũng như xác định được thời gian, phạm vi và quy mô các thử nghiệm cơ bản đòi hỏi KTV phải thực sự am hiểu về hệ thống KSNB của khách hàng.

Để tìm hiểu về HTKSNB của khách hàng, KTV phải tìm hiểu về môi trường kiểm soát, về quy trình kế toán... của đơn vị được kiểm toán. Với kiểm toán khoản mục TSCĐ, KTV phỏng vấn kế toán chịu trách nhiệm trực tiếp quy trình mua sắm, quản lý, sử dụng TSCĐ, phương pháp kế toán TSCĐ của Công ty, hay ai là người có thẩm quyền phê duyệt trong việc tăng, giảm TSCĐ trong năm. KTV xem xét đối chiếu với quy định của Công ty trong hoạt động liên quan tới việc mua sắm, thanh lý nhượng bán TSCĐ. Đồng thời KTV đọc BCĐPS, BCTC, sổ chi tiết TSCĐ năm N để có được những nét chung về tình hình biến động tài sản trong năm. Sau đó KTV tiến hành soát xét về mặt thiết kế và triển khai các thủ tục kiểm soát chính của Công ty rồi đưa ra những đánh giá kết luận. KTV sẽ lập bảng tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và bảng tìm hiểu chu trình TSCĐ.

d) Xác định mục tiêu kiểm toán trọng tâm

Bằng những hiểu biết về đơn vị được kiểm toán KTV tiến hành xác định mục tiêu kiểm toán trọng tâm để xây dựng CTKT. Theo quy định chung của công ty: “Mục tiêu kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ là cung cấp cho BGĐ, HĐQT về tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ, những tồn tại yếu kém cần khắc phục trong công tác kế toán khoản mục TSCĐ, quản lý sử dụng TSCĐ tại Công ty. Tuy nhiên phụ thuộc vào từng đơn vị được kiểm toán mà KTV có thể hướng tới mục tiêu kiểm toán khác nhau.”

e) Phân tích ban đầu về khoản mục tài sản cố định

Việc phân tích này nhằm giúp KTV xác định được các thủ tục Kiểm toán trọng tâm, đưa ra đánh giá khái quát toàn bộ BCTC và khoanh vùng có nhiều khả năng xảy ra rủi ro. Dựa trên mục tiêu kiểm toán chung, KTV thực hiện các mục tiêu kiểm toán đặc thù phù hợp với mô hình tổ chức của từng khách hàng. Bảng mục tiêu kiểm toán TSCĐ thường thường sẽ được lập và sử dụng chung hầu hết các đơn vị được kiểm

45

giám đốc Công ty, cũng như qua bảng đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị, KTV đưa

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Hương

toán. Mục tiêu kiểm toán TSCĐ do CALICO thực hiện được trình bày chi tiết ở Phụ lục (Phụ lục)

f) Đánh giá trọng yếu đối với khoản mục tài sản cố định

Thông thường, mức trọng yếu được CALICO xác định qua chỉ tiêu như: LNTT, doanh thu, VCSH hoặc TTS. Việc lựa chọn những chỉ tiêu này sẽ do KTV quyết định tùy thuộc vào nội dung từng đơn vị được kiểm toán. KTV sẽ lập bảng xác định mức trọng yếu với mẫu của CALICO và phụ thuộc vào từng đơn vị khách hàng.

g) Chương trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định

Chương trình kiểm toán của CALICO sử dụng chương trình kiểm toán mẫu do VACPA ban hành. Dựa trên chương trình kiểm toán mẫu và các thông tin thu thập được về khách hàng, KTV sẽ thiết kế, sửa đổi chương trình kiểm toán cụ thể sao cho phù hợp với từng khách hàng.

2.2.1.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Trong giai đoạn này, KTV lần lượt tiến hành kiểm toán các khoản mục TSCĐ và khấu hao TSCĐ. Giai đoạn thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ do Hãng kiểm toán CALICO thực hiện bao gồm:

Bước 1: Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục TSCĐ. Bước 2: Thực hiện thủ tục kiểm toán khoản mục TSCĐ. Cụ thể:

Thứ nhất là, thực hiện thủ tục phân tích.

Thứ hai là, thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết.

a) Kiểm tra hệ thống KSNB đối với khoản mục TSCĐ

Đầu tiên, KTV tiến hành tìm hiểu về quá trình mua sắm, quản lý TSCĐ của khách hàng sau đó mới đi vào kiểm tra hệ thống KSNB đối với TSCĐ. Qua tiến hành tìm hiểu các văn bản liên quan đến KSNB của Công ty, phỏng vấn cá nhân có liên quan, kết hợp với biện pháp nghiệp vụ như sử dụng bảng câu hỏi có sẵn cho kế toán, ban

a) Thực hiện các thủ tục phân tích

Trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích khoản mục TSCĐ, KTV thu thập các tài liệu như: Bảng cân đối kế toán, Bảng cân đối số phát sinh, Sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản 211, 212, 213, 217... để có file số liệu tổng hợp.

Thông qua số liệu thu thập được từ phía khách hàng, KTV sẽ đánh giá sự biến động của TSCĐ trong năm về cả nguyên giá và khấu hao. Bằng cách này, KTV sẽ nắm bắt được nguyên nhân về việc tăng, giảm TSCĐ qua đó giúp KTV khi kết hợp với các thủ tục kiểm tra chi tiết.

KTV tiến hành kiểm tra Bảng đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ của khách hàng sau đó đưa ra đánh giá về việc áp dụng tỷ lệ trích khấu hao của công ty với quy định hiện hành của BTC.

b) Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết

Để thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết cho khoản mục TSCĐ trong BCTC của khách hàng niên độ kế toán kết thúc ngày 31/12/N, KTV của Công ty CALICO sẽ thực hiện các thủ tục:

Một là, kiểm tra sự hiện hữu của TSCĐ

Hai là, kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh trong năm

Ba là, kiểm tra bảng tính khấu hao TSCĐ

2.2.1.1 Giai đoạn kết thúc

Sau khi thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán TSCĐ từ kiểm tra tổng quát đến kiểm tra chi tiết, KTV tổng hợp kết quả cho phần hành TSCĐ và giải quyết những vấn đề còn tồn đọng sau đó hoàn thiện giấy tờ làm việc. Nhờ các bằng chứng thu thập được, KTV đưa ra những nhận xét và kiến nghị về phần hành TSCĐ, đồng thời sẽ thực hiện các bút toán điều chỉnh (nếu có).

Cuối cùng KTV lập thư quản lý và báo cáo kiểm toán cho năm tài chính được kiểm toán.

2.2.2 Thực trạng kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán CALICO thực hiện và minh họa tại công ty TNHH A&B cho kỳ báo cáo 2019

2.2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán a) Tìm hiểu Công ty TNHHA&B

KTV đã áp dụng đúng quy kỹ thuật thu thập bằng chứng chung trong kiểm toán TSCĐ của CALICO để thu thập thông tin về tình hình kinh doanh của khách hàng.

Thông tin cơ bản về đơn vị khách hàng:

Tên đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn A&B (sau đây gọi tắt là Công ty A&B hoặc A&B). Công ty A&B đặc thù là công ty sản xuất, hoạt động trong lĩnh vực thiết kế phụ kiện thời trang sản phẩm chính là mũ, găng tay...

Tổng số vốn điều lệ là 32.950.000.000 VNĐ (Bằng chữ:Ba mươi hai tỷ chín trăm năm mươi triệu đồng chẵn). Nhân sự: Tổng số cán bộ CNV trong năm 2019 là 775 người, trong đó có 26 nhân viên quản lí.

Công ty A&B thuộc loại hình pháp lý là Công ty TNHH một thành viên và là công ty con với 100% vốn đầu tư từ H&K Company Limited có trụ sở ở Trung Quốc.

Ngành nghề kinh doanh:

Lĩnh vực kinh doanh của công ty: Sản xuất phụ kiện thời trang.

Công ty TNHH A&B được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn số 2601030666 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Hà Nam cấp lần đầu ngày 14 tháng 08 năm 2019 với ngành nghề kinh doanh của công ty gồm:

- May trang phục, phụ kiện: chủ yếu là mũ - Sản xuất mũ lưỡi trai bằng lông thú

48

Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép và báo cáo: đồng Việt Nam (VNĐ).

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Hương

- Sản xuất mũ theo đơn đặt hàng

- Sản xuất sản phẩm khác chủ yếu là găng tay - Đào tạo, nhận dạy nghề

- Sản xuất theo yêu cầu từ công ty mẹ

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty A&B được minh họa bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 2. 4: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH A&B

Nguồn: Giấy tờ làm việc CALICO

Về tổ chức hạch toán kế toán

Phòng Kế toán tài chính của Công ty bao gồm: 1 Kế toán trưởng, 1 Kế toán tổng hợp, 1 Kế toán hàng tồn kho kiêm tính giá thành và 1 Kế toán công nợ.

Qua kiểm tra về phương pháp kế toán ở CALICO, KTV thu thập được thông tin sau: Chế độ kế toán áp dụng: “Công ty áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính và Thông tư số 53/2016/TT-BTC ngày 21/03/2016 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC. ”

Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung.

Phương pháp kế toán hàng tồn kho: “Hàng tồn kho được ghi nhận ban đầu theo giá gốc bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái tại thời điểm ghi nhận ban đầu. Sau ghi nhận ban đầu, tại thời điểm lập Báo cáo tài chính nếu giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thấp hơn giá gốc thì hàng tồn kho được ghi nhận theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền tháng. Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.”

Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối năm: “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của Công ty được đánh giá theo sản lượng nguyên liệu chính của sản phẩm trên các công đoạn sản xuất. ”

Giá thành sản phẩm nhập kho được tính theo phương pháp phân bước.

Chi tiết về chế độ kế toán của công ty về TSCĐ được CALICO tìm hiểu và ghi vào giấy tờ làm việc của KTV, chi tiết xem tại Phụ lục 1.

• Giới thiệu về tài sản cố định và kế toán tài sản cố định tại Công ty A&B

Công ty A&B là công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, đặc thù các công ty hoạt động trong lĩnh vực này là TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn, đa phần là máy móc thiết bị phục vụ trực tiếp vào hoạt động sản xuất của Công ty. Các TSCĐ này có thể được công ty mua trong nước, nhập khẩu hoặc đi thuê với những tài sản đặc thù. Kiểm tra sơ lược về tình hình TSCĐ của công ty KTV nhận thấy trong năm 2019 các nghiệp vụ phát sinh về TSCĐ mới chỉ có TSCĐ hữu hình chi tiết gồm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn và tài sản cố định khác.

Các nghiệp vụ về TSCĐ tại A&B sẽ do kế toán tổng hợp đảm nhiệm. Tại A&B công việc của kế toán thực hiện hạch toán TSCĐ gồm:

- Quản lý và theo dõi số lượng tài sản cố định để không bị thất thoát bằng cách

mở thẻ tài sản cố định và dán mã trên mỗi tài sản; - Lập Biên bản kiểm kê TSCĐ nhằm xác định số lượng;

- Lập sổ TSCĐ và trích khấu hao tương ứng, TSCĐ thuộc bộ phận nào sử dụng tính chi phí cho bộ phận ấy;

- Quản lý và lưu trữ bộ hồ sơ TSCĐ;

- Khi bàn giao TSCĐ cho các bộ phận sử dụng thì phải lập biên bản bàn giao để quản lý tính hiện hữu của tài sản.

Cụ thể về TSCĐ và kế toán TSCĐ tại A&B được thể hiện qua bảng tìm hiểu chu trình TSCĐ của KTV chi tiết xem tại phụ lục 1.

Hệ thống kiểm soát nội bộ TSCĐ tại A&B

Phân tích soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ

Những đánh giá ban đầu về hệ thống KSNB của Công ty TNHH A&B:

Thứ nhất là, Công ty có bộ máy kế toán tương đối khoa học và chặt chẽ.

Thứ hai là, Công ty đã phân công rõ ràng trách nhiệm cho từng cá nhân trong bộ máy kế toán.

Thứ ba là, Cơ chế quản lý, các thủ tục kiểm soát liên quan tới TSCĐ của Công ty tương đối hoàn thiện và chặt chẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty, đồng thời cho phép ngăn ngừa, phát hiện những sai sót đáng kể.

Tuy nhiên là năm tài chính đầu tiên cùng với đặc thù là Công ty hoạt động bên lĩnh vực sản xuất nên TSCĐ là khoản mục chiếm tỷ trọng tương đối lớn quan trọng và sẽ được mua sắm đầu tư nhiều nên tiềm ẩn nhiều rủi ro và có khả năng ảnh hưởng nhiều đến Báo cáo tài chính của công ty. Do đó, rủi ro kiểm soát đối với khoản mục TSCĐ được KTV đánh giá ở mức cao.

51

STT Tên tài khoản Người thực hiện

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Hương

Công ty TNHH A&B là đơn vị khách hàng CALICO kiểm toán năm tài chính đầu tiên, vì thế KTV tiến hành tìm hiểu kĩ lưỡng về hệ thống KSNB qua các tài liệu của Công ty và phỏng vấn các cá nhân có liên quan. KTV tiến hành phỏng vấn giám đốc và kế toán trưởng về nhân sự trong Ban giám đốc và phòng kế toán, cũng như chế độ kế toán và các phương pháp hạch toán TSCĐ áp dụng tại Công ty. Ngoài ra, KTV còn phỏng vấn các kế toán tổng hợp - kế toán trực tiếp hạch toán các nghiệp vụ về TSCĐ.

a) Phân công công việc

Năm 2019 là năm tài chính đầu của công ty cũng là năm đầu tiên CALICO tiến hành kiểm toán cho Công ty TNHH A&B. Do đó, CALICO phải xem xét khả năng chấp nhận kiểm toán. Xem xét sơ bộ Báo cáo tài chính của công ty, thông tin về công ty cũng như công ty mẹ, đánh giá chung về ngành nghề kinh doanh của công ty cũng

Một phần của tài liệu 599 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH hãng kiểm toán calico thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w