c) Quy trình quản lý thuế GTGT
2.1.1. Khái quát về Cục thuế TP Hà Nộ
* Quá trình hình thành và phát triển
Sự phát triển và trưởng thành của Cục Thuế TP Hà Nội gắn liền với những bước phát triển toàn diện của cả nước. Bộ máy, tổ chức của Cục Thuế TP Hà Nội luôn thích ứng và thay đổi trong từng mốc lịch sử để có thể hoàn thành được mọi nhiệm vụ, yêu cầu trong công tác chính trị của nhà nước đề ra.
Giai đoạn năm 1954 - 1975:
Quân đội ta tiến về giải phóng Thủ đô vào ngày 10/10/1954, trong đoàn quân tiến về Thủ đô đấy có sự góp mặt của những cán bộ Thuế vụ Hà Nội - đó là những thành viên sớm nhất của Cục thuế Hà Nội cùng về tiếp quản Thủ đô. Sở Thuế vụ Hà Nội là tổ chức đầu tiên của cơ quan Thuế Hà Nội. Vào giai đoạn này để phục vụ cho việc hàn gắn vết thương và hồi phục nền kinh tế sau chiến tranh thì bộ máy thu thuế của Thủ đô được sát nhập vào ngành Tài chính cuối những năm 1959.
Giai đoạn năm 1975 - 1990:
Miền Nam nước ta được giải phóng hoàn toàn vào năm 1975, hai miền đất nước được thống nhất. Chính vì thế việc thu Thuế được xem là nguồn thu chính cho NSNN lúc bấy giờ. Nhờ đó, các chính sách về luật thuế được thay đổi, bổ sung và dần được ổn định hơn. Bộ máy của ngành Thuế Thủ đô ngày càng mạnh mẽ và đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ thu ngân sách được giao.
Giai đoạn những năm 1990 đến nay:
Để hiện đại hóa công tác quản lý thuế và tiến hành cải cách thuế bước 1 nhằm đáp ứng nhiệm vụ, yêu cầu thu NSNN ngày càng khó khăn, “Cục thuế Thành phố Hà Nội được tổ chức lại theo quy định TT 38 TC/TCCB ngày 25/8/1990 hướng dẫn thực hiện Nghị định 281/HĐBT ngày 08/7/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập hệ thống Thuế nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính.”
Cục Thuế thành phố Hà Nội được xây dựng trên cơ sở hợp nhất vào tháng 10/1990 với bộ máy hoạt động gồm mười ba phòng thuộc văn phòng Cục thuế, mười sáu Chi cục Thuế các quận huyện. Do thay đổi địa giới hành chính, đầu năm 1992, Cục thuế thành phố bàn giao CCT Mê Linh về Cục thuế Vĩnh Phúc và 6 Chi cục thuế về Cục thuế tỉnh Hà Tây. Lúc này, Cục thuế TP Hà Nội còn 4 Chi cục Thuế quận và 5 Chi cục thuế huyện.
Với việc BTC áp dụng cơ chế các doanh nghiệp tự kê khai, tính nộp thuế và thực hiện công cuộc cải cách thuế bước 2, trong quá trình quản lý thu thuế dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài Chính và Tổng cục Thuế, bộ máy công tác quản lý thu thuế của
Cục thuế ngày càng hoàn thiện hơn và không ngừng được củng cố để đáp ứng được
các nhiệm vụ đề ra.
Trong giai đoạn 2005- 2010, Cục Thuế Thủ đô có sự biến động về cơ cấu tổ chức bộ máy. Triển khai theo “Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 ngày 29/05/2008 của Quốc Hội khóa XII kỳ họp thứ 3 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan”, “Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 1640/QĐ-BTC ngày 28/7/2008 về việc hợp nhất các Cục thuế: Cục Thuế TP Hà Nội, Cục Thuế Hà Tây và Chi cục Thuế huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và Đội thuế liên xã gồm 4 xã thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình.” Từ sự thay đổi trong cơ chế quản lý thuế, địa giới hành chính yêu cầu bộ máy CQT cấp Cục và Chi cục Thuế phải có những đổi mới sao cho thích hợp trong việc quản lý thuế. Đến tháng 9/2009, triển khai bộ máy theo “Quyết định số 115/2009/QĐ-TT ” và “Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 ” cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tiếp tục giữ nguyên mô hình quản lý chủ yếu theo chức năng.
Thực hiện chỉ đạo của BTC và TCT trong việc sắp xếp lại bộ máy làm việc của Cục thuế TP Hà Nội để hệ thống được tinh gọn và hoạt động đạt hiệu quả cao hơn, năm 2019 theo “Quyết định số 1836/QĐ-BTC ngày 08/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế đồng thời thực hiện Quyết định số 520/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 13/4/2018 về việc phê duyệt Kế hoạch sắp xếp, hợp nhất Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố thành Chi cục Thuế khu vực”, trong thời gian từ 2018-2020, Cục Thuế TP Hà Nội đã tiến hành sắp xếp, gộp 10 Chi cục Thuế thành 5 Chi cục Thuế khu vực.
Cho đến 02/03/2020, bộ máy tổ chức của Cục Thuế TP Hà Nội hiện có 21 phòng, 25 CCT, 247 Đội thuế với khoảng 3500 cán bộ thuế. Khu vực quản lí của Cục thuế TP Hà Nội trải rộng trên toàn thành phố gồm 30 quận, huyện, thị xã với 579 đơn vị cấp xã, phường, thị trấn. Cục Thuế hiện nay đang quản lý khoảng 176.000 hộ kinh doanh, hơn 3,3 triệu MST thu nhập cá nhân và hơn 170.000 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động.
Hơn 25 năm hình thành và phát triển, Cục Thuế TP Hà Nội luôn thực hiện xuất sắc việc thu NSNN được giao đồng thời cũng là một trong những Cục thuế có số thu mỗi năm nhiều nhất cả nước. Những cống hiến của Cục thuế TP Hà Nội đã giúp Thành phố ngày càng phát triển, góp phần không nhỏ trong công cuộc thực hiện mục tiêu giữ xã hội ổn định - phát triển kinh tế trong tương lai.
Để các nhiệm vụ được giao luôn được hoàn thành, các cán bộ Cục thuế TP Hà Nội đã không ngừng cải thiện chuyên môn và nghiệp vụ, luôn là một tập thể đoàn kết, thống nhất; đồng thời Cục thuế cũng đã tinh gọn bộ máy hoạt động giúp việc vận hành được hiệu quả hơn.
Là một trong những đơn vị thực hiện xuất sắc những nhiệm vụ được giao đồng thời là một trong những cơ quan nhà nước tiên phong trong công cuộc đổi mới nên nhiều cá nhân, tập thể đã được Nhà nước phong tặng những danh hiệu cao quý như: Năm 2005 được trao tặng Huân chương Lao động hạng nhất; ba năm liên tiếp 2016- 2017- 2018 được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua; đặc biệt vào năm 2015 Cục thuế Hà Nội kỷ niệm 25 năm thành lập đã vinh dự được Chủ tịch Nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động vì đã có nhiều đóng góp trong công cuộc 10 năm đổi mới 2006-2015 và còn nhiều danh hiệu khác được trao tặng trong sự nghiệp xây dựng phát triển kinh tế nước nhà.
* Cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự
Bộ máy tổ chức của Cục thuế TP Hà Nội tính đến 02/03/2020 có 21 phòng và 25 CCT trực thuộc Cục. Khoảng 3500 cán bộ thuế và 247 đội thuế.
Các phòng thuộc Văn phòng Cục có nhiệm vụ giúp việc, tham mưu cho Cục trưởng bao gồm:
- Văn phòng
- Phòng Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế
- Phòng Kiểm tra nội bộ
- Phòng Tổ chức cán bộ
- Phòng Công nghệ thông tin
- Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế
- Phòng Kê khai và Ke toán thuế
- 10 Phòng Thanh tra - Kiểm tra
- Phòng Quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác
- Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
* Chức năng và nhiệm vụ của Cục thuế thành phố Hà Nội
“Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế được quy định cụ thể tại Quyết định số 1836/QĐ-BTC ngày 08/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, theo đó Cục Thuế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vị nhiệm vụ của cơ quan thuế quản lý thu trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Cục Thuế có các phòng, Văn phòng thuộc Cục và các Chi cục thuế trực thuộc.”
“Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng và Văn phòng thuộc Cục Thuế được quy định tại quyết định số 211/QĐ-TCT ngày 12/3/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, cụ thể chức năng nhiệm vụ chính của các phòng như sau: ”
- Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế
Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền các chính sách thuế đến người dân và doanh nghiệp; hỗ trợ giải đáp những thắc mắc của NNT trong phạm vi quản lý của Cục. Thực hiện quản lý, cấp phát hóa đơn ấn chỉ thuế cho các cá nhân, tổ chức, các đơn vị trong và ngoài ngành thuế.
- Phòng Kê khai và Kế toán thuế
Thực hiện quản lý việc đăng kí, kê khai, tính nộp thuế của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đồng thời cũng quản lý công tác hoàn thuế, khấu trừ, miễn thuế; kế toán thuế; thống kê thuế trong phạm vị quản lý của Cục thuế.
- Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Có chức năng quản lý nợ thuế, tiền thuế chậm nộp, thêm thời hạn nộp thuế cho các doanh nghiệp chậm nộp. Xem xét những trường hợp được xóa tiền nợ thuế, khổng phải nộp tiền phạt do chậm nộp thuế. Thực hiện công tác cưỡng chế thu nợ thuế, thu tiền nộp phạt do chậm nộp thuế
- Phòng Thanh tra - Kiểm tra
Có nhiệm vụ thanh - kiểm tra NNT, thực hiện công tác kiểm tra việc kê khai thuế, phát hiện những vi phạm gian lận thuế, trốn tránh việc nộp thuế để đưa ra
biện pháp xử lý đồng thời cũng lên kế hoạch dự toán số thu thuế đối với NNT trong phạm vi quản lí.
- Phòng Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế
Thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch và tiền hành việc dự toán số thu NSNN được giao mỗi năm. Thực hiện hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, các chính sách về thuế và thực hiện công tác pháp chế trong phạm vi quản lí của Cục thuế.
- Phòng Quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác
Tổ chức tiến hành lập kế hoạch thu thuế đối với NNT, hướng dẫn triển khai nghiệp vụ, các bước quản lý thuế đối với các cá nhân, hộ kinh doanh và thu khác. Thực hiện việc hoàn thuế TNCN, miễn giảm thuế TNCN.
- Phòng Kiểm tra nội bộ
Tổ chức thực hiện chỉ đạo công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính nghiêm minh, trong sạch của CQT và cán bộ thuế. Tiến hành giải quyết những vấn đề liên quan đến việc chấp hành công vụ và giải quyết các khiếu nại trong nội bộ cơ quan thuế, giữ sự trong sạch cho CQT và cán bộ thuế trong phạm vy quản lí của Cục trưởng Cục thuế.
- Phòng Công nghệ thông tin
Vận hành và quản lý các trang thiết bị công nghệ thông tin trong cơ quan, triền khai, hỗ trợ và hướng dẫn các cán bộ trong cơ quan sử dụng các ứng dụng phần mềm công nghệ tin học phục vụ việc quản lý thuế.
- Phòng Tổ chức cán bộ
Có nhiệm vụ quản lý nhân sự, tiền lương, biên chế cán bộ trong cơ quan thuế, tổ chức thực hiện những buổi đào tạo cho cán bộ thuế. Tiến hành các quyết định khen thưởng trong công tác thi đua ở CQT.
- Văn phòng
Thực hiện triển khai các quy chế, nội quy làm việc trong cơ quan thuế, tổ chức và điều hành công việc văn thư, hành chính. Kiểm soát thủ tục hành chính,
STT Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2020/2019 +/- % +/- %
quản lý hệ thống chất lượng ISO; cải cách hành chính; lên kế hoạch, thực hiện tổng kết nhiệm vụ công tác thuế trong năm của Cục thuế.
- Phòng Tài vụ - Quản trị - Ân chỉ
Thực hiện công việc quản lý tài chính; quản lý việc in ấn chỉ thuế theo phạm vi được phân công; quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý hóa đơn tự in của đối tượng nộp thuế; quản lý ấn chỉ thuế trong toàn Cục thuế.
- Phòng Quản lý các khoản thu từ đất
Thực hiện việc quản lý các khoản thuế từ đất, quản lý việc nộp thuế đất của đối tượng nộp thuế trong phạm vi quản lý của Cục thuế.
2.1.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của Cục thuế TP Hà Nội giai đoạn
2018 - 2020.
Cục thuế TP. Hà Nội luôn cố gắng thực hiện tốt những nhiệm vụ đã đặt ra. Nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước luôn vượt dự toán được giao đồng thời tích cực đề ra các biện pháp nhằm giúp cho việc quản lý thuế càng ngày càng hiện đại hơn.
- Về nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước: Năm 2018 Cục thuế TP Hà Nội đã hoàn thành với một kết quả vượt mức dự toán là 226.785 tỷ đạt 104% so với dự
toán; năm 2019 số thu NSNN đạt 252.179 tỷ, so với dự toán đạt 102,9% tức tăng
15% so với số thu 2018. Năm 2020 mặc dù tình hình kinh tế trong nước và
quốc tế
có những biến động lớn do đại dịch Covid-19 nhưng số thu của ngân sách nhà
nước vẫn đạt 267.585 tỷ đồng, đạt 102,8% so với dự toán và tăng 6,6% so
Bảng 2.1: Kết quả số thu của Ngân sách nhà nước tại Cục thuế TP Hà Nội